Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

09/09/200200:00:00(Xem: 4143)
Hỏi (Bà Nguyễn Đặng T. H.): Vào cuối năm 2001, chồng tôi phải mua vé máy bay về Việt Nam khi nghe mẹ của anh bị bệnh nặng.
Vì tết nguyên đán gần kề nên không thể mua vé bay thẳng được. Thế là chồng tôi bèn phải mua vé về Việt Nam qua ngã Thái Lan. Khi đến Thái Lan chồng tôi phải ở lại đây mấy hôm, sau đó mới về Việt Nam.
Vào đầu tháng 3 năm 2002, sau khi bệnh tình của mẹ anh thuyên giảm. Chồng tôi bèn chuẩn bị trở về lại Úc. Tuy nhiên, anh ta đã không đi bằng máy bay trở lại Thái Lan để về Úc, mà đã mướn xe đi trở lại Thái Lan qua ngã Cambodia hầu có dịp thăm viếng thắng cảnh tại Cambodia. Khi chồng tôi còn ở Phnom Penh, thì anh bị cảnh sát Cambodia mời về đồn để hỏi cung.
Theo lời thuật lại của chồng tôi thì sau khi hỏi cung gần 2 tiếng đồng hồ, công an Cambodia tuyên bố là họ cần phải tạm giam chồng tôi để điều tra thêm về tổ chức nhập lậu bạch phiến từ Thái Lan vào Việt Nam qua ngỏ Cambodia. Chồng tôi cho biết là anh ta hoàn toàn không hiểu việc gì đã xảy ra.
Sau nhiều lần hỏi cung liên tục trong những ngày sau đó, cuối cùng công an Cambodia đã cáo buộc chồng tôi là đồng lõa trong việc nhập lậu bạch phiến vào Cambodia và Việt Nam. Sau đó chồng tôi đã được chuyển giao cho chính quyền Việt Nam để được xét xử.
Xin LS cho biết là việc bắt giữ chồng tôi theo như tình huống vừa nêu có đúng với luật pháp hay không" Chồng tôi mang quốc tịch Úc và hoàn toàn không hay biết gì về việc buôn bán những loại hàng nguy hiểm này. Đặt trường hợp chồng tôi có liên hệ đến những tội trạng xảy ra tại Thái Lan như chính quyền Việt Nam và Cambodia đã cáo buộc ở trên, thì liệu chính quyềnViệt Nam hoặc Cambodia có quyền giam giữ và kết tội chồng tôi hay không"
Trả lời: Theo sự quy định của “luật pháp quốc tế” (international law) thì mỗi quốc gia đều có thẩm quyền xét xử bất cứ sự vi phạm hình sự nào được thực hiện ngoài lãnh thổ của quốc gia đó bởi ngoại kiều chống lại an ninh, “sự vẹn toàn lãnh thổ” (territorial integrity) hoặc “sự độc lập chính trị” (political independence) của quốc gia đó, với điều kiện là hành động cấu thành tội phạm hình sự đó đã đi ngược lại các quyền tự do căn bản được bảo đảm bởi luật pháp và hiến pháp của quốc gia nơi xảy ra sự vi phạm hình sự đó.
Trong vụ Joyce v. Director of Public Prosecution [1946]. Trong vụ đó, Joyce là công dân Hoa Kỳ đã cho phát thanh những thông điệp từ nước Đức suốt trong Đệ Nhị Thế Chiến nhằm kêu gọi quân đội đồng minh đầu hàng. Ông ta có hộ chiếu Anh Quốc trong 6 năm trời cho đến năm 1940. Ông đã bị kết “tội phản quốc” (high treason) tại Anh. Joyce bèn kháng án.
Luật sư của Joyce đã tranh cãi rằng tòa án Anh Quốc không có thẩm quyền tư pháp để xét xử ngoại kiều về tội hình sự vi phạm tại ngoại quốc.
Tuy nhiên, “Tòa Kháng Án Tối Cao” (the House of Lords) đã đưa ra phán quyết rằng: không có một nguyên tắc nào đòi hỏi rằng quốc gia phải làm ngơ đối với tội phản quốc được thực hiện ngoài lãnh thổ của quốc gia đó để chống lại quốc gia đó. Ngược lại, vấn đề an ninh của chính quốc gia đó đòi hỏi rằng tất cả những vi phạm tội hình sự, dù xảy ra ở trong hoặc ở ngoài lãnh thổ đều phải chịu chi phối bởi luật pháp của quốc gia đó.
Trong vụ Liangsiriprasert kiện United States Government [1990]. Trong vụ đó, nhân viên tình báo của Hoa Kỳ đã thuyết phục để một người thái Lan buôn lậu bạch phiến tham dự cuộc họp tại “Hương Cảng” (Hong Kong). Khi vừa đến Hương Cảng, thì người Thái đó đã bị bắt giữ, và chính quyền Hương Cảng đã đồng ý với lời thỉnh cầu về “sự dẫn độ” (extradition) của Hoa Kỳ.

Bị cáo bèn kháng án và đã tranh cãi rằng việc bắt giữ ông ta tại Hương Cảng là trái luật vì sự thông đồng trong việc buôn bán bạch phiến đã xảy ra ngoài Hương Cảng và không có một hành động công khai nào liên hệ đến việc buôn bán đó xảy ra tại Hương Cảng.
Vì thế, không có sự vi phạm luật pháp nào xảy ra tại Hương Cảng để trao cho chính quyền Hương Cảng thẩm quyền tư pháp hầu bắt giữ đương sự và dẫn độ đương sự về lại Thái Lan.
Tuy nhiên, tòa đã tuyên bố rằng “thẩm quyền tư pháp tại hải ngoại” [ngoại biên pháp quyền] (extra-territoriality) về hình luật có thể được tóm lược như sau: đối với những hành động đồng lõa tại hải ngoại để có thể bị xem là đã vi phạm tại Anh Quốc, chúng ta cần phải quan niệm rằng những hành động đồng lõa đó không cấu thành những sự vi phạm luật pháp của Anh Quốc ngoại trừ “những hành động công khai” (overt acts) sau đó đã được thực hiện tại Anh Quốc.
Tại sao luật pháp đòi hỏi rằng cần phải có “những hành động công khai” (overt acts) thì mới được hành xử thẩm quyền tư pháp"
Trong trường hợp hành động đồng lõa xảy ra tại Anh Quốc thì tội trạng đã được thiết định một khi sự thỏa thuận được thực hiện mà không cần phải có hành động công khai để chứng minh về yếu tố của tội phạm.
Mục tiêu duy nhất để xét xem “hành động công khai” tại Anh Quốc trong trường hợp có sự đồng lõa được cấu kết tại ngoại quốc là để xét xem liệu các hành động đồng lõa đó có được tiếp tục thực hiện hay không.
Tuy nhiên, việc này cũng có thể được thiết định bởi những bằng chứng khác, ví dụ như “sự thâu băng về các cuộc đối thoại giữa những kẻ đồng lõa” (the taping of conversations between the conspirators) để chứng minh rằng sự thỏa thuận đã được xác quyết về việc thực hiện một tội phạm vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Cuối cùng, tòa đã quyết định rằng hành động đồng lõa đã được cấu kết tại Thái Lan với ý định thực hiện một sự vi phạm hình sự về việc buôn bán bạch phiến tại Hương Cảng là một việc làm có thể bị xét xử bởi chính quyền tại Hương Cảng, mặc dầu không một hành động công khai nào liên hệ đến sự đồng lõa đó được thực hiện tại Hương Cảng.
Dựa vào luật pháp quốc tế cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn bà có thể thấy được rằng việc chính quyền Cambodia bắt giữ chồng bà rồi sau đó trao trả cho chính quyền Việt Nam để được xét xử là một việc làm có thể được thực hiện giữa các quốc gia theo sự quy định của luật pháp quốc tế.
Mặc dầu những việc làm vi phạm luật pháp của chồng bà, NẾU CÓ, chỉ xảy ra tại Thái Lan, tuy nhiên, theo “quốc tế tục lệ pháp” (custo- mary international law) thì hành động này khi xét thấy đe dọa đến nền an ninh, “sự vẹn toàn lãnh thổ” hoặc “sự độc lập chính trị” của một quốc gia, thì chính quyền của quốc gia đó có quyền hành xử thẩm quyền tư pháp để xét xử các sự vi phạm đó, VỚI ĐIỀU KIỆN LÀ những hành động của chồng bà đã đi ngược lại luật pháp cũng như hiến pháp của quốc gia nơi mà chồng bà đã lưu ngụ để thực hiện những hành động đồng lõa đó.
Vì chồng bà mang quốc tịch Úc nên Tòa Đại Sứ Úc có trách vụ phải can thiệp. Tuy nhiên, bà cũng cần viết thư cho ông Bộ Trưởng Ngoại Giao để vấn đề được lưu ý đúng mức hơn. Chúc bà may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.