Hôm nay,  

Hỏi Đáp Luật Pháp

03/03/200200:00:00(Xem: 4432)
Hỏi (ông Trần Trung D.T): Cách đây chừng 4 tuần lễ, con tôi đã bị cảnh sát bắt giữ tại trạm xe lửa vào lúc 10 giờ đêm. Sau đó cháu bị đưa về trạm cảnh sát để thẩm vấn. Vào lúc thẩm vấn, mặc dầu cháu hiểu được tiếng Anh, cảnh sát vẫn gọi thông dịch viên Việt Nam lại để giải thích cho cháu rõ về các tội trạng mà cháu bị cáo buộc.

Cháu cho biết rằng, cháu hiểu tất cả những câu hỏi mà cảnh sát đã đặt ra nhưng cháu không muốn trả lời, vì thực tình cháu không biết gì về các tội trạng mà hiện giờ cháu bị cáo buộc.

Sau khi thông dịch viên được gọi đến để dịch cho cháu hiểu về những câu hỏi cũng như tội trạng mà cháu sẽ bị cáo buộc, cháu vẫn khăng khăng không chịu trả lời những câu hỏi do cảnh sát đặt ra vào lúc thẩm vấn tại đồn cảnh sát.

Cuối cùng cháu bị cáo buộc về tội cướp và tội cung cấp bạch phiến.

Cháu hiện được tại ngoại hầu tra và chờ ngày xét xử.

Một người khác đã bị bắt trước đó và cùng bị cáo buộc những tội trạng tương tự và hiện đang bị giam giữ chờ ngày xét xử.

Cháu chưa bao giờ bị tù trước đây, ngoại trừ cháu bị phạt tiền về tội ăn cắp đồ trong cửa tiệm và một lần bị mời về đồn cảnh sát vì bị nghi ngờ là bán bạch phiến, nhưng sau đó cháu chỉ bị cảnh cáo suông và được thả.

Cháu cho biết là cháu không biết gì về các tội trạng đã bị cáo buộc vì thế cháu không thể khai báo hoặc nói gì trước tòa được. Xin LS cho biết là nếu cháu vẫn giữ im lặng vào lúc xét xử thì cháu có được tha hay không"

Trả lời: Theo sự quy định của "hình luật" (criminal law), "quyền tiếp tục giữ im lặng" [quyền không trả lời các câu hỏi được đặt ra] (the right to remain silent) cần phải được phân biệt trong hai tình huống: 1) "giai đoạn tiền xử án" (pre-trial stage) lúc mà "nghi can" (suspect) có thể hành xử quyền hạn này; và 2) "vào lúc xét xử" (at the trial) khi mà quyền này được xử dụng bởi "bị cáo" (accused).

Khi bị cáo hành xử "quyền tiếp tục giữ im lặng", thông thường thì điều này được hiểu là bị cáo không muốn "tự cáo buộc mình" (self-incrimination) chứ không nên hiểu theo "nghĩa hạn hẹp" (the narrow sense = [nghĩa đen: literal sense]) của thuật từ này là bị cáo không thích khai báo.

Khái niệm về việc không thể "tự cáo buộc mình" đã được phản ảnh trong các "hệ thống đối tụng" (adversarial system); theo đó hình luật đã dựa trên nguyên tắc căn bản rằng người trưng dẫn là có sự vi phạm về hình sự thì phải đưa ra bằng chứng để chứng minh về sự vi phạm đó; rằng công tố việc phải trưng dẫn bằng chứng để chứng minh rằng bị cáo đã vi phạm một tội phạm hình sự "mà không còn gì để nghi ngờ nữa" (beyond reasonable doubt); và rằng bị cáo không bao giờ có thể bị cưỡng bách phải thừa nhận những tội trạng đã bị cáo buộc.

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu "quyền tiếp tục giữ im lặng" sẽ bị tòa, công tố viện hoặc bồi thẩm đoàn đưa ra những sự suy đoán bất lợi cho con ông vào lúc xét xử hay không" Liệu sự im lặng đó sẽ ảnh hưởng đến những bằng chứng được trưng dẫn vào lúc xét xử hay không" Trong tình huống nào thì những sự suy đoán bất lợi cho con ông sẽ được tòa đưa ra vào lúc xét xử" Hoặc liệu việc tiếp tục không chịu đưa ra bằng chứng và những lời khai có thể làm cho tòa hoặc công tố viện cho rằng đó là bằng chứng của sự phạm tội hay không"

Để bảo vệ "quyền im lặng" [quyền không trả lời cuộc thẩm vấn] (the right of silence) của bị cáo, luật lệ của các quốc gia dân chủ thường quy định rằng cảnh sát phải cảnh báo cho các nghi can rằng họ có quyền không trả lời những câu hỏi do cảnh sát đặt ra, tuy nhiên, những gì mà nghi can trả lời sẽ được đưa ra trước tòa như là những bằng chứng. Nếu cảnh sát không chịu cảnh báo cho nghi can về điều này trước khi bắt đầu cuộc thẩm vấn thì nghững lời khai báo hay sự thú tội của nghi can sẽ không được đưa ra trước tòa như là những bằng chứng để kết tội nghi can.

Vào lúc xét xử, bị cáo vẫn được quyền tiếp tục giữ im lặng nếu bị cáo muốn như thế.

Trong vụ Chính Quyền truy tố Butterwasser được xét xử tại Anh Quốc. Trong vụ đó, tòa đã đưa ra nguyên tắc rằng nếu bị cáo không muốn đưa ra những "lời khai hữu thệ trước tòa" (testimony) hoặc đưa ra những lời khai liên hệ đến "tánh hạnh, [bản sắc]" (character) của mình, thì tòa án sẽ không chấp nhận các "bằng chứng về tánh hạnh" (character evidence) hoặc các bằng chứng liên hệ đến "tiền án" (previous convictions) mà công tố viện muốn trưng dẫn trước tòa.

Tuy nhiên, nếu "bị cáo" không chịu đưa ra "các lời khai hữu thệ trước tòa", nhưng đưa ra những lời khai để chứng tỏ rằng mình là một người có "tánh hạnh tốt" (good character) và gọi nhân chứng ra trước tòa để chứng minh về tánh hạnh tốt đó của mình, thì theo nguyên tắc của hình luật "bị cáo" đã tự đặt mình vào trạng huống để cho công tố viện trưng dẫn bằng chứng để tòa xét đoán về tánh hạnh của mình.

Theo đó, nguyên tắc cơ bản của "án lệ" (common law) sẽ được áp dụng. Điều này có nghĩa rằng, nếu "bị cáo" vẫn tiếp tục giữ im lặng vào lúc xét xử thì công tố viện không có quyền trưng dẫn các bắng chứng liên hệ đến "tiền án" hoặc bị cáo có "tánh hạnh xấu" (bad character) ra trước tòa.

Tuy nhiên, một khi "bị cáo" cho rằng mình là người có "tánh hạnh tốt" thì tòa sẽ chấp nhận những bằng chứng mà công tố viện sẽ đưa ra để chứng minh rằng "bị cáo" là người có "tiền án" và có "tánh hạnh xấu xa".

Trong mọât vài trường hợp sự im lặng của "bị cáo" có thể cấu thành bằng chứng để bồi thẩm đoàn suy đoán và kết tội "bị cáo" như đã được xét xử trong vụ Weissensteiner kháng kiện Chính Quyền (1994).

Trong vụ đó, "bị cáo" đã bị buộc tội giết 2 người và ăn cắp một chiếc thuyền do một trong hai nạn nhân làm chủ. Người ta đã không tìm thấy được thi thể của hai nạn nhân. "Bị cáo" không chịu đưa ra bất cứ lời giải thích nào, và chứng cớ cho thấy rằng bị cáo đã đánh cắp và một mình chèo thuyền đi. Công tố viện chỉ dựa vào "bằng chứng hiện trạng" (circumstancial evidence) vì không thể tìm thấy thi thể của các nạn nhân. "vị thẩm phán tọa xử" (trial judge) đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn trước khi luận tội rằng bồi thẩm đoàn có thể suy đoán để kết tội "bị cáo" về việc "bị cáo" không chịu đưa ra những lời khai đối với các sự kiện liên hệ mà "bị cáo" nhận thức được và trong sự hiểu biết của "bị cáo".

"Bị cáo" đã kháng án vì cho rằng vị chánh án tọa xử đã sai lầm trong việc đưa ra lời hướng dẫn đó cho bồi thẩm đoàn.

Tối Cao Pháp Viện Liên Bang, 5 trong 7 vị Thẩm Phán, đã cho rằng "vị thẩm phán tọa xử" (trial judge) đã không sai lầm khi đưa ra lời hướng dẫn đó cho bồi thẩm.

Dựa vào nguyên tắc luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng "nghi can" cũng như "bị cáo" có quyền chọn không trả lời bất cứ câu hỏi nào vào lúc bị thẩm vấn tại cảnh sát cuộc cũng như lúc xét xử.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, việc "bị cáo" có bị kết buộc tội trạng đã bị cáo buộc hay không còn tùy thuộc vào các bằng chứng khác được trưng dẫn bởi công tố viện cũng như các đồng bị can khác vào lúc xử án.

Tôi đề nghị ông nên đến gặp LS của ông để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.