Hôm nay,  

Cơ Đốc Giáo Đông Tiến

14/03/200400:00:00(Xem: 4494)
Sau này, lịch sử Cơ Đốc Giáo Trung Quốc sẽ ghi ơn chủ tịch Mao Trạch Đông - chính họ Mao đã bứng gốc rễ các nền văn hóa cổ truyền và tình cờ lại dọn đường cho Cơ Đốc Giáo nhiều thập niên sau tràn vào chinh phục đất nước khổng lồ này. Tuy đó là nhận định của nhà biên khảo David Aikman, tác giả cuốn "Jesus in Beijing," khi cho rằng trong 20 năm tới Cơ Đốc Giáo sẽ ảnh hưởng lớn trên Trung Quốc và như thế sẽ biến đổi toàn cầu, thì thực ra, ở mặt rộng hơn, tình hình tương tự cũng đang xảy ra ở nhiều nơi khác. Trung Quốc chỉ là một phần trong một hiện tượng lớn hơn của toàn cầu: giưã lúc Cơ Đốc Giáo suy yếu ở Aâu Châu thì lại tràn về mạnh mẽ ở vùng Nam Cầu (Global South). Tình hình này sẽ biến đổi hẳn bản đồ chính trị và văn hóa thế giới trong tương lai gần, và sẽ đưa tôn giáo này kình trực diện một lần nữa với Hồi Giáo ở các trận tuyến mới. Các dữ kiện sau đây dựa vào bản tường trình "The Rebirth of Christianity: The Gospel Blossoms in the East" của hãng thông tấn Cơ Đốc Agape Press, đăng trên trang web truyền giáo Crosswalk.com tuần này.
Đó là một dòng tít kỳ lạ xuất hiện cách nay 2 năm trên tờ The London Times: "Cơ Đốc Giáo Gần Như Thảm Bại ở Anh Quốc, theo lời Đức Hồng Y."
Lời than thở đó là của Tổng Giám Mục Giáo Phận Westminster, Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, khi ngài đọc diễn văn trước một hội nghị Thiên Chúa La Mã ở Anh năm 2001.
Và ai có thể quy lỗi cho ngài là bi quan" Cơ Đốc Giáo ở Tây Phương trông như đang lui bước mọi nơi trước làn sóng tràn tới của chủ nghĩa thế tục và phong trào Tân Kỷ (New Age, chữ này chỉ cho một phong trào xuất phát từ 1980s, gồm nhiều khuynh hướng tâm linh đa dạng, tin có luân hồi).
Tuy nhiên, điều khích lệ lại là một hiện tượng đang xảy ra: tại nơi gọi là Nam Cầu - Phi Châu, Mỹ Latin và Á Châu - Cơ Đốc Giáo đang phát triển mau chóng, hứa hẹn trong 50 năm tới có thể qua mặt Tây Phương để trở thành quê hương tâm linh của đức tin (Cơ Đốc).
Philip Jenkins, giáo sư sử học và tôn giáo học của Pennsylvania State University, trong cuốn "The Next Christendom: The Coming of Global Christianity" nhận xetù rằng với chủ nghĩa thế tục đang lan rộng theo nền văn minh vật chất, và "cho tới gần đây, đại đa số Cơ Đốc Nhân sống trong các nước Da Trắng..." và nếu Cơ Đốc là tôn giáo chủ yếu của dân Aâu Châu và Bắc Mỹ thì "sự thế tục hóa Tây Phương chỉ có nghĩa là Cơ Đốc Giáo đang trong những ngày hấp hối."
Tuy nhiên, điều lạ đang xảy ra: thay vì chết dần mòn, Cơ Đốc Giáo đang lan rộng trong những cách bất ngờ. Mark Hutchinson, khoa trưởng về lịch sử giáo hội của đại học Southern Cross College ở Uùc, nói rằng "điều mà nhiều học giả đã nghĩ là cái chết của giaó hội trong thập niên 1960s vì thế tục hóa, thực sự lại là chuyển nơi ở và tái sinh vào phần còn lại của thế giới."

Những con số thiệt sự là bất ngờ. Như tại Phi Châu trong năm 1900, có khoảng 10 triệu Cơ Đốc Nhân trên lục địa này. Vào năm 2000, con số tăng tới 360 triệu tín đồ.
Anh Giáo là thí dụ điển hình nhất của khuynh hướng toàn cầu hóa này. Trong khi chi nhánh Anh Giaó ở Mỹ - có tên là Giaó Hội Episcopal - tín đồ giảm trong 40 năm qua để còn 2.3 triệu, thì riêng ở Uganda đã có hơn 8 triệu tín đồ Anh Giáo.
Tính trên toàn cầu, Cơ Đốc Nhân Truyền Bá Phúc Aâm (evangelical Christians) là phần lan rộng của cộng đồng Cơ Đốc. Nhưng 70% tín đồ này lại sống ngoài Tây Phương.
Trong khi đó, Cơ Đốc như dường điêu tàn ở Tây Phương, đặc biệt ở Aâu Châu. Trong bài viết trên New York Times, nhà văn Frank Bruni nói rằng "Aâu Châu trông càng lúc hệt như một dãøy các tượng đài cho du khách xem về quá khứ Cơ Đốc Giáo. Hầu như tháng nào, Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng công khai than thở về sự kiện đó, nài nỉ dân Aâu Châu tái khám phá đức tin của họ."
Linh mục David Cornick, tổng thư ký Giaó Hội Cải Cách Thống Nhất (United Reformed Church) ở Anh, nói, "Tại Tây Aâu, chúng ta đang bám đu bằng các đầu móng tay. Sự kiện chính là Aâu Châu không còn là Cơ Đốc nữa." Đu bằng các đầu móng tay, chuyển sang Việt ngữ thì thành ngữ này là "chỉ mành treo chuông."
Chủ nghĩa thế tục thắng thế ở Aâu Châu. Một dấu hiệu suy yếu của Cơ Đốc Giaó ở Aâu Châu là việc đi nhà thờ. Theo bản thăm dò rộng rãi trong thập niên 1990s, tỉ lệ người đi nhà thờ trong một ngày chủ nhật trung bình tại vài nứơc Aâu châu chỉ là phần nhỏ so với tổng dân số: Anh Quốc (27%), Tây Đức (14%), Đan Mạch (5%), Na Uy (5%), Thụy Điển (4%), và Phần Lan (4%).
Gene Edward Veith, nhà bình luận văn hóa của tạp chí World, nói vấn đề còn do chính nhiều giáo hội, "Sự suy giảm này trực tiếp là do chủ nghĩa thần học giải phóng của các giaó hội nhà nước một thời đầy quyền lực." Veith nói, nơi mà Giáo Hội Thiên Chúa La Mã bảo thủ còn ảnh hưởng, thì đi nhà thờ lại đông hơn: Aùi Nhĩ Lan (84%), Ba Lan (55%), Bồ Đào Nha (47%), và Ý (45%).
Veith nói, "Đó là những nước theo Catholic mà giáo hội còn bảo thủ. Còn ở các nơi mà Catholic đã phóng khoáng hơn - như ở Mỹ, Pháp, Hòa Lan - thì số đi nhà thờ cũng ít hệt như là Tin Lành Phản Thệ phóng khoáng."
Nhưng ở vùng Nam Cầu, Cơ Đốc Giáo lại có tân tòng vào liên tục hàng triệu người. Theo nhà nghiên cứu David Barrett, tác giả bộ Bách Khoa Cơ Đốc Thế Giới (World Christian Encyclopedia), Phi Châu đang kiếm được 8.4 triệu tân tòng Cơ Đốc Nhân mỗi năm, và đó là con số thành sau cùng, nghĩa là lấy con số người tân tòng trừ đi con số người bỏ đạo.
Nam Hàn là một thí dụ khác về một nước mà Cơ Đốc có sức lan rộng kinh ngạc. Jenkins nói, năm 1920 chỉ có 300,000 tín đồ trên toàn Triều Tiên. Nhưng bây giờ riêng tại Nam Hàn đã có từ 10 tới 12 triệu Cơ Đốc Nhân - khoảng 25% dân số.
Trên đường Đông Tiến, nhất định là phải gặp đối lực dữ dội của Hồi Giáo. Đó sẽ là đề tài khác cần bàn sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.