Hôm nay,  

Ân Xá Qt: Hành Động Khẩn Để Cứu Nhà Sư Trí Lực

15/08/200300:00:00(Xem: 4348)
HÀ NỘI - Nhà sư Thich Trí Lực 49 tuổi, được cấp quy chế tị nạn LHQ tại Cambodia, bị cưỡng bách hồi hương, sẽ bị chế độ CSVN đưa ra tòa. Và Văn Phòng Cao Ủy LHQ khi trả lời phỏng vấn của bà Ỷ Lan đã nói là LHQ sẽ trợ giúp pháp lý cho Thượng Tọa -- người đang hưởng quy chế tị nạn do LHQ câáp.
Theo bản tuyên bố của giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất, thượng tọa Thich Trí Lực đã bị bắt cóc đưa về VN - giáo hội đã gửi thư cho Thủ Tướng và các nhà lãnh đạo CSVN, đòi trả tự do.
Vẫn theo nguồn tin giáo hội, gia đình thượng tọa Trí Lực đã nhận được văn thư của Uûy Ban nhân dân Saigon mời xuất hiện tại phiên tòa xử thượng tọa, ban đầu định là ngày 1-8 nhưng đã hoãn lại, chưa rõ đến ngày nào.
Đại diện của tổ chức Human Rights Watch nói "khuyên khich cưỡng bách hồi hương, bắt bớ và giam giữ 1 người tị nạn chính trị là chính quyền VN vi phạm luật quốc tế về quyền tị nạn".
Tại thủ đô Phnom Penh, nữ phát ngôn viên Cao Uûy nhân quyền LHQ hôm thứ năm cho biết nhà sư VN đã được ban cấp quy chế tị nạn, quy chế ấy không bị thu hồi dù cho ông hiện ở VN.
Theo giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, thượng tọa Trí Lực biến mất tối 25-7 cùng với 1 người VN vô danh. Bộ ngoại giao của chính phủ mẹ mìn CSVN từ chối bình luận.
Mặt khác, trong bản tin do Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến hôm thứ năm có ghi nhận:
“Trước sự báo động khẩn trương của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, 2 Văn phòng Cao ủy Tị nạn LHQ tại Nam Vang và Bangkok qua các Viên chức điều hành vùng Á châu Thái Bình Dương (Mèrceditas Brillantes và Hitoshi Mise) đã hồi âm hôm 8 rồi 13.8.2003 cho ông Võ Văn Ái rằng: "Cao ủy Tị nạn LHQ tại Nam Vang luôn quan tâm đến số phận TT. Thích Trí Lực vì đó là trách nhiệm bảo vệ của chúng tôi. Do đây là một trường hợp nghiêm trọng, nên chúng tôi quyết định nhờ Cao ủy Tị Nạn LHQ Trung ương ở Genève của chúng tôi qua vị Giám đốc Quốc tế Bảo vệ Người Tị nạn xử lý hồ sơ" và "Dù rằng TT. Thích Trí Lực hiện ở trên quê hương của Thượng tọa, nhưng Cao ủy Tị nạn LHQ e rằng Thượng tọa đã bị cưỡng bức hồi hương và lo ngại cho sự an ninh cùng sức khỏe của Thượng tọa. Chúng tôi có thể xác nhận với ông rằng Cao ủy Tị nạn LHQ đặc trách Vùng Á châu Thái bình dương, bao gồm cả Việt Nam, và có trụ sở tại Bangkok, đã can thiệp với Nhà cầm quyền Việt Nam về trường hợp của Thượng tọa và không ngừng theo dõi hoàn cảnh của Thượng tọa".
Cũng theo bản tin của PTTPGQT, “Dân biểu Quốc hội Âu châu, Olivier Dupuis, nhận được tin thông báo, đã tức khắc chất vấn Hội đồng Châu Âu tại thủ đô Bruxelles hôm thứ ba, 12.8, vừa qua. Gọi là lời chất vấn, nhưng thực chất là một thúc đẩy cấp bách bắt Liên hiệp Âu châu phải can thiệp giải vây cho TT. Trí Lực.”
Dưới đây là cuộc phỏng vấn đặc biệt về tình hình này, theo bản tin đó.
...Nhà văn Ỷ Lan đã phỏng vấn ông Kris Janowski, Phát ngôn nhân Cao ủy Tị nạn LHQ ở Genève và ông Daniel Alberman, Phụ trách Đông Nam Á của tổ chức Ân Xá Quốc tế tại Luân Đôn, cũng như dịch ra Việt ngữ câu chất vấn của Dân biểu Quốc hội Âu châu Olivier Dupuis. Cuộc phỏng vấn đăng tải dưới đây đã được Đài Á châu Tự do phát về Việt Nam vào lúc 21 giờ ngày 13.8.2003....
Cao ủy Tị nạn LHQ, Ân xá Quốc tế và Dân biểu Olivier Dupuis lên tiếng về vụ TT. Thích Trí Lực.
Tại thủ đô Brussels hôm thứ ba, 12 tháng 8, dưới đề mục "Tăng sĩ Thích Trí Lực bị bắt cóc tại Nam Vang cách đây một năm, nay bỗng xuất hiện trong nhà tù Việt Nam", Dân biểu Quốc hội Âu châu, Olivier Dupuis, đã chất vấn Hội đồng Châu Âu như sau :
"Cách đây đúng một năm, tôi đã báo động Hội đồng Châu Âu về sự mất tích của Tăng sĩ Phật giáo Thích Trí Lực tại Nam Vang. Thượng tọa là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thế danh Phạm Văn Tưởng, 49 tuổi, trải qua nhiều năm tù tội, quản thúc, sách nhiễu kể từ năm 1992. Thượng tọa được Cao ủy tị nạn LHQ tại Nam Vang cấp thẻ tị nạn chính trị cuối tháng 6 năm 2002. Nhưng đêm 25 tháng 7 năm ngoái đã bị một nhóm người lạ mặt đến bắt cóc.
"Hôm nay đây, Tăng sĩ Thích Trí Lực vừa xuất hiện, không phải trong cương vị một con người tự do được LHQ bảo vệ, mà như một tù nhân chờ phiên xét xử trong nhà ngục Việt Nam. Theo tin của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cho biết, thì gia đình Thượng tọa vừa được giấy mời tham dự phiên tòa xét xử vào ngày 1 tháng 8, nhưng phiên xử bị hoãn vào phút chót. Hiện thân nhân không biết Thượng tọa bị giam giữ nơi nào. Một cuộc giam giữ bí mật suốt 12 tháng ròng như thế là bất hợp pháp, không những gây áp lực tinh thần và thể xác, mà còn nhạo báng tính công chính của phiên tòa khi Thượng tọa không được tiếp xúc với một luật sư để chuẩn bị cho sự biện hộ.
"Xin hỏi rằng : - Hội đồng Châu Âu có biết tin Thượng tọa Thích Trí Lực bị bắt cóc và cưỡng bức đưa về Việt Nam, dù đã được quyền tị nạn chính trị, và bị giam cầm bí mật suốt một năm qua hay không " - Hội đồng Châu Âu có được thông báo về những lời buộc tội Thượng tọa hay không " - Hội đồng Châu Âu có nhờ đại diện tại Hà Nội đến thăm nuôi Thượng tọa và tham dự phiên tòa sắp tới hay không " - Hội đồng Châu Âu sẽ vận động như thế nào để ngăn chận những vi phạm liên tục của hai nhà cầm quyền Cam Bốt và Việt Nam đối với các tiêu chuẩn quốc tế trong việc quản lý quy chế người tị nạn, đặc biệt đối với nguyên tắc "bất hồi hương" những người mà tự do bị đe dọa trên quê hương họ vì lý do tôn giáo, chủng tộc hay chính kiến " - Hội đồng Châu Âu có cho rằng cần áp dụng biện pháp chế tài hay không, dựa trên nền tảng của "điều ước nhân quyền" trong Hiệp ước Hợp tác Kinh tế giữa Liên Hiệp Âu châu với Việt Nam, giữa Liên hiệp Âu châu với Cam Bốt trước những vi phạm như thế của nhà cầm quyền Hà Nội và nhà cầm quyền Nam Vang ""
Tuần trước, hai ông Sidiki Kaba và Võ Văn Ái đã nhân danh hai Tổ chức Nhân quyền quốc tế, là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam ký thư chung gửi nhà cầm quyền Hà Nội yêu sách trả tự do cho Thượng tọa Thích Trí Lực. Để tìm hiểu công luận quốc tế, chúng tôi phỏng vấn ông Kris Janowski, Phát ngôn nhân Cao ủy Tị nạn LHQ ở Genève và ông Daniel Alberman, Phụ trách Đông Nam Á của tổ chức Ân Xá Quốc tế tại Luân Đôn.
Ỷ Lan : Xin chào ông Kris Janowski. Chúng tôi muốn được hỏi thăm về trường hợp Thượng tọa Thích Trí Lực, một nhà sư Việt Nam bị bắt cóc tại Nam Vang vào cuối tháng 7 năm ngoái, sau khi được Cao ủy Tị nạn LHQ tại Nam Vang cấp thẻ tị nạn chính trị. Cao ủy Tị nạn LHQ có biết tin Thượng tọa Trí Lực vừa xuất hiện trong nhà tù Việt Nam và sắp bị đưa ra xét xử hay không "

Kris Janowski : Trên mặt chính thức, thì chúng tôi không biết, trong nghĩa nhà cầm quyền Việt Nam không thông báo cho chúng tôi vụ này. Nhưng chúng tôi được tin qua các cơ quan truyền thông. Chúng tôi làm được gì, và sẽ làm gì trong tức khắc ư" Chúng tôi sẽ viết ngay thư gửi nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu cho Thượng tọa Thích Trí Lực được đối xử công bằng trong bất cứ thủ tục pháp lý nào mà họ muốn đem ra thi hành. Chúng tôi sẽ theo dõi sự phát triển của vụ này, và căn bản là giúp đỡ trên mặt pháp lý nếu Thượng tọa Thích Trí Lực yêu cầu.
Ỷ Lan : Thượng tọa Thích Trí Lực được LHQ bảo vệ khi bị bắt cóc, bị cưỡng bức hồi hương rồi bị bỏ tù tại Việt Nam. Điều này có trái chống với luật pháp quốc tế không, thưa ông "
Kris Janowski : Đương nhiên là vi phạm luật tị nạn quốc tế, khi bắt một người đã được Cao ủy Tị nạn LHQ công nhận quyền tị nạn chính trị, rồi dẫn độ người ấy trở về với nguyên trạng bị đàn áp trước đây. Và điều này đã xẩy ra cho Thượng tọa Thích Trí Lực.
Ỷ Lan : Trong thực tế Cao ủy Tị nạn LHQ tính can thiệp như thế nào "
Kris Janowski : Trước hết chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chứng tỏ rằng phiên tòa xét xử được vô tư và công bằng trong mọi hoàn cảnh, và cung cấp cho Thượng tọa Thích Trí Lực mọi giúp đỡ pháp lý theo yêu sách của Thượng tọa trên phương diện bào chữa và biện hộ.
Và sau đây là cuộc phỏng vấn tổ chức Ân Xá Quốc tế tại Luân Đôn :
Ỷ Lan : Thưa anh Daniel Alberman, Ân xá Quốc tế vừa tung chiến dịch "Hành động Khẩn" cho trường hợp Tăng sĩ Phật giáo Thích Trí Lực. Xin anh cho biết "Hành động Khẩn" này là gì và nhắm đến ai "
Daniel Alberman : Mỗi "Hành động Khẩn" thường làm dấy lên hàng nghìn bức thư gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam qua đường bưu điện hay Fax. Sau đó, từng phân bộ Ân xá Quốc tế tại các quốc gia quyết định các hành động thù ứng cho mỗi trường hợp. Theo chỗ tôi biết, thì hiện nay Ân xá Quốc tế tại Úc châu đang ở cao điểm của chiến dịch hậu thuẫn cho Nhân quyền tại Á châu. Họ sẽ đặc biệt quan tâm đến trường hợp của Thượng tọa Thích Trí Lực trong vài tuần lễ tới. "Hành động Khẩn" mà chúng tôi vừa tung ra là một lời kêu gọi gửi đến toàn thể thành viên Ân xá Quốc tế trong toàn thế giới để yêu cầu họ viết thư gửi hai nhà cầm quyền Việt Nam và Cam Bốt nói lên trường hợp của Thượng tọa Thích Trí Lực. Đây là tin tức cập nhật tiếp theo "Hành động Khẩn" thứ nhất mà chúng tôi đã tung ra ngay sau khi Thượng tọa mất tích hồi tháng 7 năm ngoái. Sau khi được thông tin về sự kiện Thượng tọa bị giam cầm tại Việt Nam và gia đình vừa nhận được giấy mời đến dự phiên tòa xét xử, chúng tôi liền tung ra "Hành động Khẩn" thứ hai hôm nay. Hiển nhiên là chúng tôi quan tâm đến sự kiện biệt vô âm tín của Thượng tọa từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 7 năm nay. Quả thật, là hai nhà cầm quyền Cam Bốt và Việt Nam từng tuyên bố là họ không hề biết Thượng tọa ở đâu.
Ỷ Lan : Mặc dù trong thực tế Thượng tọa bị giam cầm tại Việt Nam suốt 12 tháng qua"
Daniel Alberman : Vâng, sự thực là như thế. Điều quan tâm thứ nhất của chúng tôi hiện nay, là thân nhân không được tiếp xúc với Thượng tọa, chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe và điều kiện giam giữ Thượng tọa. Điều đầu tiên chúng tôi yêu cầu các thành viên của chúng tôi, là đòi hỏi nhà cầm quyền cho biết nơi giam giữ, cho phép gia đình được thăm nuôi và Thượng tọa được gặp gỡ luật sư biện hộ và được chăm sóc thuốc men nếu Thượng tọa cần.
Ỷ Lan : Trong Hành động Khẩn, Ân xá Quốc tế quy trách nhiệm cho nhà cầm quyền Cam Bốt đã vi phạm Công ước Tị nạn LHQ năm 1951, đặc biệt là nguyên tắc "bất hồi hương" những ai bị đàn áp nhân quyền trên quê hương họ. Thế nhưng trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam là gì " Trong vụ này, Việt Nam có vi phạm luật quốc tế không " Ân xá Quốc tế đòi hỏi gì ở nhà cầm quyền Việt Nam "
Daniel Alberman : Xin phép cho tôi sửa lại cách chị đặt vấn đề. Hiện chúng ta chưa biết Cam Bốt vi phạm nghĩa vụ quốc tế như thế nào, chúng ta chưa biết trong hoàn cảnh nào Thượng tọa Thích Trí Lực bị mất tích, những câu hỏi này cần được làm sáng tỏ. Hiển nhiên, khi Thượng tọa Thích Trí Lực bị đem ra xét xử tại Việt Nam, chúng tôi cần biết rõ Thượng tọa bị bắt ở đâu, có bị bắt theo một trát lệnh quốc tế nào không" Tùy theo cách trả lời hai chi tiết ấy, mà chúng ta đánh giá Việt Nam vi phạm luật quốc tế và luật quốc gia như thế nào. Không cho phép Thượng tọa tiếp xúc với thân nhân đã là một vi phạm luật quốc tế. Chúng tôi kêu gọi sự minh bạch trong trường hợp của Thượng tọa. Chúng tôi cũng cần biết Thượng tọa bị buộc tội gì, cũng như trong hoàn cảnh nào Thượng tọa bị mất tích. Và chúng tôi đòi hỏi phiên xử được công khai, với sự tham dự của quần chúng, kể cả các quan sát viên ngoại quốc.
Ỷ Lan : Nhiều năm trước, Ân xá Quốc tế đã công nhận Thượng tọa Thích Trí Lực là một tù nhân vì lương thức (prisoner of conscience), và đã vận động bền bỉ cho Thượng tọa. Ân xá Quốc tế có tính làm gì khác ngoài Hành động Khẩn hôm nay "
Daniel Aiberman : Chị nói đúng, Ân xá Quốc tế đã tuyên xưng Thượng tọa Thích Trí Lực là người tù vì lương thức từ năm 1992, khi Thượng tọa bị bắt lần đầu. Đây là lý do vì sao chúng tôi rất quan tâm đến Thượng tọa và chúng tôi tiếp tục triển khai sự quan tâm này. Tôi nghĩ rằng, hoặc nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phản hồi yêu sách của chúng tôi, hoặc sẽ minh bạch hóa trước công chúng về những chi đã xẩy ra trong trường hợp của Thượng tọa. Tùy theo sự trả lời của nhà cầm quyền Việt Nam, Ân xá Quốc tế sẽ quyết định những hành động kế tiếp. Như tôi đã trình bày, chắc chắn là chúng tôi yêu sách các điều sau đây : công bố các lời buộc tội Thượng tọa, phiên xử phải công khai, các quan sát viên ngoại quốc phải được tham dự phiên tòa để xem xét các tiêu chuẩn quốc tế có được áp dụng hay không. Nghĩa là chúng tôi muốn biết rành mạch chuyện gì sẽ xẩy ra. Đây là một trường hợp đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi, chúng tôi vô cùng quan tâm về hoàn cảnh xẩy ra chung quanh vụ Thượng tọa mất tích tại Nam Vang. Có thể là Cam Bốt đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế chiếu theo Công ước Tị nạn LHQ trên bình diện luật pháp quốc tế nói chung, khi Cam Bốt tạo ra sự "mất tích" của Thượïng tọa Thích Trí Lực, mà cũng có thể là Cam Bốt thông đồng với Việt Nam hoặc là cho phép nhà cầm quyền Việt Nam dẫn độ Thượng tọa về nước. Điều này chúng tôi cực kỳ quan tâm theo dõi để xem mọi biến thái của sự việc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.