Hôm nay,  

Chuyển Hướng Phẫn Nộ

05/09/200200:00:00(Xem: 4237)
Chỉ còn một tuần nữa đến ngày kỷ niệm 9-11, một ngày cần ghi nhớ và đáng nhắc nhở để người dân Mỹ không quên mối hiểm họa vẫn lớn như một năm trước đây. Tuy nhiên trọng tâm của vấn đề hình như đã chuyển dịch. Với câu hỏi bin Laden còn sống hay đã chết không thể trả lời, chính phủ Bush đang chuyển hướng sự phẫn nộ qua Saddam Hussein mà mọi người đều biết vẫn có hình sống công khai ở Iraq để ngang tàng thách thức Mỹ. Quốc hội Mỹ đã trở về họp tuần này sau một tháng nghỉ. Nhiều vấn đề gay go đang chờ đội các vị dân biểu và nghị sĩ. Vấn đề làm thế nào đối phó với Saddam, đánh hay không đánh, vấn đề tổ chức bộ Nội an và nhiều vấn đề khác đối nội cũng như đối ngoại, kể cả việc biểu quyết toàn bộ luật dự chi cho cả năm. Khung cảnh tranh luận càng phức tạp vì bóng dáng của cuộc bầu cử ngày 5-11 đã lừng lững ở chân trời với cuộc đấu quyết liệt giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ để chiếm quyền kiểm soát Lưỡng Viện. Và sau lễ Lao Động, chỉ số Dow Jones nhấp nhô như muốn nhắc nhở các nhà chính trị quan trọng ưu tiên trong tâm tư người dân Mỹ vẫn là hai chữ kinh tế.
Các nghị sĩ dân biểu chỉ có 4 tuần lễ để hội họp, vì đến đầu tháng 10, các vị lại phải nghỉ họp để về các đơn vị bầu cử địa phương lo việc tranh cử. Không ai có thể chắc trong thời ngắn đó, Quốc hội sẽ hoàn tất mọi công tác dự liệu, nhưng có điều hầu như chắc chắn là Quốc hội phải quyết định về số phận Saddam Hussein. Trước ngày Quốc hội họp Phó Tổng Thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld thôi thúc đánh gấp. Đây là một cách gia tăng áp lực đối với Saddam Hussein, và cũng vận động Quốc hội không nên biểu quyết điều gì làm suy yếu áp lực đó. Bởi vậy có lẽ Quốc hội chỉ biểu quyết cho phép "lật đổ" Saddam Hussein. Nhưng lật đổ không có nghĩa là cho phép tấn công quân sự vào Iraq, vì có nhiều cách lật đổ một chế độ.
Trong khi đó cố nhiên Saddam Hussein không chịu ngồi yên để chờ bị lật đổ. Những lời lẽ hung hăng thách thức, những cuộc diễn binh và đào hầm hố ở thủ đô Bagdad để sẵn sàng nghênh chiến chỉ là phiến diện. Mục tiêu chính của Saddam vẫn là làm thế nào cho Mỹ không có lý do gì để tấn công quân sự. Đi dự Thượng đỉnh Thế giới tại Nam Phi, Tariq Aziz, phó Thủ tướng Iraq, nói với CNN: "Tôi đã nói rõ hàng chục lần, hàng trăm lần rằng chế độ chính trị của chúng tôi, lý tưởng chính trị của chúng tôi chống lại lý tưởng và các thủ đoạn của Taliban và al-Qaida". Ông ta cũng cải chính tin nói Iraq có vũ khí giết người tập thể hay đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây chỉ là những lời nói, tin được hay không là vấn đề khác, nhưng dù sao nó cũng cho thấy Bagdad đã biết rõ nếu không có bằng chứng cụ thể Iraq có liên hệ đến khủng bố al-Qaida, Mỹ khó lòng mở cuộc tấn công quân sự vào Iraq.

Thứ tư tuần này, Tổng Thống Bush triệu tập một cuộc họp quan trọng ở Bạch Cung có sự tham dự của các nhân vật cao cấp thuộc hai đảng, cấp lãnh đạo các ủy ban tình báo, quân lực và đối ngoại Quốc hội để trình bày rõ rệt những gì chính phủ biết về khả năng vũ khí giết người tập thể của Saddam Hussein. Hôm thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld tiết lộ với báo chí chính phủ đã có những tin mật cho thấy Saddam đã gần hoàn thành vũ khí hạt nhân, vậy cần phải lật đổ hắn. Sở dĩ có cuộc họp ở Bạch Cung là vì các cấp lãnh đạo Quốc hội đều muốn biết lịch trình của Tổng Thống Bush tấn công quân sự Iraq như thế nào, cần bao nhiêu quân và tốn bao nhiêu tiền, khả năng theo đuổi một chiến lược không có sự ủng hộ của một liên minh gồm nhiều nước khác sẽ ra sao.
Chưa biết Quốc hội sẽ biểu quyết ra sao về chính sách đối phó với Iraq, có lẽ người ta sẽ biết rõ hơn vào tuần tới khi TT Bush đọc diễn văn trước Đại hội đồng LHQ. Nói đến đánh Iraq lúc này còn quá sớm, nhưng có nhiều phần chắc tất cả những màn chĩa mũi dùi hăm dọa áp lực vào Saddam chỉ nhắm đạt đến bước đầu tiên là buộc Iraq phải chấp nhận các thanh sát viên vũ khí LHQ trở lại nước này. Nhưng nếu Saddam không có vũ khí giết người tập thể hay không chế tạo vũ khí hạt nhân và nếu Saddam sợ bị lật đổ, tại sao ông ta không chấp nhận thanh sát quốc tế như trước mà còn lằng nhằng khi nói sẵn sàng khi nói không" Thật ra, đây là một ván bài, có thể gọi là "ván bài thanh sát" có tính cách sinh tử cho Saddam. Trong cuộc họp Thượng đỉnh Thế giới ở Nam Phi, Iraq cho thấy chỉ muốn nói chuyện vụ thanh sát này với LHQ mà người đại diện là Tổng thư ký Kofi Annan, chớ không nói chuyện với Mỹ. Hiển nhiên Saddam chỉ muốn cho thanh sát với điều kiện của Iraq có sự ủng hộ của LHQ chớ không theo điều kiện của Mỹ. Saddam sợ cái gì vậy" Ông ta sợ Mỹ sẽ nhân vụ thanh sát lần này gây ra một cuộc "khủng hoảng", có thể lại đưa đến việc Iraq trục xuất đoàn thanh sát như lần trước. Và lần này nếu có "khủng hoảng", đó sẽ là lý do chính đáng để Mỹ đánh Iraq dù có hậu thuẫn của các nước đồng minh hay không.
Chính vì thế, trước khi Tổng Tống Bush mở mặt cuộc vận động quy mô tuần này, Saddam đã dàn mặt trận ngoại giao trên bình diện quốc tế từ tháng 7. Saddam chìa bàn tay thân thiện với các nước cựu thù như Kuwait và Saudi Arabia, cả với Iran, xiết chặt quan hệ với Syria cũng là nước kình địch cũ. Ngoài ra Saddam gửi các đặc phái viên qua Trung Quốc và Nga, hai nước thường trực trong Hội đồng Bảo An LHQ. Saddam lấy kho tàng dầu lửa Iraq làm mồi nhử và đề nghị cả một mối lợi lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO của Mỹ. Saddam thừa biết nếu không có các căn cứ ở các nước Ả rập và Thổ, và nếu có 2 nước hội viên thường trực nắm quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An chống tấn công quân sự, Mỹ không thể nào đánh Iraq. Và câu hỏi gay go nhất đặt ra: Nếu Saddam ngoan cố không chấp nhận thanh sát, Tổng Thống Bush sẽ làm thế nào"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Trong khi cuộc chiến vì tự do dân chủ tại Hồng Kông ngày một suy yếu, hai chính phủ Trung Quốc và Nam Hàn bắt tay nhau về quốc phòng, gây lo ngại TQ sẽ dễ dàng hơn trong việc ức hiếp Việt Nam và Đài Loan.
ROME - Giáo hoàng Francis đã đến Thái Lan, trên đường Á du. Cuộc tông du tại Thái Lan và Nhật bắt đầu ngày Thứ Tư 20-11.
CAIRO - Liên đoàn Arap định họp khẩn cấp về chuyển hướng chính sách của chính quyền Trump để ủng hộ chương trình định cư của Israel, sau 40 năm không công nhận.
TEHRAN - Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bị đàn áp từ hôm Thứ Sáu 15/11.
GENEVA - Bất đồng mậu dịch giữa 2 nước đông Á chưa thể san bằng sau vòng đàm phán thứ nhì tại bản doanh Geneva của “tổ chức mậu dịch thế giới - WTO” trong ngày 19/11.
Heliogen tận dụng phần mềm để điều khiển gương phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhắm đến mục tiêu, tạo nguồn nhiệt gấp 3 lần các hệ thống pin Mặt trời thương mại trước đây.
CHICAGO - Giám thị cảnh sát loan báo 1 cậu 15 tuổi tập đàn piano và 1 nhân viên cảnh sát trúng đạn, khi cướp ngân hàng dẫn đầu 1 cuộc rượt đuổi gay cấn trên công lộ.
SAN FRANCISCO - Mặc cho thời tiết đã vào đến giai đoạn cuối thu trong tháng 11, vì nhu cầu phòng ngừa cháy rừng, công ty điện PG&E vẫn phải thực hiện 1 kế hoạch cắt điện tại các khu vực dễ cháy tại các quận trồng nho làm rượu phía bắc Vịnh San Francisco là Sonoma và Napa từ 7 giờ sáng Thứ Tư 20/11.
CHATAM COUNTY - Tượng người lính Nam quân (là phe Confederate thời nội chiến Nam-Bắc Mỹ) đã bị di chuyển khỏi pháp đình là di tích lịch sử tại quận Chatam (North Carolina).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.