Hôm nay,  

Mua Láng Giềng Gần

3/2/200200:00:00(View: 4028)
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân không tạo ra chuyện gì ngoạn mục, điều này cũng không làm ai ngạc nhiên. Các nhà quan sát nước ngoài đã dự liệu trước chuyến đi này nặng tính tượng trưng, làm "cho phải phép" để đáp lại chuyến đi Bắc Kinh của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh hai tháng trước. Nó không quan trọng bằng chuyến đi lần đầu của Giang năm 1994, khi Việt Nam đã bình thường hóa bang giao với Mỹ và chuẩn bị gia nhập khối ASEAN, coi như Hà Nội sắp "ôm cầm thuyền khác". Chuyến đi lần này được tiến hành gấp rút vì thời giờ của Giang không còn bao nhiêu. Vào cuối năm nay đến Đại hội lần thứ 16 của đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang sẽ từ chức, để đưa Phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên thay thế. Trong năm 2002, năm chót của nhiệm kỳ lãnh đạo, Giang còn nhiều việc phải làm trong nội bộ vì rất có thể sau khi từ chức Chủ tịch đảng, Giang còn muốn giữ lại chức vụ tối quan trọng là Chủ tịch quân ủy hội như Đặng Tiểu Bình đã làm trước đây.

Tại Hà Nội sau cuộc họp của Giang Trạch Dân với Nông Đức Mạnh và Trần Đức Lương, hai bên đã đưa ra những lời tuyên bố cũng "phải phép" như bất cứ cuộc gặp gỡ ngoại giao thông thường nào. Tân hoa xã của Bắc Kinh nói "đã có tiến bộ mới", nhưng không rõ cụ thể là cái gì. Còn Truyền hình nhà nước VN nhấn mạnh hai bên đồng ý kiên trì thương thuyết hòa bình để đạt được giải pháp dài hạn cho những vấn đề còn tồn tại và cam kết không dùng võ lực hay hăm dọa dùng võ lực. Ngôn ngữ ngoại giao này cũng quá thường. Nhưng hiệp ước biên giới trên bộ và vịnh Bắc Việt đã được ký kết rồi, còn chuyện gì tồn tại" Trước hết có vấn đề phân định khu vực đánh cá chạy dài theo đường bờ biển Việt Nam. Khu vực này chạy qua vùng biển đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm và xuống cả đến Trường Sa, nơi có lần tầu Trung Quốc đã lấn đến khu vực khai thác dầu khí của Việt Nam cách đảo Côn Sơn không xa.

Hoàng Sa của Việt Nam không nằm trong Vịnh Bắc Việt nên không thể coi như đã được giải quyết bằng hiệp ước đã ký về Vịnh này, nhưng Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm, coi như việc đã rồi. Không thấy Hà Nội nhắc nhở đến Hoàng Sa vì há miệng mắc quai. Còn vụ Trường Sa là vùng tranh chấp đa phương nhưng gay go nhất không phải là chuyện đánh cá mà là quyền lợi khai thác dầu khí của Việt Nam. Hai bên đều nói cần phải kiên trì thương lượng qua "cơ cấu thương nghị" đã sẵn có. Như vậy cái "cơ cấu" này là nơi để nói chuyện cù cưa hết năm này qua năm khác. Trong khi chờ đợi, "để lâu cứt trâu hóa bùn", chỉ có anh nào làm được "chuyện đã rồi" là có lợi.

Dù vậy chuyến đi của Giang cũng có một mục tiêu ngầm. Những nhân vật ly khai chế độ, dư luận dân trong nước và cộng đồng người Việt hải ngoại đã phản đối vụ Hà Nội nhượng đất và biển cho Trung Quốc, bởi vậy Giang qua gặp mấy ông lãnh đạo Hà Nội để ép phải cam kết làm theo đúng hiệp ước đã ký, không được nại bất cứ lý do nào để trì trệ hay muốn nói chuyện lại. Kết quả, người ta thấy đài Truyền hình nhà nước VN nói đến "quyết tâm hoàn tất việc cắm dấu mốc biên giới". Như vậy Giang đã không ra về tay không. Còn mấy ông lãnh đạo Hà Nội được cái gì đền bù"

Phía Hà Nội người ta đã bắn tiếng hy vọng sẽ được Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu hàng Việt Nam như Bắc Kinh đã từng ra ân cho Miến Điện, Lào và Cam Bốt. Nhưng vẫn không thấy Bắc Kinh nói gì đến ân huệ này cho Việt Nam. Có lẽ Trung Quốc còn chờ xem Hà Nội làm ăn ra sao ở biên giới rồi mới quyết định chăng" Dù sao Giang Trạch Dân cũng biết làm chuyện đãi bôi. Giang đứng chứng kiến việc ký kết Hiệp ước hợp tác kỹ thuật và kinh tế, loại thỏa ước nhạt phèo bất cứ nước nào ký với nước nào cũng được chẳng mất mát gì hết. Hiệp ước thứ hai có tính khôi hài hơn, vì nó dính tí tiền còm là 12.08 triệu đô-la tín dụng Trung Quốc hứa cấp cho Việt Nam, nhưng chưa biết cấp như thế nào. Số tiền Trung Quốc kiếm lời trong việc bán hàng ào ạt qua Việt Nam còn lớn gấp 100 lần số tiền nói trên. Xem như Ngân hàng Thế giới còn cấp tín dụng cho Việt Nam hàng tỷ đô-la mỗi năm, số tiền tín dụng cò con của Bắc Kinh chắc phải làm mấy ông Hà Nội cười ra nước mắt.

Bài diễn văn truyền hình Giang Trạch Dân đọc tại trường Đại học Hà Nội được các nhà quan sát coi là dịp để Giang thi đua với Tổng Thống Mỹ Clinton và Tổng Thống Nga Putin, hai vị này cũng đã đọc diễn văn truyền hình ở đây. Nhưng tôi nghĩ Giang Trạch Dân đã có cơ hội thi đua với Clinton từ trước khi đọc diễn văn. Đó là lúc họ Giang đặt chân đến phi trường Nội bài Hà Nội. Khi Clinton đến Hà Nội vào nửa đêm mùa đông năm 1999, dân chúng Hà Nội đã tự động kéo nhau ra đuờng đón chào hoan hô, chẳng cần phải ai điều động. Đó là sự tiếp đón đột xuất khiến Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và cả ban lãnh đạo lúc đó bị bất ngờ. Còn cuộc tiếp đón họ Giang lần này là bài bản đã được chuẩn bị từ trước, có các em thiếu nhi quàng khăn đỏ, có phụ nữ mặc áo dài cầm cờ vẫy chào hai bên đường, nhưng dân chúng thờ ơ chẳng ai ra xem. Thi đua là phải đột xuất, nếu bài bản đã có sẵn, đề thi đã cho cóp-pi từ trước, đó không phải là thi đua mà là đóng kịch. Nó lạt như nước ao bèo là đúng, mặc dù Giang đã cố bỏ vào đó một chút "mì-chính" (bột ngọt).

Trước các sinh viên Hà Nội, Giang nói lịch sử bang giao hai nước đã có những chỗ khúc khuỷu, ám chỉ những vụ xâm lăng từ cả ngàn năm trước để khỏi phải nói đến truyền thống "môi và răng", vì chẳng may môi lại đang sưng vếu. Giang nêm một chút nước đường vào thịt kho Tầu cho dân Việt Nam, khuyên nên "bán anh em xa mua láng giềng gần". Nhưng ông Xì thẩu láng giềng gần này vẫn không dám để sinh viên đặt câu hỏi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo CNN, một người đàn ông Đức 63 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng hiếm thấy, sau khi được chú chó của mình “liếm yêu”.
NEW YORK (VB) -- Diễn hành mừng Lễ Tạ Ơn do Macy's thực hiện đã tổ chức hôm Thứ Năm 28/11/2019 tại New York, bất kể quan ngại thời tiết
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Bộ trưỏng hải quân Richard Spencer bị ép từ chức khi định cưỡng lại lệnh khoan hồng của TT Trump dành cho 1 trung đội trưởng SEAL, là đơn vị ưu tú của hải quân
ĐS Hoa Kỳ tại tổ chức Liên Âu bị 3 phụ nữ tố cáo tấn công tình dục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.