Hôm nay,  

“món Nợ Vô Hình”

24/02/200300:00:00(Xem: 5189)
LTS. Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, là một trong những tác giả quen biết của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Một số bài viết của ông đề cập tới các hoạt động cứu trợ thương phế binh VNCH tại quê nhà đã được bạn đọc quan tâm hưởng ứng. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông về vấn đề kể trên.
Anh bạn tôi ở trong Hội Cựu Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa South Carolina vừa gửi cho tôi bản sao của 5 lá thư được gửi đến Hội và gửi cho anh nhưng cũng về công việc của Hội. Tôi không phải là người có chân trong Hội nhưng anh bạn gửi cho tôi những lá thư đó vì muốn cho tôi có được cơ hội để chia sẻ những tâm tư, những băn khoăn, trăn trở với tác giả của các lá thư này.
Thư thứ nhất đề ngày 12-12- 02 của ông Kh. Trần ở Massachusetts được anh bạn yêu cầu làm cái "việc không công" là vận động xin tiền gửi về Việt Nam giúp cho anh em Thương phế binh VNCH. Tôi xin được ghi lại dưới đây đoạn đầu của lá thư.
"Anh H mến,
Tôi nhận được thư anh và lá thư tiếng Anh. Trước đó tôi có trao thư bằng tiếng Anh do tôi soạn cho mấy ông bạn kỹ sư Mỹ. Nhưng thú thật với anh tôi rất buồn và rất nản là họ chỉ ầm ừ rồi bỏ qua luôn.
Tôi nghĩ ngay cả anh em quân nhân chúng ta cũng rất nhiều. Kể cả dân sự hơn 1 triệu. Nhưng có ai chú ý bao nhiêu đâu. Họ không những lơ là mà còn bôi bác chúng ta nữa. Họ chỉ lo làm giàu và an hưởng mà thôi. Ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam trước đây (bỏ 7 chữ) có ai nghĩ đến anh em còn lại ở Việt Nam đâu" (bỏ 1 câu). Tôi rất buồn chúng ta không còn sống bao lâu nữa. Chỉ tội anh em tàn tật bên VN trước khi nhắm mắt mà phải sống cô độc, nghèo túng ..."
Ông Kh Trần đã hăng hái gửi thư đến bạn bè người Mỹ và cả mấy trường học để vận động xin tiền giúp người tàn phế nhưng không được đáp ứng "Tới nay chẳng có ma nào nói đến lá thư kêu gọi của tôi. Tôi nản quá anh H. Tôi cũng có gửi mấy trường học mà chẳng có gì..."
Vận đông người Mỹ không xong, ông quay sang cộng đồng người Việt và đi từng nhà bắt đầu từ bà con xa, gần của ông. Ông dự định xin đủ $200.00 để gửi cho 4 Thương phế binh nhưng mới xin được $170.00 thì ông phải ngưng vì thời tiết không còn thuận tiện cho việc đi lại nữa. "Lúc này trời lạnh dưới 0, -10, -15 thành thử đi làm về tôi không thể đi đâu để xin nữa rồi. Có thể tôi sẽ chuyển về Hội lo liệu cho tôi".
Thư thứ hai đề ngày 5-12-02 của ông Hồ Văn Nh ở Garden Grove , CA. Thư rất ngắn nhưng chứa đựng một tấm lòng bao la đối với anh em Thương phế binh VNCH. Tôi xin ghi laiï nguyên văn lá thư .
"Kính gửi quý anh trong Hội Cựu QCC.VNCH,
Nhân đọc 1 bài viết của anh Hải Triều, tôi thấy cần phải góp chút quà mọn cho việc làm tốt đẹp của các anh đối với TPB.QLVNCH. Mong các anh nhận và coi như đóng góp nhỏ bé của tôi. Chúc các anh mạnh tiến trên đường phục vụ. Thân mến".
Thư thứ ba đề ngày 23-12-02 của anh Nguyễn H ở Wesminster, CA. Tác giả lá thư quan tâm đến "các chiến hữu kém may mắn đang còn kẹt tại quê nhà". Nguyên văn lá thư như sau:
"Gửi các anh cựu chiến sĩ QLVNCH
Qua bài viết của bác Hải Triều trên Việt Báo on line, em rất cảm kích rước tấm lòng của các anh không quên các chiến hữu kém may mắn đang còn kẹt tại quê nhà. Nay em xin gửi đến các anh chi phiếu $50USD để phụ các anh giúp đỡ cho các đồng đội bên Việt Nam.
Nhân mùa Giáng Sinh, chúc các anh và gia đình luôn được dồi dào sức khỏe, bình an. Kính thư."
Tác giả thư thứ tư là Trần Thị H có lẽ là một cô gái còn ít tuổi. Thư được viết với nét chữ ngả nghiêng, lời lẽ đơn sơ nhưng đầy chân tình. Dưới đây là nguyên văn lá thư.
"Con cũng cảm thương người nghèo khổ, tàn tật, phế binh ở VN . Con muốn giúp đỡ họ nhưng không đủ sức chỉ có tấm lòng nhỏ nhoi. Gửi chút ít tiền cho họ. Có lòng ... Cầu xin Chúa giúp họ bớt đau đớn khi trời trở lạnh.
Con cũng nghĩ ở Mỹ giầu có sao có nhiều nhà từ thiện còn VN mình người nghèo thì nhiều mà sao không bao nhiêu nhà từ thiện cả. Con muốn ... nhiều lắm nhưng chưa làm được việc gì cả. Con chưa có đủ nghị lực và sức mạnh".
Thứ thứ năm đề ngày 1-10-02 của bà Nguyễn Thị Kim T ở San Francisco, CA. Trong thư, bà hy vọng sẽ hỗ trợ Hội để "Trả được món nợ vô hình" cho những người đã vì quê hương dân tộc mà nay bị tàn phế. Xin được ghi lại nguyên văn lá thư.
"Kính gởi Quý vị trong Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH South Carolina,
Thưa Quý vị,
Tôi tên T họ Nguyễn, hiện ngụ tại TP San Francisco, tôi vừa đọc được bài viết của ô Hải Triều viết về Từ Thiện ở Mỹ, Từ Thiện ở Việt Nam đăng trên tuần báo Thời Báo số 557 phát hành ngày 21-9-02 ở TP Oakland.
Đọc qua bài báo tôi vô cùng xúc động, vì đây là niềm trắc ẩn của tôi đã mang nặng từ lâu, rất tiếc chưa có điều kiện thực hiện. Nay tôi mạo muội viết thư này đến quý Hội nhờ quý Hội giúp cho tôi có cơ hội trả được món nợ vô hình với những chiến sĩ vô danh, những người đã âm thầm hy sinh mạng sống để mang lại cuộc sống yên bình cho gia đình tôi nói riêng và cho miền Nam Việt Nam nói chung, chậm rơi vào tay của bọn Cộng Sản khát máu.
Từ lâu, tôi đã biết tôi còn mang một món nợ chưa đền trả, vì mỗi lần tôi có dư chút đỉnh là có việc phải chi xài cho người nghèo, người bệnh nơi quê nhà ... Đối với người thương phế binh QLVNCH tôi còn nợ nhiều lắm, chỉ có một lần vào năm ngoái trước ngày 911 tôi về Việt Nam Châu Đốc (An Giang) trước ngày về Mỹ tôi giúp được 300.000$ Việt Nam cho một gia đình ĐPQ, tôi rất xót xa với số tiền ít ỏi này (giờ chót hết tiền) nhưng ông ta rất là vui mừng và cảm ơn rối rít. Đến bây giờ nhắc lại tôi còn cảm thấy ngại ...

Hy vọng sau khi nhận được thư này, xin quý vị vui lòng hồi âm cho tôi càng sớm càng tốt và xin kể cho tôi nghe những gì quý vị đã, đang và sẽ thực hiện trong tương lai, cho thương phế binh và quả phụ nơi quê nhà. Xin quý vị nhớ cho, có một người đàn bà Việt Nam rất là quê mùa, dốt nát, đang sống tại San Francisco rất ngưỡng mộ việc làm của quý hội, hy vọng được hỗ trợ quý Hội trong những ngày sắp tới và trong khả năng mà tôi có thể.
Xin kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khỏe, riêng quý Hội được vững tiến.
Xin kính chào.
Viết thêm: Rất muốn được xem video văn nghệ do quý Hội thực hiện.
*
Tôi đã đọc đi đọc lại những lá thư trên. Mỗi lá thư mang một nét riêng biệt, mỗi lá thư là một vấn đề khiến tôi phải suy nghĩ. Sau đây là cảm nghĩ của tôi đối với mỗi lá thư:
Tôi vô cùng thông cảm với ông Kh Trần. Người đi làm "việc không công" nhiều khi phải đối diện với những thực tế thật phũ phàng, đã mất thì giờ lại còn bị xầm xì, bị nói này nói nọ, có khi đã bị từ chối rồi còn bị chế diễu nữa là khác. Trong thư, ông luôn luôn băn khoăn vì "Chưa làm được gì cho anh em tàn phế". Thật ra ông đã làm được rất nhiều, từ việc nặn óc soạn thư gửi cho bạn bè và trường học Mỹ đến việc uốn lưỡi thuyết phục đồng hương để kiếm tiền giúp đỡ anh em Thương phế binh, công lao không phải là ít. Sau một ngày làm việc mệt nhọc ông đã chịu khó lặn lội đến gõ cửa từng nhà để rồi có khi nhận được thái độï thờ ơ hay hay cử chỉ lạnh nhạt của người đối diện, ông đã phải gánh chịu những buồn tủi ... chỉ vì nghĩ tới anh em tàn phế. Tôi nghĩ ông có thể an lòng vì dù chưa toại nguyện, ông đã làm được quá nhiều cho anh em Thương phế binh rồi.
Đọc xong thư của ông Hồ Văn Nh và anh Nguyễn H tôi rất phấn khởi. Tôi nghĩ nếu nhiều người có được tấm lòng và mau mắn như ông Nh và anh H thì may mắn cho anh em Thương phế binh biết chừng nào.
Thư của Trần Thi H thể hiện một tấm lòng nhân hậu cao độ đối với người tàn phế. Tôi nghĩ nếu biết được điều này chắc anh em Thương phế binh sẽ cảm thấy được an ủi và mãn nguyện lắm.
Thư của bà T càng làm cho tôi suy nghĩ nhiều hơn.
Trong lúc bà coi tình cảnh tội nghiệp của những người Thương phế binh là niềm trắc ẩn của bà thì có những người bạn đồng đội của họ, những người đã từng vào sinh ra tử với họ, những cấp chỉ huy của họ, những người ít nhiều có trách nhiệm trong sự tàn phế của họ . . . vẫn an nhiên tự tại, ăn no ngủ kỹ, không hề đếm xỉa gì đến họ.
Bà T xin được góp phần vào việc đem lại một chút an ủi cho những người Thương phế binh, những con người mà vì sự sống còn của miền Nam trước đây, đã phải mất đi một phần thân thể. Việc làm đó thực tế và chẳng khó lắm đối với những người đang có cuộc sống tương đối đầy đủ trên đất My.õ
Tôi rất xúc động khi thấy gần đây có nhiều cá nhân, đoàn thể, ký giả đã lên tiếng kêu gọi, đề nghị tổ chức cây mùa xuân cho Thương phế binh hoặc đứng ra quyên góp giúp đỡ Thương phế binh ở quê nhà. Nhiều người đã nhận rõ được việc làm đó vừa là từ thiện nhưng cũng là vì lương tâm, vì vậy càng ngày càng có nhiều nhà hảo tâm đến với anh em Thương phế binh. Nhưng tôi nghĩ những tổ chức lo cho anh em Thương phế binh còn quá ít, những người thực sự quan tâm đến anh em Thương phế binh chưa nhiều. Vì vậy những vị có khả năng, có uy tín trong chính quyền và quân đội trước đây cần dấn thân vào công việc này. Anh em Thương phế binh cần phải được chăm sóc hơn cho nên việc giúp đỡ anh em Thương phế binh cần phải được tổ chức quy mô hơn, rộng lớn và chặt chẽ hơn.
Tôi ước mong quý vị lãnh đạo miền Nam trước đây, các cấp chỉ huy quân đội hãy nghĩ đến những đồng đội tàn phế của mình. Xin các bạn từng khoác chiến y hãy thông cảm với những đồng đội thiếu may mắn. Xin quý đồng hương mở lòng với anh em Thương phế binh đang khốn khó nơi quê nhà.
Ước gì mọi người đều nói được như bà Nguyễn Thị Kim T "Đối với người Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tôi còn nợ nhiều lắm".
Hải Triều
NGHĨA CỬ CAO ĐẸP
Sau những lời kêu gọi giúp đỡ anh em Thương phế binh được đăng trên mục "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều đồng hương đã hưởng ứng. Tin từ Hội Cựu Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa South Carolina cho biết mới đây Hội đã nhận được thêm sự giúp đỡ của nhiều vị hảo tâm từ Vermont, California, Texas và Hawaii (Trong số này có một vị ở San Jose, CA đã gửi lần thứ 3 và một vị ở San Francisco, CA gửi lần thứ 2). Số tiền này đã được Hội gửi giúp 10 Thương phế binh
Ngoài ra, trong Đại Hội Đồng Hương 29 tháng 12 vưà qua tại Atlanta, Hội Đồng Hương Quảng Nam- Đà Nẵng nhận bảo trợ thường xuyên cho 22 Thương phế binh và một vị hảo tâm ở Florida nhận bảo trợ thường xuyên cho 3 Thương phế binh nữa .
Như vậy tính cho đến nay độc giả "Viết Về Nước Mỹ" đã gửi đến Hội Cựu QCC/SC tổng cộng $1,510.00 và Hội đã gửi giúp được tất cả 28 Thương phế binh cùng với 25 hồ sơ Thương phế binh được bảo trợ thương xuyên như nêu trên .
Được biết, theo báo cáo cuối năm, Hội CQCC/SC đã trợ giúp lần thứ nhất các hồ sơ TPB/VNCH như sau :
·Độc giả ''Viết Về Nước Mỹ " giúp: 28 hồ sơ
·Bảo trợ thường xuyên: 25 hồ sơ .
· Hội Cựu QCC/ SC giúp đơ:õ 126 hồ sơ
Tổng cộng: 179 hồ sơ (trên tổng số 220 hồ sơ Hội đã nhận)
Hiện còn nhiều anh em Thương phế binh cần đến sự giúp đỡ của đồng bào hải ngoại. Xin quý đồng hương mở lòng từ tâm Chi phiếu xin đề South Vietnamese Veterans Association và gửi về P.O. box 1441 Taylors, SC 29687.
Xin cám ơn quý vị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.