Hôm nay,  

Chấm Phá: Túc Cầu Và Chủ Nghĩa Đại Hán

09/08/200400:00:00(Xem: 5588)
Cuối cùng thì Nhật Bản vẫn giữ chức vô địch túc cầu Á châu sau khi đá bại đội nhà với tỷ số 3-1 tại sân Vận động Công nhân của Bắc Kinh.
Nhưng, trận đấu ngày mùng bảy còn sôi nổi ở mặt khác. Trên sân banh và ngoài sân banh, khán giả Trung Quốc đã biểu diễn chủ nghĩa dân tộc một cách ồn ào và nhiều khi thô bạo. Trước trận đấu và sau trận đấu cũng vậy.
Trước trận đấu thì hôm mùng hai, tại Thành Đô của Tứ Xuyên, đội banh Nhật Bản đã nếm mùi trong trận đá với Jordan: bị khán giá la ó, vứt rác vào mặt. Sau trận đấu tại Bắc Kinh thì quốc ca và quốc kỳ Nhật Bản bị hạ nhục, đội banh vô địch phải được cảnh sát hộ tống ra khỏi thao trường.
Truyền thông thế giới gián tiếp giải thích hiện tượng đó là vì Trung Quốc vẫn căm giận Nhật Bản tội xâm lăng Hoa Lục. Nhiều "học giả" tất nhiên còn nhắc đến vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937, hoặc việc lãnh đạo Nhật Bản tiếp tục viếng thăm ngôi đền thờ Quốc tổ của dân tộc Phù Tang, được các nạn nhân của Nhật đồng hóa với biểu tượng của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, truyền thông thế giới và cả các học giả lại bỏ quên một sự kiện ý nghĩa khác. Chủ nghĩa Phát xít Đại Hán đang tái sinh.

Trước trận thư hùng Hoa-Nhật cả mấy tháng, truyền thông và các học giả Bắc Kinh đã kiêu căng đề cao chủ nghĩa dân tộc của họ. Điều đó làm cả Nam Bắc Hàn đều khó chịu. Thí dụ như sách báo Trung Quốc đều nhấn mạnh là từ thời Hán Tuyên đế (từ năm 37 trước Công nguyên) đến thời Đường Cao tông (668 sau Công nguyên), vương quốc Cao Câu Ly đã là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vương quốc đó trải rộng từ các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc (miền Đông Mãn Châu) qua toàn phần Bắc Hàn và một phần của Nam Hàn hiện nay. Hôm mùng hai vừa qua, Nhân dân Nhật báo của Bắc Kinh còn trích lời khẳng định của các sử gia Trung Quốc, rằng "chế độ hình thành bởi các sắc tộc tại miền Bắc Trung Hoa từ gần 2000 năm trước là một phần quan trọng của Văn hóa Trung Hoa". Thứ trưởng Ngoại giao Hán Thành bèn chính thức lên tiếng phản đối. Từ Bắc Hàn, chế độ "thân hữu" với Bắc Kinh, cũng nhịn không nổi nên tờ Lao động Nhật báo của Bình Nhưỡng đã kết án Bắc Kinh là "cạo sửa lịch sử cho mục tiêu chính trị". Hai miền Nam Bắc Hàn lần đầu tiên đã có một quan điểm thống nhất, về thái độ trịch thượng và gian trá của Bắc Kinh. Trong nội bộ Nam Hàn, cả hai đảng cầm quyền và đối lập cũng đã thống nhất được ở một điểm: lập ra một bộ phận theo dõi vụ này, chứ không để Trung Quốc lấn lướt và đòi chủ quyền trên cả không gian lẫn thời gian như vậy.
Hôm mùng năm, hai ngày trước giải vô địch Túc cầu Á châu, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh phải cắt bỏ đoạn văn đó trên Website chính thức của họ. Cùng với việc đòi thống hợp Đài Loan bằng võ khí, chuyện ấy mà chả ly kỳ hơn trận đá Hoa Nhật hay sao"
Nó cho thấy con rồng Trung Quốc đã thức giấc và nổi máu tham. Nơi nào có tài nguyên khoáng sản hay dầu hỏa thảy là lãnh thổ của họ. Đáng chú ý hơn là chính dân Hoa Lục đã bị tiêm nhiễm, như mắc nghiện ma túy, những lý luận đầy tính bá quyền Đại Hán do lãnh đạo tiết ra.
Theo đà này, sẽ có lúc Bắc Kinh viện dẫn lịch sử Trung Hoa từ đời Tần-Hán để nói là biên cương Trung Quốc trùm lên các châu Hoan-Ái của Việt Nam, rẻ ra thì cũng đến Nghệ An Hà Tĩnh. Âu Lạc chẳng từng là châu quận nhà Hán sao" Rồi câu chuyện cột đồng Mã Viện sẽ được hâm nóng, để đẩy biên giới Trung Hoa vượt Nam Quan, xuống đến nửa nuớc Việt Nam ngày nay.
Khi đó, lãnh đạo Hà Nội sẽ nói gì, có phản ứng như Nam và Bắc Hàn chăng" Hay sẽ môi răng hữu nghị cho đến khi sông cạn núi mòn"
Như Bác Hồ đã dạy"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công.
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắc là ASEAN đứng về bên nào trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại Biển Đông?
Từ quan điểm chính trị, thương chiến Mỹ Trung có thể có người thắng kẻ thua. Nhưng dưới góc độ kinh tế, cả hai đều đang thua. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.
BERLIN - Diễn viên GI hóa trang như lính Mỹ canh gác tường gọi là “tường ô nhục” phân chia thành phố Berlin 30 năm trước đã bị cấm.
MEXICO CITY - Tin ngày 6 tháng 11: một nghi can bị bắt gần biên giới Arizona-Mexico có liên quan tới vụ 9 công dân Mỹ (gồm 3 phụ nữ, 6 trẻ em) bị thảm sát.
ANKARA - Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ loan báo vợ của trùm ISIS bị truy sát đã bị bắt. Trong 1 phát biểu ngày 6-11, TT Erdogan không cho biết vợ của Baghdadi bị bắt ở đâu, khi nào và danh tính là gì.
WARSAW - TT Andreij Duda loan báo: công dân Ba Lan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán nhập cảnh từ ngày 6-11.
PHI TRƯỜNG SCHIPOL - Phi công của chuyến bay từ Amsterdam đi Madrid phát nhầm nút báo động không tặc khi tất cả 27 hành khách đang lên máy bay A 330 phải di tản.
SEOUL - Dự định tập trận phối hợp Mỹ-Nam Hàn trong Tháng 12 bị Bắc Hàn phản đối và lên án là khiêu khích.
IDLIB - Lực lượng Mỹ tại miền bắc Syria rút theo lệnh TT Trump đã trở lại bảo vệ mỏ dầu, với giải thích “không cho khủng bố ISIS chiếm và thu tiền bán dầu thô”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.