Hôm nay,  

Chuyện Dài Di Dân

13/04/200600:00:00(Xem: 6175)
- Đa số dân Mỹ cho rằng di dân là vấn đề trầm trọng chẳng kém gì chiến tranh Iraq. Từ hơn một tuần qua các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều thành phố lớn, có nơi hàng chục ngàn nguời đã xuống đường, đa số là di dân gốc Mễ đòi hỏi quyền cho di dân bất hợp pháp và phản đối sự trừng phạt những người này. Mỹ không thiếu gì những khó khăn đối nội cũng như đối ngoại, tại sao lại chọn đúng lúc này để làm nẩy ra vấn đề di dân lậu vô cùng phức tạp" Nguyên nhân vì năm nay là năm bầu cử Quốc hội, và khi đã có bầu cử là có tranh chấp, không phải chỉ giữa hai chính đảng mà cả sự xung đột quyền lợi của các tập đoàn và phe nhóm.

Trong dân chúng cũng có sự chia rẽ về vấn đề di dân lậu. Một số lớn cho rằng không thể "ân xá" cho tất cả dân nhập lậu vì làm như vậy là phản lại truyền thống của Mỹ mở rộng vòng tay đón những người đến nước này hợp pháp. Nhưng một số cũng không nhỏ nói trừng phạt tất cả những di dân lậu đến nước này từ lâu và đang làm ăn lương thiện để nuôi gia đình của họ là thiếu đức độ và trái với truyền thống cởi mở bao dung của nước Mỹ. Trong số những người biểu tình phản đối, có cả những thành phần di dân hợp pháp đòi hỏi quyền lợi cho những sắc dân thiểu số này. Vậy xá tội hay không xá tội" Vấn đề không có lời giải đáp đơn giản. Nạn di dân lậu không phải mới lạ với nước Mỹ. Năm 1980, Mỹ đã ước lượng có 3 triệu dân cư ngụ bất hợp pháp. Năm 1986 số người này lên đến 4 triệu và TT Ronald Reagan tìm giải pháp, ký lệnh ân xá cho 2.7 triệu người. Số di trú bất hợp pháp có giảm sau đó, nhưng đến năm 1990 con số này lại bắt đầu tăng và tăng mạnh liên tục, để đến năm 2005 số cư trú bất hợp pháp lên đến 11.1 triệu người. Bây giờ báo chí Mỹ nói đến con số 12 triệu.

Hồi tháng 12 năm 2005, Hạ Viện Mỹ đã thông qua một dự án luật bao quát nhiều mặt về di trú, trong đó có những khoản nghiêm ngặt như xây dựng hai lần rào cản kiên cố khoảng 700 dặm dễ bị xâm nhập nhất trên đường ranh giới Mỹ và Mễ Tây Cơ, đồng thời tuyên bố bất cứ ai cư ngụ bất hợp pháp ở bên này lằn mức đều bị coi là tội phạm. Dư luận di dân nhập lậu bắt đầu xôn xao, nhất là những người đã cư ngụ trái phép từ lâu. Nhưng còn phải chờ Thượng viện biểu quyết mới thành luật và người ta hy vọng có sự sửa đổi ở đây. Vào cuối tháng 3 năm nay Thượng viện chuẩn bị thảo luận giữa lúc những luồng dư luận tương phản đã trở thành tranh cãi sôi nổi. Vào lúc đó có tin nói Ủy ban Tư pháp TV đã tạo được sự dung hòa đồng thuận và sẽ đưa dự luật ra trước Thượng viện để biểu quyết. Không ngờ kế hoạch bất thành, sự đồng thuận ở Ủy ban tan vỡ vào giờ chót chỉ vì những chi tiết nhỏ trong đạo dự luật dài đến hàng trăm trang giấy. Thượng Viện không họp nữa và các vị Nghị sĩ bỏ đi nghỉ mát hai tuần. Đây cũng là thời điểm các vụ biểu tình bùng nổ.

Các chi tiết tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng và phức tạp, khó xác định cho rõ. Thí dụ ấn định ân xá cho những di dân bất hợp pháp đã ở Mỹ trong bao lâu để mở đường cho họ tiến đến việc trở thành công dân Mỹ, làm thế nào kiểm tra được tất cả các cư dân bất hợp pháp, những người mới ở ngắn hạn sẽ bị bắt đưa ra tòa để trục xuất chăng" Chương trình mở cửa đón công nhân bên ngoài đến Mỹ làm việc tạm thời trong bao lâu và sẽ được kiểm soát như thế nào. Ngoài ra vấn đề rào cản ở biên giới cũng có những ý kiến không đồng nhất về nhiều điểm. Theo một cuộc thăm dò dư luận cuối tuần trước của USA Today/Gallup Poll được công bố tuần này, đa số người được hỏi muốn có luật ghi là tội phạm đối với người ngoại quốc di trú bất hợp pháp ở Mỹ và phạt cả những người Mỹ nào đã giúp những di dân bất hợp pháp khi họ đến Mỹ. Tuy nhiên có đến gần 2/3 số người được hỏi nói nên cho phép những người đã đến đây bất hợp pháp được ở lại và trở thành công dân Mỹ nếu họ hội đủ một số điều kiện trong thời gian họ đã sống ở đây.

Đặc biệt 8 trong số 10 người nói vấn đề di dân bất hợp pháp đã "vuợt ra ngoài sự kiểm soát" của chính phủ và hơn 90% nói điều quan trọng là chính phủ phải tìm ngay các biện pháp nội trong năm nay để kiểm soát biên giới và đối phó với những di dân bất hợp pháp đang trú ngụ ở Mỹ. Tuy nhiên phần lớn dân Mỹ lại tỏ vẻ hoài nghi về thành quả các biện pháp. 60% nói bất luận chính phủ làm thế nào, một số "đáng kể" di dân lậu vẫn vào được nước này. Vẫn theo cuộc thăm dò trên, 84% cho rằng cách hữu hiệu nhất là thiết lập những hình phạt thật nặng đối với những cơ sở kinh doanh sử dụng di dân bất hợp pháp. Cũng con số nói trên nhận định chính phủ nên tăng cường thật nhiều lính tuần biên để lấp những lỗ hổng ở biên giới.

Trong lúc vấn đề trở thành nóng bỏng như vậy, đáng tiếc Thượng viện đã đi nghỉ trong 2 tuần. Nhưng điều này cũng dễ thông cảm, vì các vị Nghị sĩ có họp cũng chẳng làm được gì hơn ngoài việc chờ đợi một sự đồng thuận vững chắc ở Ủy ban Tư pháp. Vấn đề rất phức tạp không thể trong thời gian ngắn giải quyết xong. Trong khi chờ đợi, các cuộc biểu tình đòi quyền cho di dân bất hợp pháp có thể còn kéo dài. Các dân biểu nghị sĩ Quốc Hội Mỹ thuộc hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều có những thành phần cử tri rất mạnh ủng hộ sự thỏa hiệp ở Thượng viện về việc gia tăng số di dân tạm thời coi như công nhân ngoại quốc được mời đến làm việc và cho phép một số lớn di dân bất hợp pháp được trở thành hợp pháp. Các thành phần có khả năng xúc tác đó gồm có Phòng Thương mại Mỹ, các tổ chức kinh doanh cần công nhân lao động, một số nghiệp đoàn muốn tổ chức các công nhân đó và các nhóm tranh đấu cho dân quyền.

Chúng tôi thiết nghĩ trước mắt việc ngăn chặn dân lén chui vào Mỹ là chính, còn việc đối phó với dân ở lậu chỉ là phụ, có thể từ từ tính sau không gấp rút. Lịch sử đã cho thấy nếu không cản được dân chui, mọi biện pháp đều vô ích, dân lậu vẫn gia tăng. Bởi vậy chỉ xá tội dân lậu mà không tìm cách cản dân chui cũng giống như đặt cái cày trước con bò.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.