Hôm nay,  

Xăng Dầu Và Chiến Tranh Iraq

07/10/200200:00:00(Xem: 4363)
Một ngày không có xăng dầu ở Mỹ là cả một đại hoạ cho đất nước và nhân dân xư ù này. Dầu dấu thế mấy, ai cũng biết Mỹ đánh Iraq ít nhiều cũng vì vấn đề xăng dầu. Đó là mục tiêu chiến lược của cuộc hành quân đánh Iraq sắp xảy ra. Chống khủng bố, diệt vũ khí giết nguời hàng loạt chỉ là nguyên nhân chiến thuật. Quốc Hội Mỹ không có lý do gì để không gật đầu cho TT Bush sữ dụng quân vì quyền lợi của Mỹ. Dầu mỏ là vấn đề sanh tử của Mỹ. Mỹ phải tìm một nguồn cung cấp dầu khác để tránh việc bắt bí của Á rập Saudi và khối Opec. Và chính cũng vì vấn đề dầu mà Liên Aâu còn lấn cấn với Mỹ trong việc phối hợp hành quân chống Iraq. Liên Aâu ít cần dầu mỏ hơn vì Liên Aâu đã đi xa hơn Mỹ trong vấn đề tìm nguồn năng lực thay thế dầu mỏ.
Liên Aâu và Mỹ từ lâu giải quyết vấn đề năng lượng theo hai hướng khác nhau. Liên Aâu cương quyết đòi hỏi thế giới phải tìm nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ, tối thiểu là 15% từ đây cho tới năm 2010, tại hội nghị thượng đỉnh Johanesbourg. Còn Mỹ thì chống lại sáng kiến ấy, nỗ lực tìm nguồn dầu mỏ theo kiểu cũ ở nhiều nơi.
Liên Aâu cố gắng đạt chỉ tiêu dùng năng lượng thay thế dầu mỏ 22% trong việc sản xuất điện lực và 12% trong các lãnh vực năng lượng khác. Nhiên liệu Tây Aâu dùng để thay thế là khinh khí, hydrogene. Còn Mỹ đi đường cũ, tìm nguồn cung cấp dầu từ nước ngoài và muốn khui mỏ dầu để dành ở Alaska. Nhưng Mỹ thất vong vì trữ lượng ước tinh sát nhứt ở Alaska nếu được khai thác cũng chỉ bằng 1% sản lượng dầu mỏ thế giới, không bao lâu sẽ cạn kiệt. Do vậy nguồn cung cấp từ nước ngoài về dầu mỏ là vấn đề cốt tử của Mỹ.
Iraq là nước có một trong những túi dầu lớn nhứt thế giới, chỉ thua của Arabie Saoudite ở Trung Đông thôi. Saddam Hussein, người chống Mỹ nhứt vùng, lại đang làm chủ nguồn tài nguyên Mỹ rất cần ấy. Giải phóng được túi dầu Iraq Mỹ sẽ hoá giải được áp lực của Opec và đặc biệt của Arabie Sauodite các ôâng hoàng bà chúa xứ này thường làm tội làm tình Mỹ.
Muốn cho chắc ăn về dầu, trong khi chuẩn bị đánh Iraq Mỹ còn triệu tập một cuộc họp với TT Putin Nga, ngày 1 tháng 10 tới đây, để dứt điểm hiệp ước bảo đảm Nga sẽ bán dầu mỏ từ vùng Siberie cho Mỹ.
Khác với Tây Aâu hướng về tương lai với cố gắng tìm nguồn nhiên liệu khinh khí, Mỹ âu lo bám sát với nỗ lực tìm ngưồn dầâu mỏ cũ. Thời đại của nhiên liêu lấy từ mỏ đã bắt đầu cả 300 năm nay với máy hơi nước rồi đến máy nổ. Tài nguyên khai thác đang đi dần đến chỗ cạn kiệt. Chưa ai dám chắc bao giờ nhiên liệu lấy từø mỏ sẽ hết nhưng điều hiễn nhiên thứ nhứt không chối cãi được là giá dầu mỏ ngày càng tăng và sản lượng càng ngày càng giảm. Thư hai, trữ lượng dầu còn lại đại đa số nằêm ở Vùng Trung Đông, một vùng bất ổn nhứt thế giới, lúc nào cũng có thể xảy ra chiến tranh.

Liên Aâu và Bắc Mỹ ngày càng khác biệt nhau về nhu cầu dầu mỏ một phần còn do thái độ các đại công ty xăng dầu của thế giới. Các công ty loại này đặt tại Liên Aâu, British Petroleum và Royal Dutch Shell theo con đường kiên trì tìm ra nhiên liệu thay thế dầu mỏ và đầu tư kếch xù vào việc tìm kiếm và phát triễn nhiên liệu hydrogene. Khẩu hiệu của Công ty BP là "Sau dầu mỏ". Còn Tổng Giám đốc của đại công ty Royal Dutch Shell đã công bố đang chuẩn bị giã từ thời đại hydrocarbures (nhiên liệu hoá thạch, như than đá, dầu mỏ) để hướng về tương lai, là thời đại khí hydrogene. Trong khi đó công ty Mỹ như Exxon Mobil vẫn bám vào con đường dầu mỏ truyền thống, ít chú ýù đến việc nghiên cứu tìm nhiên liệu thay thế dầu mỏ. Aâu châu đang ở thời kỳ sắp chuyển sang dùng nhiên liệu mới. Khi Aâu châu chuyển đổi, nhiều ảnh hưởng sâu rộng về năng lượng sẽ tác động đến nhiều lãnh vực sinh hoạt của thế giới. Lúc đó muốn hay không Mỹ cũng phải xét lại chính sách và đường lối năng lượng, là vấn đề cốt tử của Mỹ. Thử thách đầu tiên của Mỹ xảy ra khi Liên xô phóng phi thuyền đầu tiên lên không gian. Mỹ chới với nhưng không bao lâu sau Mỹ đã nỗ lực và vượt qua Liên xô trên không gian.
Ngày 29 tháng 9 này Hãng General Motor đã triển lãm một chiếc xe hơi chạy bằng khi hydrogene tại Hội Chợ Thế giới tổ chức tại Paris. Chiếc xe mang tên Hy- Wire. Xe được vận hành bằng một bộ pin tuổi thọ 20 năm. Xe không có tay lái, không có bàn đạp tốc độ, thắng. Xe được tự động điều khiển bằng computers. Việc đem xe này đi triễn lãm ở Paris chứng tỏ Mỹ cũng đang nỗ lực dùng nhiên liệu hydrogene như Tây Aâu. Tuy nhiên đây cho tới khi chiếc Hy- Wire và các động cơ chạy bằng hydrogene được đem vào thị trường sử dụng thì còn khá lâu. Nhiều bài toán hóc buá phải được giải quyết, trong đó giá cả là khó khăn lớn nhứt. Phải làm sao món hàng vừa túi tiền người tiêu thụ, như xe hơi chạy bằng xăng hoặc cùng lắm là cao hơn một chút thì quân chúng mới chấp nhận. Trong thời gian khá dài cải tiến, giảm giá thành sản xuất máy chạy bằng hydrogene đó, xăng dầu vẫn còn là vấn đề cốt tử của Mỹ. Mỹ phải dùng nhiều giải pháp song hành, bỗ túc nhau để bảo đãm xăng dầu ở Mỹ không khan hiếm. Tiên vi lễ như đối với Liên xô bàn bạc buôn bán. Hậu vi binh như đối với Saddam Hussein, người chống Mỹ bất cứ giá nào. Trung dung như đối với Arabie Saudi với tánh khí bất thường của Oâng hàng bà chuá hay bắt bí Mỹ.
Xăng dầu vấn đề cốt tử của Mỹ vì thế trở thành nguyên nhân chiến lược cuộc chiến tranh Mỹ- Iraq, sớm muộn gì cũng xảy ra. Quốc Hội Mỹ không có lý do gì để chống TT Bush khi điều binh vì quyền lợi Mỹ. Liên Aâu, Liên hiệp Quốc khi thấy Quốc hội Mỹ ủng hộ TT Bush, biết dù có chống Mỹ cũng đánh, nên không lợi lộc gì để binh Iraq. Số phận Saddam Hussein coi như đã an bài. Chỉ sớm hay muộn thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.