Trong thời gian ấy, bộ máy tuyên truyền CS mở hết công suất tung tin Đại sứ Burgarhdt cho biết cá nhân Oâng và Chánh Phủ Mỹ không ủng hộ việc thông qua Đạo Luật Nhân quyền và Tân Đại sứ Mỹ hoàn toàn ủng hộ thoả thuận của ba bên về việc hồi hương 1000 người Thượng tỵ nạn ở Miên.
Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội phản ứng cấp thời, ngay sáng Thứ Hai sau, ngày 18/3. Một thông cáo chánh thức bác bỏ hai tin trên được phổ biến tổng quát cho cơ quan truyền thông trong và ngoài VN. Tự nhiên là truyền thông của Đảng không phổ biến. Nhưng truyền thông quốc tế phát đi khăp thế giơi vì chuyện lạ kỳ.
Trên trường ngoại giao, việc ồn ào trục xuất một đại sứ thì có. Nhưng việc không chấp nhận một đại sứ nếu phải làm, người ta làm trong vòng kín đáo khi trao đổi quan điểm giữa hai nước. Chớ việc tiếp đón một đại sứ trình ủy nhiệm thư theo kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược của CS Hà nội như trên, xưa nay hiếm, nếu không muốn nói là không có. " Sự cố" đó không đơn giản xuất phát từ sự hiểu lầm, bất đồng ngôn ngữ. Riêng trong hoàn cảnh bang giao Mỹ Việt hiện tại, đó là biểu hiệu một âm mưu gây mâu thuẩn và sự thay đổi thái độ, đường lối ngoại giao, ít nhứt là của Washington và Hà nội.
Thời kỳ dễ dãi của một TT như Clinton, và chiều chuộng CS Hà nội của một Đai sứ như Peterson để hoà giải hoà hợp xếp lại trang sử Chiến tranh VN bằng mọi giá, không còn nữa. TT Bush nhìn CS là cộng sản với thái độ cứng rắn đối phó như trường hợp chiếc máy bay do thám Mỹ bị hạ ở Đảo Hải Nam và trong vụ thẳng thắn xem Bắc Hàn là một nước nằm trong Trục Quái Aùc trong cuộc chiến chống khủng bố.
Thái độ của nhân dân Mỹ ở tiểu bang nhà đối với ĐS Peterson trước và sau nhiệm kỳ Đại sứ ở Hà nôi đã cho thấy phần nào cái nhìn của người dân Mỹ đối với CS Hà nôi. Nhân dân đã ủng hộ Oâng hai nhiệm kỳ dân biểu vì ngưỡng mộ Oâng là một phi công, một tù binh trung thành với Tổ quốc trở về trong Chiến tranh VN. Cũng nhân dân và ngay cả Đảng Dân Chủ của Oâng ở đây thờ ơ với Oâng và bà vợ cưới ở Hà nội của Oâng, trở về từ nhiệm sở ngoại giao Hà nội. Oâng cố hoà giải hoà hợp với cựu thù dường như quá múc cần thiết. Thờ ơ đến mứùc Oâng từ bỏ ý định ra tranh ghế Thống đốc, và xui khiến Oâng phải dẫn vợ trở lại Hà nội làm ăn!
Còn vị Tân ĐS do TT Bush chỉ định là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng làm đại diện ngoại giao trong vùng Đông Nam Á, rất am tường Đông Nam Á sự vụ. Một người ngoại giao chuyên nghiệp như ĐS Burghardt chắc chắn nghe ngóng kỹ lưỡng, ăn nói thận trọng, khó mà gây hiểu lầm. Dù vì quốc thể, ĐS phải nói tiếng Mỹ, nhưng trong hội kiến, nhứt định hai bên đều có thông dịch viện chuyên môn và hữu thệ. Một sự hiểu lầm về nội dung để Phó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng tuyên bố trái ý của ĐS như trắng với đen, đến nỗi Toà Đại sứ phải ra thông cáo bác bỏ ngay, là chuyện không thể xảy ra được
"Sự cố" ngoai giao nói trên là cả một âm mưu nhằm một mặt gây mâu thuẩn của CS Hà nội. Họ biết Tân Đại sứ đã tiếp xúc với nhiều cơ quan đoàn thể, hiệp hội người Việt ở Mỹ. Oâng không ngần ngại bày tỏ ưu tư sâu xa của Oâng đối với vấn đề tôn giáo, người Thượng, và tình hình nhân quyền ở VN. Ưu tư của Oâng phù hợp vơi bản tường trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ mô tả màu đen tối nhứt từ đó đến giờ về ba vấn đề ấy. Thương, doanh gia Mỹ muốn làm ăn ở Trung Cộng an toàn hơn ở VNCS vì nơi đây luật pháp không ổn cố, thủ tục rườm rà, tham nhũng hoành hành mà luật Mỹ lại phạt tù người đút lót. Nói gọn Tân Đại sứ không thuận lợi cho Hà nôi như Cựu Đại sứ. Nhưng họ không dám khước từ vì họ đang cần Mỹ. Nhưng họ phải phá Oâng. Việc cho báo chí của Đảng đăng sai lời Oâng chỉ là tập đầu của cả một chuyện dài CS Hà nội phá ĐS Burghardt.
Mức độ hiểm độc của đòn này là CS Hà nội dùng bàn tay Nguyễn tấn Dũng. Oâng này là người được Mỹ trọng vọng vì quyết tâm Đổâi Mới. Mỹ dành cho Oâng danh dự khánh thành Thương Ước, Đô Đốc Tư Lịnh Mỹ ở Thái Bình Dương đặc cách viếng thăm khi ghé Hà nội thay vì Thủ Tướng hay Chủ tịch Nước. Tân Đại sứ cũng dành cho Oâng Dũng cuộc viếng thăm đặc biệt nghi thức ngoại giao không đòi hỏi. Nhưng Đảng phân công cho Ông Dũng làm việc trái khoái ít ai ngờ đôi với tân đại sứ Mỹ.
Phá bằng chính miệng Ô. Dũng tung tin gây mâu thuẩn. Mââu thuẩn giữa người đại diện ngoại giao với Chánh phủ và Quốc hội của nước mà người ấy đại diện. Đại sứ mà chỉ trích một đạo luật tuyệt đại đa số Hạ viện thông qua, tôi thiểu cũng bị "mời chấât vấn." Đại sứ mà tuyên bố gần như trái ngược với chính sách của Bộ về vấn đề nhậy cảm như vấn đề người Thượng, ít nhứt cũng bị " kiểm điểm". Và mâu thuẩn giữa người được tiếng thân thiện với Mỹ với ĐS Mỹ. Đòn dùng một mũi tên hạ hai con chim, con ó Mỹ và con nhạn VN thân My,õ là một mưu thâm đối với vơi tập tục sinh hoạt thâm cung bí sử của CS Hà nội. Nhưng đó chỉ là mẹo vặt, trò mị dân, xảo thuật tuyên truyền lỗi thời đối với sinh hoạt dân chủ công khai của Mỹ, nhứt là trong thời đại truyền thông tin học. Nó chỉ hại CS Hà nội. Mưu thâm thì hoạ diệt thâm, mưu bất hoạch di hại mà thôi.