Hôm nay,  

Ơng Cháu Đát Com

07/10/199900:00:00(Xem: 7167)
“Ông cháu” của tôi mới có 11 tuổi. Nó là cháu ngoại út, năm nay nó học lớp Sáu, sang năm sẽ lên Junior High. Một hôm tôi hỏi nó theo kiểu Cảnh sát để dọa phủ đầu: “Mày tên là gì"” Nó đáp gọn: “Johnny.com”. Tôi chưng hửng.
Tôi sống ở thung lũng điện tử Silicone Valley. Nếu nơi này trở thành Quang minh đỉnh để các vị anh hùng luận kiếm “i-meo” (e-mail), tôi cũng không ngạc nhiên. Chỉ có điều không ngờ là những từ ngữ kỹ thuật đã phát triển quá mau đạt đến tốc độ điện tử. Nếu bạn ngồi ở một quán cà-phê San Francisco hay Palo Alto, hoặc nếu đến một quán ăn trưa vùng phụ cận Great America San Jose vào giờ nghỉ, bạn sẽ thấy lạc vào thế giới của mấy vị anh hùng chuyên trượt sóng Internet, tràn ngập những thuật ngữ kỳ lạ y hệt như bạn ngồi ở một quán cà-phê Paris để chìm trong khói thuốc lá mà dân Mỹ rất kỵ, gọi là “khói thuốc sái nhì”.
Bầu không khí kỹ thuật cao này cố nhiên không có hại cho buồng phổi, nhưng nó làm bạn ngơ ngẩn y hệt như rớt vào một hành tinh khác trong vũ trụ, vì ở đây người ta nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ lạ hoắc, cũng là tiếng Anh nhưng đã được rút gọn đến độ siêu vi, tiện cho việc bút đàm nhanh như chớp trên lưới Internet. Nó là tiếng lóng của chốn giang hồ mạng lưới, khiến người ngoại giới không sao hiểu nổi. Mấy năm trước, khi Internet mới xuất hiện trên siêu xa lộ thông tin điện tử, tôi đã có dịp nói đến một vài loại “thuật ngữ” này. Nhưng ngày nay với sự nở rộ của Internet, các thuật ngữ điện toán đã mọc ra như rừng lan tràn khắp nơi.
Tôi xin kể vài chữ đã thành phổ thông. “Bit stream” có nghĩa là giòng suối ký hiệu số nhị phân chạy liên tục trên đường thông tin. “Digerati” phối hợp của hai từ digital và literati, có nghĩa là giới trí thức trong thời đại Internet. Các vị đại hiệp trong giới cao thủ thượng thừa này thường dính ký hiệu ”.com” (đát com) vào sau tên của họ. “Nitiqette” phối hợp hai chữ net và etiquette có nghĩa là sự lễ độ trên lưới. “Spam” cũng là chữ đã được kỹ thuật thực phẩm rút gọn, gồm ba chữ Short (ngắn), Pork (thịt heo), ham (dăm bông) đóng hộp. Nhưng tiếng lóng trên lưới lại tạo nghĩa bóng cho “spam” để chỉ các loại quảng cáo bất ưng tông vào địa chỉ của người ta trên luới giống như loại rác rưởi hôi thối bắn vung lên như thịt bầm làm dân luới khó chịu. “Worm” là con sâu, nhưng theo tiếng lóng của lưới, đó là các loại vai-rớt chui vào computer để phá máy.

Nhưng tại sao tiếng lóng trên chốn giang hồ lại được phổ biến" Đó là vì báo chí truyền thông. Mấy chục năm trước trong giới dân thường ở miền Nam Việt Nam cũng có những tiếng lóng được phổ biến thành tiếng dân gian. Chẳng hạn mấy chữ như “bỏ đi Tám”, “sức mấy”, “quê một cục” rất phổ biến, rồi sau mấy ông nhà báo đưa vào mặt báo những chữ như “khứa lão”, do các ổ điếm chỉ mấy ông khách già đi mua hoa, vì chữ khách hay đi với chữ khứa còn chữ lão cố nhiên phải đi với già. Chữ “kỳ bẽo” cũng vậy, vì kỳ là cờ mà bẽo là bạc bẽo. Nay với sự nở rộ của truyền thông Mỹ thêm mạng lưới Internet, chữ “nhà nghề” trở thành chữ dân gian mấy hồi.
Tôi viết bài này vì thằng nhóc cháu ngoại tôi biết sài chữ “đát com”, khiến tôi thấy chữ nhà nghề loan đi quá lẹ theo tốc độ của “i-meo”. Thằng nhóc mà tôi gọi đùa là “ông”, vì không phải nó chỉ nghe bạn nói rồi bắt chước, mà thật ra ngoài giờ đến trường và giờ làm bài ở nhà do cha mẹ nó buộc nó phải theo đúng giờ quy định, còn bao nhiêu thời giờ có dư, nó dán mũi vào cái computer của nó để chơi “ghêm” hay tán dóc với các choai choai khác suốt ngày qua e-mail không biết mệt. Riêng tôi có vấn đề, đó là làm thế nào dịch những “siêu thuật ngữ” đó ra tiếng Việt bây giờ" Nếu cứ để nguyên thì hóa ra Việt ngữ lai căng, nhưng nếu dịch ra cũng có chuyện. Tôi xin kể một thí dụ nhỏ.
Một hôm tôi đến thăm một ông bạn tuổi xồn xồn ở ngay chỗ làm việc của ông ta, làm “xếp sòng” một dẫy dài những máy computer có các cô tập sự đang ngồi gõ bàn chữ lia lịa. Bỗng có một cô hớt hãi chạy lại hỏi “xếp”: “Chết rồi anh ơi, không hiểu tại sao con chuột của em nó không chạy"” Ông bạn của tôi tuổi trẻ tài cao, khẽ nháy mắt tôi rồi trả lời tỉnh bơ: “Con chuột của cô không chạy là vì nó khô, cho nó tí nước là nó chạy trơn à... Có gì không hiểu”. Cô gái sững người, đỏ mặt rồi cuời ngặt nghẽo: “Em nói con chuột là cái mouse chớ có phải cái gì đâu mà nghĩ bậy...” Chợt thấy có khách, cô bỏ lửng câu nói, lè luỡi một cái rồi bỏ đi mất. Ông bạn tôi cười hì hì đứng lên đi về phía cái máy của nạn nhân để xem “con chuột” nó hư ở chỗ nào. Tôi thấy dịch thuật ngữ điện toán theo kiểu từng chữ như vậy khá nguy hiểm nên nghĩ thầm đành phải để nguyên nó mà sài vậy thôi. Trước sau tiếng Việt cũng phải phong phú hóa vì như tiếng Anh hiện đã có hàng trăm chữ lai căng ngô nghê được chấp thuận đưa vào từ điển American Heritage.
Trở lại câu chuyện “ông cháu đát com”. Tôi gọi nó lại để la nó làm ồn chịu không nổi. Nhưng thấy nhóc khai tên theo kiểu địa chỉ e-mail, tôi chỉ còn nước cười trừ. Nó khoái trá giơ bàn tay mặt lên, tôi cũng giơ bàn tay mặt để nó đập bàn tay vào đó, theo kiểu đôi ta đồng ý.
Thời đại mới là thế đó, tôi dù có sức voi cũng không thể lội ngược giòng. Cái đập tay của thằng nhỏ làm tôi thấm thía. Đã đến lúc thế hệ già phải học theo thế hệ trẻ chớ không còn ngược lại. Bởi vì tương lai là gì nếu không phải tre già măng mọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.