Hôm nay,  

Chiến Lược Cam Ranh

4/23/200200:00:00(View: 4037)
Phải chăng đã có sự rạn nứt trong ban lãnh đạo CSVN về tương lai của Cam Ranh giữa hai phe, một phe chủ trương sử dụng Cam Ranh như một đặc khu kinh tế và một phe muốn dùng Cam Ranh làm căn cứ chiến lược" Câu trả lời gồm một số vấn đề khá phức tạp, cần phải chờ xem. Nhưng lúc này có một điểm rất thực tế có thể xác định ngay. Cam Ranh không thể trở thành một nơi cho ngoại quốc mướn để làm căn cứ quân sự như đã từng cho Nga muớn trước đây.

Thực tế là vì tình thế ngày nay đã khác hẳn tình thế năm 1979 khi Nga được quyền sử dụng căn cứ này. Tình hình thế giới đang thay đổi và tiếp tục thay đổi khá mau lẹ, ngày một mới, ngày ngày lại mới. Chế độ CSVN hiện nay hay bất cứ chế độ nào trong tương lai không thể cho ngoại quốc đóng quân tại Cam Ranh, vì làm như vậy chỉ tự rước lấy họa. Và dù CSVN có muốn cho mướn, cũng không một nước ngoại quốc nào kể cả Mỹ, lại muốn thuê Cam Ranh làm căn cứ. Nếu vạn nhất xẩy ra thế giới đại chiến và Việt Nam đứng hẳn về một phe, Cam Ranh cũng chỉ là một nơi để đồng minh sử dụng nhất thời chớ không thuê muớn. Nhưng tôi không nghĩ thế chiến thứ ba lại giống như hai cuộc Thế chiến trước đây trong thế kỷ 20. Lịch sử không bao giờ tái diễn y hệt như trước.

Một bài báo của ký giả Nhật Yasunori Matsuo do Kyodo phổ biến cho rằng một sự rạn nứt có vẻ đã hiện ra trong ban lãnh đạo Cộng sản vì tướng Phạm Văn Trà nói Vịnh Cam Ranh sẽ tiếp tục là nơi có một vị trí chiến lược quan trọng, không thể biến đổi vùng này thành một trung tâm hoàn toàn về kinh tế; trong khi đó phe đổi mới kinh tế đứng đầu là Thủ tướng Phan Văn Khải lại chủ trương biến Cam Ranh thành một đặc khu kinh tế được xây dựng và phát triển với sự đầu tư của ngoại quốc. Cộng sản là một khối thuần nhất về chính trị, nay hai ý kiến mâu thuẫn về sách lược lại được nói ra công khai, kể cũng là chuyện hiếm lạ. Nhưng tôi không nghĩ tướng Trà, Bộ trưởng quốc phòng đứng thứ 11 trong bộ Chính trị 19 người, lại có thể công khai nêu một ý kiến như vậy nếu không có sự đồng ý của cơ quan đầu não hay ít nhất cũng phải có sự đồng ý của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Có sự nhận xét cho rằng Trà đại diện cho phe quân đội nêu ý kiến trái ngược này chẳng qua chỉ để bênh vực quyền lợi kinh doanh của các công ty do quân đội làm chủ. Kiến lợi tất tranh, thói thường là thế. Nhưng tôi không nghĩ một sự tranh chấp quyền lợi lại có thể đem ra công khai. Sự tranh chấp nếu có vẫn chỉ là những sự bất hòa ngấm ngầm cần phải giữ kín trong nội bộ chớ không thể gây chuyện lớn nói ra mà không bị hậu quả.

Nếu cho rằng Hà Nội muốn cho thấy trong nội bộ có một hình thức dân chủ nào đó nên các ý kiến tương phản được trình bày công khai, vậy hãy thử hỏi thiếu gì chuyện tầm phào đem trình diễn mà lại nhè một vấn đề chiến lược rất quan trọng. Vậy Hà Nội để mặc cho sự bất đồng này nói ra công khai là có dụng ý gì" Trước hết, không một nhà quân sự nào có thể phủ nhận giá trị chiến lược của Cam Ranh. Nước Việt Nam có một bờ biển rất dài hình chữ S, nhu cầu bảo vệ đường duyên hải đó là chuyện tất nhiên và xét theo địa hình cũng như vị trí, Cam Ranh phải là điểm tựa chính cho tuyến phòng thủ đó. Nhưng bây giờ là thời bình, nếu có nhu cầu về chiến lược của Cam Ranh thì nói ra làm gì, tại sao không lẳng lặng mà đặt kế hoạch" Vậy dùng Cam Ranh để làm căn cứ chiến luợc là để đối phó với mối nguy nào"

Hiển nhiên nguy cơ ngay trước mắt ở Nam Hải chỉ có một. Vấn đề chia biển ở Vịnh Bắc Việt đã được ký kết với phần thiệt về phía Việt Nam. Nhưng từ hải cảng Vinh trở xuống qua Hoàng Sa đối diện với Đà Nẵng, đến phía Nam với những khu dầu lửa ở gần Côn Sơn, vòng qua mũi Cà Mâu đến vịnh Thái Lan, ngoài quyền lợi kinh tế còn có vấn đề quốc phòng sinh tử. Đối tượng phải đề phòng là Trung Quốc bởi vì cái lưỡi con khủng long đã liếm xuống Hoàng Sa và cả vùng bờ biển các hải đảo của Phi Luật Tân, vươn tới Trường Sa. Bắc Kinh không hề che giấu ý đồ coi toàn thể Nam Hải, từ đảo Hải Nam xuống đến gần Mã Lai Á là vùng biển của họ. Và trớ trêu thay, trên bản đồ quốc tế vùng biển này gọi là Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc gọi nước Indonesia là Nam Dương Quần Đảo. Cam Ranh là cái bao lơn phình ra giữa Nam Hải.

Hà Nội đã bị Trung Quốc chèn ép lấn áp rất nhiều trong việc ký kết hai hiệp ước bất bình đẳng trên bộ phía Bắc và trên biển Vịnh Bắc Việt. Việc này đã gây ra làn sóng chống đối của người Việt Nam trong và ngoài nước. Bây giờ sắp đến lúc thương lượng về phần biển Nam Hải ngoài Vịnh Bắc Việt, Hà Nội sợ sẽ còn bị ép buộc gay go hơn nữa. Nhưng sợ mà không dám lên tiếng chống đối. Vậy tại sao thấy cần nói đến việc biến Cam Ranh thành một căn cứ chiến lược" Hai ngày trước khi có lời tuyên bố của tướng Trà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An họp với Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lý Bằng tại Bắc Kinh. Tin cho biết hai bên đã thảo luận "về các vấn đề thế giới và khu vực". Đây là điều đáng chú ý.

Ngày kỷ niệm 30-4 sắp đến cũng là dịp nở rộ thêm các phong trào cộng đồng người Việt hải ngoại lên án vụ nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, chế độ Hà Nội bắt buộc phải gián tiếp chống đỡ sức ép của Bắc Kinh bằng cách mặc nhiên cho lọt ra ngoài tiếng nói về việc sử dung Cam Ranh làm căn cứ chiến lược. Nhưng nói mà không làm thì có ích gì" Như ngẫu nhiên, bỗng có một tiếng nói từ bên ngoài phụ họa. Từ Hong Kong Đô đốc Dennis Blair, Tư lệnh Quân lực Mỹ Thái Bình Dương, nói Mỹ mong muốn căn cứ quân sự Cam Ranh sẽ được dùng cho các công tác nhân đạo và là nơi tầu chiến Mỹ có thể ghé bến. Nông Đức Mạnh mới đây hô hào cán bộ đã nói là phải làm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.