Hôm nay,  

Suy Nghĩ Về Ông Cung Đình Thanh Và Tác Phẩm: Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học

08/03/200400:00:00(Xem: 5830)
BANKSTOWN: Hai giờ chiều Thứ Bảy, 28/2/2004, tại Roundhouse, Hội Đồng Thành Phố Bankstown, đã khai mạc “Buổi phát hành tác phẩm khảo cứu Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học và giới thiệu, thuyết trình thảo luận về 10 quyển đầu trong Tủ sách Nghiên Cứu Việt Học”. Tham dự buổi phát hành có khoảng 100 quý đồng hương, bao gồm quan khách, thuyết trình viên, nghệ sĩ và giới truyền thông.
Sau phần lễ chào quốc kỳ Việt, Úc, và phút mặc niệm, ông Nguyễn Văn Khậy, đại diện Ban Tổ Chức, và Nghị viên Trần Nhân, đã lần lượt ngỏ lời chào mừng quan khách. Tiếp theo, ông Trần Nam Bình, giáo sư đại học NSW, thuyết trình về nguồn gốc văn minh Việt Nam. Sau đó, bằng giọng nói khúc triết, tiềm ẩn nhiều ý nghĩa sâu xa, ông Trần Ngọc Thạch giới thiệu LS Cung Đình Thanh, tác giả tác phẩm khảo cứu Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học, đồng thời là người đã có công đặt nền móng Tủ sách Nghiên Cứu Việt Học. Tiếp lời ông Trần Ngọc Thạch, LS Cung Đình Thanh đã trình bầy những suy tư và ước vọng của ông về văn hoá dân tộc, cùng những gì ông và bạn hữu đã và sẽ làm trong việc phát triển Tủ sách Nghiên Cứu Việt học tại hải ngoại.
Sau phần giải lao là phần phát biểu ý kiến của quý vị quan khách: Kỹ sư Phan Đông Bích, Chủ tịch CĐNVTD NSW; Hoà thượng Thích Bảo Lạc, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp Giáo hội Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc và Tân Tây Lan; Ông Nguyễn Chánh Giáo, đại diện Giáo Hội Cao Đài Úc Châu; Cô Đặng Hồng Hải, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam NSW; và Ông Nguyễn Văn Thuất, Chủ tịch Uỷ Ban Thường vụ Phong trào Hướng Đạo Việt Nam Hải ngoại.
Buổi phát hành sách được anh Việt Nhân, trong vai trò MC, điều khiển một cách nhịp nhàng, vững vàng, với một giọng nói trầm ấm, và khả năng nhận định sâu sắc.
Đặc biệt, phần trình diễn văn nghệ rất chọn lọc và đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức qua sự đóng góp của Ban Hợp ca Lướt Sóng thuộc Gia đình Hàng Hải và Hải Quân Việt Nam, nghệ sĩ Vũ Phạm Cao Nguyên, nữ ca sĩ Bảo Khánh, ca sĩ Nhan Nguyên Phương... Nhất là phần độc tấu “Nước non ngàn dặm ra đi” của Vũ Phạm Cao Nguyên đã tạo nên những rung động sâu xa trong tâm hồn của tất cả người hiện diện.

VÀI NHẬN XÉT VỀ BUỔI PHÁT HÀNH SÁCH

Xét về mục đích và ý nghĩa, buổi phát hành sách “Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học” là một sinh hoạt văn hoá có ý nghĩa, cần được ca ngợi và khuyến khích. Nhưng nếu xét về nội dung, cùng bối cảnh của đất nước, hoàn cảnh của người Việt hải ngoại, tôi thấy có một số điểm xin được mạnh dạn và thẳng thắn đóng góp với ông Cung Đình Thanh.

Thứ nhất, việc tìm kiếm những bằng chứng để chứng minh đại tộc Bách Việt là “thành tố căn bản về nhân chủng cũng như về văn hoá kỹ thuật, cho sự hình thành nhà nước và dân tộc Trung Hoa” như ông Thanh đã nêu, là cả một công trình nghiên cứu vừa khoa học vừa nghệ thuật, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cùng khả năng làm việc có tổ chức, liên tục, và có sự tiếp nối của những người có thẩm quyền về nhân chủng, lịch sử, văn hoá, khảo cổ, xã hội... Mọi giả thuyết, mọi phát minh, được coi là “động trời” của bất cứ cá nhân nào, đều phải trải qua sự kiểm nghiệm, phân tích một cách nghiêm khắc và chặt chẽ của các cơ quan quốc gia và quốc tế có thẩm quyền. Đó là cách thức làm việc đúng đắn của những người làm khoa học chân chính.

Thứ hai, vì đây là công trình khảo cứu khoa học cao siêu, đòi hỏi sự đóng góp của những nhà chuyên môn có trình độ cao, nên đối tượng và phạm vi phổ biến bao giờ cũng hạn hẹp và chọn lọc trong số những khoa học gia chân chính, có thực tài và thực học. Chỉ có những người làm khoa học tay mơ, hoặc những kẻ cơ hội chủ nghĩa, hoặc những người muốn núp dưới danh nghĩa văn hoá và khoa học để thực hiện những mục tiêu mờ ám về tiền bạc, chính trị, hoặc đánh bóng cá nhân, họ mới rùm beng phổ biến những tin tức động trời để đánh vào thị hiếu, sự tò mò, hoặc thoả mãn lòng tự ái đơn giản của đám đông hiếu kỳ.
Ông Cung Đình Thanh không phải là một nhà khảo cổ, không phải là nhà nhân chủng, và cũng không phải là nhà văn hoá, xã hội. Ông là một luật sư. Suốt thời gian nửa thế kỷ qua, ông chưa có một công trình khảo cứu nào, hay một tác phẩm chuyên môn nào nổi tiếng về nguồn gốc văn minh Việt Nam. Vậy mà bây giờ, ông xuất bản tạp chí, viết sách, đưa ra những thuyết động trời về nguồn gốc văn minh Việt Nam, rồi kêu gọi những người bình thường trong cộng đồng người Việt hải ngoại (trong đó có cả những sinh viên, học sinh đọc viết tiếng Việt chưa thạo) đóng góp ý kiến. Đồng ý, những bài viết của ông Thanh đều dựa vào những công trình khảo cứu của nhiều nhà khảo cổ, văn hoá, xã hội có tiếng tăm trên thế giới. Tuy nhiên, có 2 điểm ta lo ngại. Một, người đọc có quyền nghi ngờ khả năng tiêu hoá những công trình khảo cứu nổi tiếng đó của một người không chuyên môn và không có thẩm quyền trong lĩnh vực khảo cổ, nhân chủng và văn hoá như ông Thanh. Hai, những công trình khảo cứu nổi tiếng đó cho đến nay vẫn chưa được công nhận.

Thứ ba, hiện tại dân tộc Việt Nam đang sống trong sự kìm kẹp của cộng sản, cùng việc CSVN cắt đất, trong đó có Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, dâng cho Trung Cộng, thiết nghĩ, những người trí thức như ông Cung Đình Thanh nên có trách nhiệm làm sáng tỏ trước công luận, Ải Nam Quan và Bản Giốc thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong lúc tổ quốc và dân tộc Việt Nam đau đớn vì bị mất đất, trong lúc CSVN ra rả tuyên truyền Ải Nam Quan và Bản Giốc là của Trung Cộng, thì ông Cung Đình Thanh, một người tự nhận là “biết rõ thế nước sau khi ở Hoa Kỳ về”, một người luôn luôn khua chiêng gõ trống “vun bồi lại lòng tự tin dân tộc, xây dựng lại cái tâm Việt, cái hồn Việt, ngõ hầu đưa được đất nước đến ngang tầm thời đại” (sic), lại thản nhiên ngoảnh lưng lại nỗi đau thương mất mát ngay trước mắt của dân tộc, để tối ngày chúi mũi trong việc tầm chương trích cú, chứng minh văn minh Việt Nam có trước cả văn minh Trung Hoa. Đã vâäy, ông còn ra rả kêu gọi mọi người Việt hải ngoại hãy cùng ông “tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học” bằng cách thử máu, viết Việt học Toàn thư... để thấy được văn minh Việt Nam mình còn đẻ ra cả văn minh Trung Hoa.
Đồng ý, lòng tự hào dân tộc và sự tự tin là điều quan trọng cho sự hưng thịnh của quốc gia. Nhưng nếu lòng tự hào và sự tự tin đó đặt một cách vội vàng trên ảo tưởng “văn minh Việt Nam đẻ ra cả văn minh Trung Hoa”, thì đó lại là điều nguy hiểm, gây ra sự thất vọng, và có thể tạo nên những xung đột không cần thiết. Điều này cũng giống như có người khi xuất bản một tờ tạp chí đã cho con đứng tên chủ bút, mặc dù người con không hề viết và cũng không hề nhớ tên tờ tạp chí là gì.
Bên cạnh đó, việc biên soạn và phổ biến những tài liệu về lịch sử Việt Nam thời hiện đại, trong đó có giai đoạn từ 1945 đến nay, cũng vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, cả giai đoạn lịch sử đó đang bị CS là những kẻ chiến thắng xuyên tạc, bôi nhọ. Và cứ đà này, trong thời gian mươi, mười lăm năm nữa, những xuyên tạc và bôi nhọ của CSVN sẽ có nguy cơ trở thành chính sử, nếu những Việt trí thức hải ngoại có tài, có lòng không ngồi lại với nhau để soạn thảo những tài liệu lịch sử đó. Ông Cung Đình Thanh cùng các nhà trí thức khoa bảng bằng hữu của ông đều là những chứng nhân quan trọng của lịch sử Việt Nam trong một giai đoạn sóng gió và đầy bi thảm đó. Hơn nữa, các ông lại có điều kiện sống tại hải ngoại, lại có trình độ, và ham viết sử, thích làm văn hoá, thử hỏi tại sao quý vị không làm việc làm ý nghĩa này"


Dĩ nhiên, giữa hai bên, một bên, chứng minh Ải Nam Quan và Bản Giốc thuộc Việt Nam, và biên soạn những tài liệu lịch sử VN từ 1945 đến nay; và một bên, tìm tòi tài liệu viết bài chứng minh văn minh Việt Nam có trước cả văn minh Trung Hoa, việc nào quan trọng hơn, cần thiết hơn, và phù hợp với khả năng hơn, chắc chắn ông Cung Đình Thanh dư biết, nếu ông là nhà trí thức yêu nước chân chính.

Thứ bốn, về nội dung buổi phát hành sách, nhờ danh xưng “tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam” nên ta thấy ông Cung Đình Thanh đã phần nào thành công trong việc cố gắng tạo ấn tượng có sự tham gia của đại diện tất cả các tôn giáo, cùng các thành phần trong cộng đồng người Việt tại NSW. Tuy nhiên, vì đây là một đề tài khảo cứu quá chuyên môn, tác phẩm Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học lại quá đồ sộ, đồng thời quan điểm cho rằng văn minh Việt Nam có trước cả văn minh Trung Hoa là điều quá mới lạ và táo bạo, nên các thuyết trình viên và diễn giả, kể cả ông Cung Đình Thanh, đều không giúp người nghe hiểu được nội dung tác phẩm, dù là khái quát.
Hầu hết diễn giả cũng cho biết, chưa hề đọc cuốn Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học. Điều này nghe thì hợp lý, vì tác phẩm Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học mới được in và mới phát hành. Nhưng sự thực, trong tác phẩm Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học có 14 chương và 4 phần phụ lục, thì có tới 13 chương và 3 phần phụ lục đã được đăng trong tạp chí Tư Tưởng cũng như trên Internet suốt mấy năm qua. Theo nhận xét của cụ Trung Tỉnh Cư Sĩ (xin vui lòng xem phần Diễn Đàn Độc Giả), cuốn Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học có hơn 620 trang, chỉ có 40 trang là có lẽ mới viết, còn lại 90% dung lượng tác phẩm đều in lại những bài đã đăng rải rác trong tạp chí Tư Tưởng từ giữa năm 1999 đến tháng 3 năm 2002. Điều này có nghĩa, hầu hết diễn giả được ông Cung Đình Thanh mời thuyết trình, đều không hề đọc, hoặc đọc rất ít, tạp chí Tư Tưởng.
Trong số những người phát biểu, chỉ có ông Nguyễn Văn Thuất đi đúng đề tài buổi phát hành sách, khi ông trình bầy về một số quan điểm của nhà văn Bình Nguyên Lộc, cho rằng nguồn gốc văn minh Việt Nam bắt nguồn từ Mã Lai Á.

Đặc biệt, khán giả cũng ngạc nhiên và thất vọng khi nghe phần trình bầy của ông Trần Nam Bình, trợ lý giáo sư đại học NSW. Mặc dù được ghi trong chương trình, ông sẽ thuyết trình về “Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam”, nhưng thực tế, ông Trần Nam Bình chỉ nói chung chung về tầm quan trọng của nghiên cứu Việt học tại hải ngoại. Đã vậy, ông Bình còn có những tuyên bố rất tuỳ hứng, gây băn khoăn thắc mắc không ít cho người nghe. Tỷ dụ như khi nhắc đến trống đồng và những mũi tên đồng tại thành Cổ Loa mà chính ông đã có dịp về Hà Nội chứng kiến, ông Bình tuyên bố, ông không hề thấy trống sắt hay mũi tên sắt, nên ông kết luận, người Việt Nam đã tìm ra mỏ đồng trước mỏ sắt. Kết luận của ông Bình rõ ràng phản khoa học. Đồng ý, tại VN cũng như trên thế giới, con người đã biết chế tạo các phương tiện bằng đồng trước các phương tiện bằng sắt nhiều ngàn năm. Tuy nhiên, điều này chỉ có nghĩa việc luyện sắt đòi hỏi trình độ văn minh cao hơn so với việc luyện đồng, chứ không phải do người VN tìm thấy mỏ đồng trước khi tìm thấy mỏ sắt như ông Bình tuyên bố.
Ông Trần Nam Bình cũng thẳng thắn thú nhận ông là một nhà kinh tế, chứ không phải là nhà văn hoá. Sự thẳng thắn của ông là điều đáng quý. Nhưng như vậy ta lại càng không hiểu tại sao ông Cung Đình Thanh, khi kêu gọi bà con đến tham dự buổi phát hành cuốn Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học do ông biên soạn, nhưng ngay cả diễn giả then chốt nhất là giáo sư Trần Nam Bình được ông mời, cũng không hề am tường tác phẩm của ông.
Đúng ra, ông Trần Nam Bình là trợ lý giáo sư (A/Prof) giảng viên về môn thuế vụ tại đại học NSW. Trong cương vị đó, ông thường viết bài về kinh tế, bênh vực chính phủ Hà Nội mỗi khi có những xung đột kinh tế với các nước ngoại quốc. Gần đây nhất, bài viết chỉ trích Hoa Kỳ của ông Trần Nam Bình đăng trên tạp chí điện tử Asian Analysis Newsletter (internet) nhan đề “From Fish to Shrimp - The Continuing Saga of the US-Vietnam BTA” đã được chính phủ Hà Nội hoan hô tán thưởng, và một loạt các cơ quan ngôn luận chính thức của CSVN như Thông Tấn Xã VN, báo Nhân Dân, đài Phát Thanh Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Việt Nam... đều đồng loạt trích dịch và loan tải.
Điều này phần nào giúp chúng ta đi đến một câu hỏi hợp lý: Phải chăng mặc dù là người không am tường về văn hoá, khảo cổ, lịch sử VN, cũng như tác phẩm Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học, nhưng ông Bình chấp nhận đến thuyết trình về “Nguồn gốc Văn minh Việt Nam” theo “lời mời” của ông Cung Đình Thanh vì ông Bình nghĩ rằng, buổi phát hành sách là nhằm mục đích thu hút sự chú ý, cùng công sức và tâm trí của người Việt tại Úc vào những cuộc tranh luận vĩnh viễn không đi tới kết quả quanh đề tài “văn minh VN có trước văn minh Trung Hoa”" Và nếu sa lầy trong cuộc tranh luận “có vẻ trí thức và có vẻ văn hóa” như vậy, người Việt yêu tự do tại Úc sẽ lơ là với những vấn đề thiết thực như đấu tranh với chính quyền CS để giành tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc VN"
Dĩ nhiên, việc ông Bình thuyết trình về một đề tài không phải là phạm trù chuyên môn của ông, và thực tế, ông đã thể hiện sự yếu kém của mình khi thuyết trình, đã ảnh hưởng đến uy tín của ông, một nhà trí thức khoa bảng, hiện là giảng viên tại đại học NSW. Câu hỏi được đặt ra ở đây, tại sao ông Bình lại chấp nhận làm một việc ảnh hưởng đến uy tín của mình như vậy" Vì ông coi thường khán giả" Vì tình cảm sâu nặng với ông Cung Đình Thanh" Hay vì lý do nào khác"

VẤN ĐỀ LƯƠNG TÂM TRÍ THỨC

Tác phẩm Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học dầy trên dưới 620 trang, gồm 14 chương và 4 phần phụ lục, trong đó có 13 chương và 3 phần phụ lục đăng lại từ tạp chí Tư Tưởng. Điều này có nghĩa, trên 90% nội dung tác phẩm được lặp lại. Việc in lại trong sách những gì đã đăng không phải là điều quan trọng đáng trách. Điều quan trọng đáng trách là khi đăng lại, ông Cung Đình Thanh đã không nêu rõ để người mua sách biết trước khi mua. Một tác phẩm khi tái bản phải ghi rõ tái bản, hoặc tái bản có bổ sung, hoặc tái bản có sửa chữa. Ngoài ra, những bài viết trong tác phẩm đã trích dẫn từ đâu, bài viết đó đã đăng ở đâu cũng cần phải nêu rõ. Đó là bổn phận luật định và cũng là trách nhiệm lương tâm trí thức. Việc ông Cung Đình Thanh đăng lại 13 chương từ tạp chí Tư Tưởng cách đây 4, 5 năm, nhưng không hề ghi rõ ở ngay những trang đầu của tác phẩm mà chỉ ghi ở phần chú thích cuối sách; và nhất là 3 phần phụ lục của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đức Hiệp, cũng được đăng lại từ tạp chí Tư Tưởng, nhưng không hề được ông Cung Đình Thanh đề cập; rõ ràng là những điều không thể chấp nhận. Một người bán hàng rong, bán một món hàng cũ mà ỡm ờ không nói rõ đó là hàng cũ đã là điều sai trái. Huống hồ một người tự nhận mình làm văn hoá, phạm phải những sai lầm đó thì còn đáng trách đến đâu.
Đồng ý, hầu hết những người bỏ tiền mua cuốn Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học của ông Thanh, họ đều tin tưởng vào công việc phụng sự văn hoá mà ông Thanh theo đuổi, nên ai cũng có hảo ý muốn mua ủng hộ ông. Nhưng trước những tấm lòng cao cả đó, ông Thanh càng phải có trách nhiệm đối với việc làm thiếu thành thật của mình.
Nhất là trong tương lai, ông sẽ tổ chức các buổi phát hành sách tại các tiểu bang ở Úc, cũng như tại nhiều nơi ở hải ngoại. Hy vọng, những thiếu sót trên đây sẽ được ông Thanh sửa đổi trước khi tiếp tục phát hành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.