Hôm nay,  

Văn Là Người

15/09/200000:00:00(Xem: 5285)
Không còn nghi ngờ gì nữa. Tiếng Việt đã sống, sống mạnh, sống vững trong hoàn cảnh Anh văn tràn ngập tại Hoa kỳ. Người Việt vẫn đấu tranh, đấu tranh bất khuất đẻ sống còn trên quê hương thứ hai cách quê nhà nửa vòng trái đất. Đó là một khẳng định vang vọng lên từ tấm lòng tôi và hòa nhịp với lý trí sau khi đọc nghiền ngẫm hàng mấy trăm bài viết về nước Mỹ do Việt Báo tổ chức.

Thế kỷ hai mươi loài người chứng kiến một cuộc di tản vĩ đại của người Việt có thể so sánh với cuộc di tản ra khỏi Cổ Ai Cập của dân Do Thái (Exodus), năm 1300 trước Chúa giáng sinh, được ghi lại trong Kinh Cựu Ước. Trong cái rủi xa quê cha đất tổ có cái may.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt có một số rất lớn người đi xa mà học, được tiếp xúc, cọ xát với văn minh Tây phương. Non một phần tư thế kỷ sau thôi, nỗi lo quên tiếng Việt, bị Âu hóa, Mỹ hóa chỉ còn là một huyền thoại, không những đối với thế hệ thứ nhứt mà cả thế hệ thứ hai nữa. Minh họa nhận định này có thể rút ra từ cuộc thi Viết Về Nước Mỹ, một việc làm được xem như một cuộc thăm dò xã hội học về sự hòa nhập của sắc dân Việt vào dòng chính văn hóa Hoa kỳ.

Ngạn ngữ Pháp nói, “Văn là người.” Vậy thử lần lượt tìm người Việt hải ngọai, đặc biệt là người Việt tại Mỹ, qua hình thức và nội dung của mấy trăm bài viết đã gởi cho Việt Báo. Thể loại hết sức phong phú, không câu nệ loại hình. Văn tự thuật, mô tả, thực và siêu thưc, nghị luận, khôi hài, châm biếm đều được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, và phối hợp như cuộc sống, có cười, có khóc, có ghét, có thương của cuộc đời, cuôc đời của người tỵ nạn. Nếu cho thơ là môt bài văn có vần, thi sĩ chỉ là một người thơ làm thơ. Còn nhìn thơ là hồn thơ hoá thân qua chữ nghĩa thì mỗi truyện Viết Về Nước Mỹ tôi được đọc là một bài thơ sống. Còn gì hàm xúc hơn, chống Cộng hơn khi tác giả của bài Cái Điếu Cầy Ở Mỹ nói về gia cảnh trong chế độ Cộng sản Bắc Việt, ”...tôi về chịu tang cha, gia tài duy nhứt của ông chỉ còn cái điếu cầy.” và tinh tế sắc bén như danh hài Cosby của Mỹ trong câu kết “Thế là từ nay trong văn phòng của Sở Bài Trừ Ma Túy của Los Angeles, đã có những tấm ảnh cái điếu cầy của cha tôi.”

Thể lọai văn chương, bản chất biến thiên. Hết truờng phái này đến trường phái khác để phản ảnh trung thực xu thế thời đại và cao trào tư tưởng của con người. Cụ thể như cách chấm phết (punctuation), cấu trúc câu văn, bố cục bài văn phảng phất cách viết của Mỹ. Mệnh đề phụ để trước mệnh đề chánh, trước chủ từ của mệnh đề chánh thường có dấu phẩy, khiến câu rất rõ nghĩa. Ý chánh thường để đầu một đoạn như đạo diễn phim cho xem cận ảnh đập vào mắt, tạo chú ý, và giúp người đọc, nếu ít thì giờ, chỉ đọc câu chủ đề là có cái nhìn chung về nội dung của đoạn văn. Cách viết này đòi hỏi người viết phải tiên niệm chính chắn trước khi đặt bút như một nhà phê bình Pháp lưu ý, “Ce que l’on concoit bien s’enonce clairement.” (Tiên niệm kỹ thì nói ra rõ). Đó là những dung nạp rất sáng tạo, sẽ đóng góp không nhỏ cho Việt văn sau này. Và đó cũng la những đặc sắc của của văn phong hải ngoại có thể dùng làm tiêu chuẩn để các nhà văn học sử phân định các thời kỳ của văn học.

Nếu thể loại đa dạng như thế, số người viết cũng đủ thành phần xã hội, nam nữ, già trẻ, đủ ngành nghề từ bác sĩ đến người làm đường, và chị ngồi cắt chỉ, giữ trẻ. Khác thành phần, nhưng tất cả đều chung một tinh thần, tinh thần bất khuất của dân Việt. Trở ngại nào cũng cố vượt qua. Khó khăn nào cũng chấp nhận, cười gian nan, bất chấp nỗi gian lao. Đấu tranh với chính mình, với hoàn cảnh, với sự vật để sống còn cho mình, cho gia đình, và cho niềm tin dân tộc. Từ một bậc trưởng lão “Năm Nay Tôi Đã 89” đến một sinh viên muốn “trả thù dân tộc” trước khi ra trường, đời đẹp như trăng mới lên, hoa mới nở của Mùa Hè Năm Ấy; tại một Thị trấn Ven Trời đến bên bệ Tượng Thần Tự Do; và bất cứ người nào, ở đâu đều quyết tâm biến Giấc Mơ Nước Mỹ thành sự thật, biến quê hương thứ hai này thành Vùng Đất Hứa dù qua đây, người nào số cũng thành “tuổi con trâu.”

Đặc biệt đại đa số tác giả gởi bài cũng chính là nhân vật trong truyện. Do vậy các đề tài phản ảnh vô cùng sinh động cuộc sống, cống hiến nhiều kinh nghiệm sáng tạo trong cách giải quyết các bài toán hóc búa của vấn đề hòa nhập vào dòng chính của xã hội Mỹ. Tôi tin rằng, riêng vấn đề hòa nhập, sách vở Mỹ lẫn Việt hiện có trong thư tịch và kinh nghiệm, kể cả của những người du học Mỹ trước 1975 và ở lại, cũng không dồi dào và bao quát hơn.

Từ những kinh nghiệm sống, từ những “tụ kết tinh anh của bốn phương; muôn màu muôn vẽ lại muôn hương” (Thơ Bùi Khánh Đản) của người Việt sống trên đất Mỹ, một nơi xa đến nỗi ngày ở đây thì đêm ở nước nhà, một nhận định đáng mừng là các giá trị tinh thần của dân tộc không bị xói mòn. Ý niệm gia đình có đôi khi bị chao đảo nhưng sau cùng cũng thích nghi trên tinh thân hòa nhi bất đồng cùng nền văn hóa Mỹ dựa trên cá nhân. Món ăn Việt vẫn ngự trị trên bàn ăn tối, bữa tiệc trong các ngày lễ cỗ truyền dân tộc dù ở Tiểu Sàigòn đông người Việt hay ở “thị trấn ven trời” chỉ có bốn gia đình Việt.

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tình nhân loại của nhưng người “cùng một lứa bên trời lận đận”, càng xa nước càng yêu thương nhau. Tại một quán Donut góc đường Westminster-Newland, tôi dã thấy một người đàn anh của tôi, từng xông pha trận mạc, cảm động đến ứa nước mắt khi đọc bài “Gởi Về Blytheville”. Riêng bà nhà tôi và tôi cũng cười ra nước mắt khi đọc một bà người Việt quay đầu xe trên xa lộ, hỏi anh em đang cắt cỏ bên lề, có phải dân đầu đen không, Đoạn bà cầu Chúa, bảo lao xe đi, và trở lại với một bọc bánh mì thịt “cứu nguy dân tộc” vì bà tưởng lầm anh em đó đang lao dịch vì phạm tội. Đây là tiếng nói của tình yêu dân tộc, ngôn ngữ của nghĩa đồng bào; văn chương chỉ là phương tiện chuyên chở. Một nhà văn dù điêu luyện nếu thiếu sống thực, dầm mưa dãi nắng, bơ vơ giữa dòng xa lộ tấp nập xe, lỡ một chân ga, lỗi một nhịp thắng, xe cắt chút rác tông khỏi lề, coi như đời bế mạc, để có ba mươi đô la một giờ, không thể có một đoạn văn khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười, lý thú như vậy.

Trên đây là những cảm nghĩ của tôi, một người chỉ được là siêng đọc, hoàn toàn không phải nhà phê bình văn chương. Nên tấm lòng của tác giả là cái chánh, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Rõ ràng lòng người Việt rất yêu văn chương, trọng chữ nghĩa, yêu tiếng mẹ đẻ. Chỉ trong ba tháng đã có trên ba trăm bài gởi về tòa soạn Việt Báo. Phần thưởng chỉ là phụ. Tôi tin rất nhiều người viết gởi mà chẳng chú ý đến giải thưởng là bao nhiêu. Cái chánh là viết để đỡ nhớ tiếng Việt. Trong chiều hướng đó mà người Việt khắp năm châu, bốn biển có dịp sang Mỹ là cố gắng đến Tiểu Saìgòn. Các cụ sáng hay ra Phố Bolsa nghe, nói tiếng Việt, thấy mặt người Việt. Và đó cũng là lý do thành công của sáng kiến Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo. Theo chỗ tôi biết một tờ báo Việt bên Úc Đại Lợi cũng đang làm như Việt Báo, và cũng được sự ủng hộ, tham gia mạnh của bà con người Việt mình.

Ngoài tình tự dân tộc trong ngôn ngữ, còn có nhu cầu rất là người của người viết. Thượng đế sanh con người trên đời này, không ai giống ai. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, không có ai giống mình; và mình cũng chẳng giống ai. Mỗi người đều có một lịch sử, một cuộc đời khác nhau. Thể hiện cuộc đời ấy trên giấy mực là một đóng góp cho lịch sử, giúp cho người sau tìm hiểu thời đại trước. Sử quan hiện tại không hoàn toàn chú mục vào các nhân vật lớn, vua chúa, lãnh tụ mà còn tìm hiểu cách sống của đại chúng hầu có cái nhìn chung về xã hội, từ đó rút baì học cho đời sau. Phương chi, một trong những sử kiện lớn của thế kỷ hai mươi này là cuộc di tản lớn của dân Việt thuộc văn minh Đông phương đến định cư chung đụng cùng người thuộc nền văn minh Tây phương. Dưới góc nhìn văn hóa đó, tác giả các bài Viết Về Nước Mỹ đã góp công lớn cho các nhà sử học sau này. Và các bài viết là những sử liệu quí cho lịch sử dân tộc và văn học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.