Kinh tế học được gọi là môn học gây choáng váng, chỉ vì người ta chỉ để ý đến nó khi bị choáng váng, khi thất cơ lỡ vận. Chứ đang trong vận đỏ, ai thèm để ý đến chuyện nhức đầu ấy" Trăm điều nhờ ta cả!
Thống kê lao động do bộ Lao động công bố hôm qua gây choáng váng cho cả nước, nhất là cho Liên danh Bush-Cheney. Và ngược lại, là tin vui cho Liên danh Kerry-Edwards: thống kê tháng Sáu cho biết kinh tế chỉ tạo thêm có 32.000 công việc làm.
Con số gây choáng váng vì mọi người đều chờ đợi ít ra cũng gấp sáu, 180.000 việc làm, bình thường ra cũng phải hơn hai vạn, hoặc, như chính quyền Bush dự đoán, phải gấp 10, cỡ trên 300.000, như trong tháng Năm. Cùng với việc dầu thô lại ngoi đầu khỏi mức kỷ lục 44 đồng một thùng, tin kém vui về lao động làm thị trường chứng khoán phóng vào đèo Ngoạn mục, theo hướng đi xuống. Và đấy là cơ hội bằng vàng cho John Kerry.
Nhưng, giới chính trị vốn chỉ theo dõi tin tức kinh tế có lợi cho mình, dù là tin xấu, cho nên không nhìn ra toàn cảnh. Bởi vì, cũng thống kê bộ Lao động lại cho biết là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 5,6% xuống 5,5% (quy ra toàn năm). Thế là thế nào"
Ở đây, xin được mở một ngoặc đơn cho người "chậm tiến": dù hiện do chính quyền Bush lãnh đạo, bộ Lao động không thể xào nấu thống kê để đưa ra con số có lợi cho chính quyền, như ta có thể thấy ở các xứ độc tài hay trong não bộ của những người cho rằng chính quyền có toàn quyền làm mọïi chuyện, kể cả cạo sửa vé số hay thống kê. Các xứ chậm tiến thì có, chứ trong công quyền mà làm vậy là mấy việc, thất cử hoặc vào tù.
Nếu vậy thì sao lại có dị biệt về thống kê"
Lý do là người ta không thể biết được tình hình chính xác của một nền kinh tế phức tạp trong một xã hội lớn, nên phải thăm dò và trắc nghiệm bằng thống kê học. Người ta lập ra một "dân số mẫu" có thể tiêu biểu cho toàn nền kinh tế và khảo sát định kỳ dân số đó. Dân số mẫu càng lớn thì càng có giá trị tiêu biểu cao, mức sai lệch (sai số, nói theo thống kê học) càng thấp. Vấn đề vì vậy là phương thức chọn dân số mẫu.
Và bộ Lao động có hai cách căn bản. Thứ nhất là hỏi ý kiến các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh thổ Hoa Kỳ: "trong tháng qua, quý công ty tuyển thêm bao nhiêu người, sa thải bao nhiêu người"" Làm con toán trừ thì tìm ra con số những người có thêm việc làm. Cách thứ hai là hỏi các hộ gia đình (khoảng 60.000 trên toàn quốc) : "nhà ta tháng qua công ăn việc làm ra sao nhỉ, có ai có việc làm, có ai đang không có việc và ghi tên thất nghiệp không"" Từ cách thứ hai này, người ta tính ra tỷ lệ thất nghiệp. Những người về hưu hoặc đằng nào cũng không them kiếm việc (vì bận trông con cho vợ đi làm chẳng hạn) tất không kể vào số thất nghiệp. Cách nào chính xác hơn thì còn tùy, nhưng cách thứ nhất không được chính xác bằng cách thứ hai khi kinh tế đang trong thời xoay chuyển, từ trì trệ qua tăng trưởng hay ngược lại.
Lòng vòng như vậy để làm gì"
Để nói là cùng lúc, bộ Lao động cho thấy hai con số sai biệt. Tháng Sáu vừa qua, các doanh nghiệp chỉ tuyển thêm có 32.000 việc làm, nhưng hỏi các hộ gia đình thì cũng tháng Sáu đó, có 600.000 người tìm ra việc làm mới. Nghĩa là gấp hai chục lần con số bên kia. Ít khi nào lại có dị biệt lớn như vậy. Làm toàn thời, bán thời, làm lấy cho mình theo kiểu kinh doanh cá thể, self-employed" Ta chưa rõ, chỉ biết là có thêm khá nhiều việc làm.
Đảng Dân chủ ưa thống kê lấy từ doanh nghiệp vì các công ty chỉ tuyển dụng mạnh khi có triển vọng sản xuất và càng chậm tuyển dụng thì đảng càng có lý: Bush gây ra thất nghiệp. Đảng Cộng hòa thì tin vào cách khảo sát thứ nhì, từ các hộ gia đình, vì cho rằng cách đó chính xác hơn. Cả hai đều có lý, vì vậy kinh tế học trở thành kinh hãi học!
May là các kinh tế gia cũng an ủi chúng ta ở một điều: thống kê không dối trá, kẻ dối trá vẫn biết dùng thống kê, để chứng minh là họ cóù lý. Làm sao biết được đúng sai" Xin chờ vài ngày, vài tuần. Trong khi chờ đợi, Kerry đừng vội mở cờ và Bush đừng vội chống chế. Hãy đợi các kinh tế gia lên tiếng. Miễn là họ không lên tiếng vì đỉnh chung với một đảng. Hãi!
Thống kê lao động do bộ Lao động công bố hôm qua gây choáng váng cho cả nước, nhất là cho Liên danh Bush-Cheney. Và ngược lại, là tin vui cho Liên danh Kerry-Edwards: thống kê tháng Sáu cho biết kinh tế chỉ tạo thêm có 32.000 công việc làm.
Con số gây choáng váng vì mọi người đều chờ đợi ít ra cũng gấp sáu, 180.000 việc làm, bình thường ra cũng phải hơn hai vạn, hoặc, như chính quyền Bush dự đoán, phải gấp 10, cỡ trên 300.000, như trong tháng Năm. Cùng với việc dầu thô lại ngoi đầu khỏi mức kỷ lục 44 đồng một thùng, tin kém vui về lao động làm thị trường chứng khoán phóng vào đèo Ngoạn mục, theo hướng đi xuống. Và đấy là cơ hội bằng vàng cho John Kerry.
Nhưng, giới chính trị vốn chỉ theo dõi tin tức kinh tế có lợi cho mình, dù là tin xấu, cho nên không nhìn ra toàn cảnh. Bởi vì, cũng thống kê bộ Lao động lại cho biết là tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 5,6% xuống 5,5% (quy ra toàn năm). Thế là thế nào"
Ở đây, xin được mở một ngoặc đơn cho người "chậm tiến": dù hiện do chính quyền Bush lãnh đạo, bộ Lao động không thể xào nấu thống kê để đưa ra con số có lợi cho chính quyền, như ta có thể thấy ở các xứ độc tài hay trong não bộ của những người cho rằng chính quyền có toàn quyền làm mọïi chuyện, kể cả cạo sửa vé số hay thống kê. Các xứ chậm tiến thì có, chứ trong công quyền mà làm vậy là mấy việc, thất cử hoặc vào tù.
Nếu vậy thì sao lại có dị biệt về thống kê"
Lý do là người ta không thể biết được tình hình chính xác của một nền kinh tế phức tạp trong một xã hội lớn, nên phải thăm dò và trắc nghiệm bằng thống kê học. Người ta lập ra một "dân số mẫu" có thể tiêu biểu cho toàn nền kinh tế và khảo sát định kỳ dân số đó. Dân số mẫu càng lớn thì càng có giá trị tiêu biểu cao, mức sai lệch (sai số, nói theo thống kê học) càng thấp. Vấn đề vì vậy là phương thức chọn dân số mẫu.
Và bộ Lao động có hai cách căn bản. Thứ nhất là hỏi ý kiến các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh thổ Hoa Kỳ: "trong tháng qua, quý công ty tuyển thêm bao nhiêu người, sa thải bao nhiêu người"" Làm con toán trừ thì tìm ra con số những người có thêm việc làm. Cách thứ hai là hỏi các hộ gia đình (khoảng 60.000 trên toàn quốc) : "nhà ta tháng qua công ăn việc làm ra sao nhỉ, có ai có việc làm, có ai đang không có việc và ghi tên thất nghiệp không"" Từ cách thứ hai này, người ta tính ra tỷ lệ thất nghiệp. Những người về hưu hoặc đằng nào cũng không them kiếm việc (vì bận trông con cho vợ đi làm chẳng hạn) tất không kể vào số thất nghiệp. Cách nào chính xác hơn thì còn tùy, nhưng cách thứ nhất không được chính xác bằng cách thứ hai khi kinh tế đang trong thời xoay chuyển, từ trì trệ qua tăng trưởng hay ngược lại.
Lòng vòng như vậy để làm gì"
Để nói là cùng lúc, bộ Lao động cho thấy hai con số sai biệt. Tháng Sáu vừa qua, các doanh nghiệp chỉ tuyển thêm có 32.000 việc làm, nhưng hỏi các hộ gia đình thì cũng tháng Sáu đó, có 600.000 người tìm ra việc làm mới. Nghĩa là gấp hai chục lần con số bên kia. Ít khi nào lại có dị biệt lớn như vậy. Làm toàn thời, bán thời, làm lấy cho mình theo kiểu kinh doanh cá thể, self-employed" Ta chưa rõ, chỉ biết là có thêm khá nhiều việc làm.
Đảng Dân chủ ưa thống kê lấy từ doanh nghiệp vì các công ty chỉ tuyển dụng mạnh khi có triển vọng sản xuất và càng chậm tuyển dụng thì đảng càng có lý: Bush gây ra thất nghiệp. Đảng Cộng hòa thì tin vào cách khảo sát thứ nhì, từ các hộ gia đình, vì cho rằng cách đó chính xác hơn. Cả hai đều có lý, vì vậy kinh tế học trở thành kinh hãi học!
May là các kinh tế gia cũng an ủi chúng ta ở một điều: thống kê không dối trá, kẻ dối trá vẫn biết dùng thống kê, để chứng minh là họ cóù lý. Làm sao biết được đúng sai" Xin chờ vài ngày, vài tuần. Trong khi chờ đợi, Kerry đừng vội mở cờ và Bush đừng vội chống chế. Hãy đợi các kinh tế gia lên tiếng. Miễn là họ không lên tiếng vì đỉnh chung với một đảng. Hãi!
Send comment