Hôm nay,  

Cơ Đốc Giáo Đông Tiến

14/03/200400:00:00(Xem: 4741)
Sau này, lịch sử Cơ Đốc Giáo Trung Quốc sẽ ghi ơn chủ tịch Mao Trạch Đông - chính họ Mao đã bứng gốc rễ các nền văn hóa cổ truyền và tình cờ lại dọn đường cho Cơ Đốc Giáo nhiều thập niên sau tràn vào chinh phục đất nước khổng lồ này. Tuy đó là nhận định của nhà biên khảo David Aikman, tác giả cuốn "Jesus in Beijing," khi cho rằng trong 20 năm tới Cơ Đốc Giáo sẽ ảnh hưởng lớn trên Trung Quốc và như thế sẽ biến đổi toàn cầu, thì thực ra, ở mặt rộng hơn, tình hình tương tự cũng đang xảy ra ở nhiều nơi khác. Trung Quốc chỉ là một phần trong một hiện tượng lớn hơn của toàn cầu: giưã lúc Cơ Đốc Giáo suy yếu ở Aâu Châu thì lại tràn về mạnh mẽ ở vùng Nam Cầu (Global South). Tình hình này sẽ biến đổi hẳn bản đồ chính trị và văn hóa thế giới trong tương lai gần, và sẽ đưa tôn giáo này kình trực diện một lần nữa với Hồi Giáo ở các trận tuyến mới. Các dữ kiện sau đây dựa vào bản tường trình "The Rebirth of Christianity: The Gospel Blossoms in the East" của hãng thông tấn Cơ Đốc Agape Press, đăng trên trang web truyền giáo Crosswalk.com tuần này.
Đó là một dòng tít kỳ lạ xuất hiện cách nay 2 năm trên tờ The London Times: "Cơ Đốc Giáo Gần Như Thảm Bại ở Anh Quốc, theo lời Đức Hồng Y."
Lời than thở đó là của Tổng Giám Mục Giáo Phận Westminster, Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, khi ngài đọc diễn văn trước một hội nghị Thiên Chúa La Mã ở Anh năm 2001.
Và ai có thể quy lỗi cho ngài là bi quan" Cơ Đốc Giáo ở Tây Phương trông như đang lui bước mọi nơi trước làn sóng tràn tới của chủ nghĩa thế tục và phong trào Tân Kỷ (New Age, chữ này chỉ cho một phong trào xuất phát từ 1980s, gồm nhiều khuynh hướng tâm linh đa dạng, tin có luân hồi).
Tuy nhiên, điều khích lệ lại là một hiện tượng đang xảy ra: tại nơi gọi là Nam Cầu - Phi Châu, Mỹ Latin và Á Châu - Cơ Đốc Giáo đang phát triển mau chóng, hứa hẹn trong 50 năm tới có thể qua mặt Tây Phương để trở thành quê hương tâm linh của đức tin (Cơ Đốc).
Philip Jenkins, giáo sư sử học và tôn giáo học của Pennsylvania State University, trong cuốn "The Next Christendom: The Coming of Global Christianity" nhận xetù rằng với chủ nghĩa thế tục đang lan rộng theo nền văn minh vật chất, và "cho tới gần đây, đại đa số Cơ Đốc Nhân sống trong các nước Da Trắng..." và nếu Cơ Đốc là tôn giáo chủ yếu của dân Aâu Châu và Bắc Mỹ thì "sự thế tục hóa Tây Phương chỉ có nghĩa là Cơ Đốc Giáo đang trong những ngày hấp hối."
Tuy nhiên, điều lạ đang xảy ra: thay vì chết dần mòn, Cơ Đốc Giáo đang lan rộng trong những cách bất ngờ. Mark Hutchinson, khoa trưởng về lịch sử giáo hội của đại học Southern Cross College ở Uùc, nói rằng "điều mà nhiều học giả đã nghĩ là cái chết của giaó hội trong thập niên 1960s vì thế tục hóa, thực sự lại là chuyển nơi ở và tái sinh vào phần còn lại của thế giới."

Những con số thiệt sự là bất ngờ. Như tại Phi Châu trong năm 1900, có khoảng 10 triệu Cơ Đốc Nhân trên lục địa này. Vào năm 2000, con số tăng tới 360 triệu tín đồ.
Anh Giáo là thí dụ điển hình nhất của khuynh hướng toàn cầu hóa này. Trong khi chi nhánh Anh Giaó ở Mỹ - có tên là Giaó Hội Episcopal - tín đồ giảm trong 40 năm qua để còn 2.3 triệu, thì riêng ở Uganda đã có hơn 8 triệu tín đồ Anh Giáo.
Tính trên toàn cầu, Cơ Đốc Nhân Truyền Bá Phúc Aâm (evangelical Christians) là phần lan rộng của cộng đồng Cơ Đốc. Nhưng 70% tín đồ này lại sống ngoài Tây Phương.
Trong khi đó, Cơ Đốc như dường điêu tàn ở Tây Phương, đặc biệt ở Aâu Châu. Trong bài viết trên New York Times, nhà văn Frank Bruni nói rằng "Aâu Châu trông càng lúc hệt như một dãøy các tượng đài cho du khách xem về quá khứ Cơ Đốc Giáo. Hầu như tháng nào, Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng công khai than thở về sự kiện đó, nài nỉ dân Aâu Châu tái khám phá đức tin của họ."
Linh mục David Cornick, tổng thư ký Giaó Hội Cải Cách Thống Nhất (United Reformed Church) ở Anh, nói, "Tại Tây Aâu, chúng ta đang bám đu bằng các đầu móng tay. Sự kiện chính là Aâu Châu không còn là Cơ Đốc nữa." Đu bằng các đầu móng tay, chuyển sang Việt ngữ thì thành ngữ này là "chỉ mành treo chuông."
Chủ nghĩa thế tục thắng thế ở Aâu Châu. Một dấu hiệu suy yếu của Cơ Đốc Giaó ở Aâu Châu là việc đi nhà thờ. Theo bản thăm dò rộng rãi trong thập niên 1990s, tỉ lệ người đi nhà thờ trong một ngày chủ nhật trung bình tại vài nứơc Aâu châu chỉ là phần nhỏ so với tổng dân số: Anh Quốc (27%), Tây Đức (14%), Đan Mạch (5%), Na Uy (5%), Thụy Điển (4%), và Phần Lan (4%).
Gene Edward Veith, nhà bình luận văn hóa của tạp chí World, nói vấn đề còn do chính nhiều giáo hội, "Sự suy giảm này trực tiếp là do chủ nghĩa thần học giải phóng của các giaó hội nhà nước một thời đầy quyền lực." Veith nói, nơi mà Giáo Hội Thiên Chúa La Mã bảo thủ còn ảnh hưởng, thì đi nhà thờ lại đông hơn: Aùi Nhĩ Lan (84%), Ba Lan (55%), Bồ Đào Nha (47%), và Ý (45%).
Veith nói, "Đó là những nước theo Catholic mà giáo hội còn bảo thủ. Còn ở các nơi mà Catholic đã phóng khoáng hơn - như ở Mỹ, Pháp, Hòa Lan - thì số đi nhà thờ cũng ít hệt như là Tin Lành Phản Thệ phóng khoáng."
Nhưng ở vùng Nam Cầu, Cơ Đốc Giáo lại có tân tòng vào liên tục hàng triệu người. Theo nhà nghiên cứu David Barrett, tác giả bộ Bách Khoa Cơ Đốc Thế Giới (World Christian Encyclopedia), Phi Châu đang kiếm được 8.4 triệu tân tòng Cơ Đốc Nhân mỗi năm, và đó là con số thành sau cùng, nghĩa là lấy con số người tân tòng trừ đi con số người bỏ đạo.
Nam Hàn là một thí dụ khác về một nước mà Cơ Đốc có sức lan rộng kinh ngạc. Jenkins nói, năm 1920 chỉ có 300,000 tín đồ trên toàn Triều Tiên. Nhưng bây giờ riêng tại Nam Hàn đã có từ 10 tới 12 triệu Cơ Đốc Nhân - khoảng 25% dân số.
Trên đường Đông Tiến, nhất định là phải gặp đối lực dữ dội của Hồi Giáo. Đó sẽ là đề tài khác cần bàn sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.