Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXXI)
Công Tố Buộc Tội Dân Biều ChâuTác giả Elizabeth Pond
Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu...
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.
***
XXXI. Ông Châu bị buộc tội “quả tang”
CÔNG TỐ VIÊN
Ông Châu đã không trình diện khi chúng tôi tống đạt ba trát đòi đến gặp thẩm phán công tố. Thay vì vậy ông ta đã họp báo để công bố việc ông ta gặp ông Hiền.
Ông ta đã gặp ông Hiền ba tháng trước vụ Tết Mậu Thân năm 1968. Tại sao ông Châu lại không báo trước vụ tổng tấn công đó cho các giới chức Việt Nam mà lại đi báo với người Hoa Kỳ" Là một sĩ quan cao cấp, tại sao ông ta lại không phục vụ chính quyền Việt Nam, mà lại đi làm cho người ngoại quốc" Nếu không đúng như vậy thì tại sao ông ta lại bỏ ba tiếng đồng hồ để phúc trình cho người ngoại quốc" Ông Châu cho rằng đó là bởi vì ông ta không biết chọn người Việt Nam nào để báo trước cái tin đó. Chẳng qua cũng chỉ vì đương sự không tin vào các giới chức có thẩm quyền của Việt Nam. Chính vì thế mà ông ấy đi gặp người Hoa Kỳ.
Và sau ba tiếng đồng hồ nghe tường trình như thế, người Hoa Kỳ họ cũng chẳng theo đề nghị của ông ta; nhưng rồi ông ta cũng để yên ổn như thế, để cho sự việc cứ tuần tự y tiến.
Ông Châu được ông Hiền gợi ý về việc cử một phái đoàn Quốc Hội miền Nam đi tiếp xúc với một phái đoàn của Quốc hội miền Bắc. Như vậy là trước sau gì cũng dẫn đến việc lật đổ chế độ này. Nếu như ta nhìn lại diễn trình các hoạt động của ông Hiền từ khi ông ta trở vào miền Nam cho đến khi ông ta bị bắt thì chúng ta có thể hình dung ra âm mưu đó.
Ông Hiền không phải là cán bộ thứ thường. Ông ta là một cán bộ quan trọng. Cho dù trước tòa ông Hiền nói rằng ông ta với ông Châu có lập trường quan điểm khác nhau gì đi nữa thì họ cũng đã tiếp xúc với nhau tám lần và còn tính chuyện gặp nhau tiếp! Chẳng qua là ông Hiền muốn góp phần bào chữa cho ông Châu đấy mà thôi.
Tội trạng của ông Châu không phải chỉ là tội móc nối với địch ít ra là tám lần, mà còn là cái tội cung cấp tin tức cho một người có nguy hại đối với an ninh quốc gia. Hoạt động của ông Hiền là nguy hại cho an ninh quốc phòng.
2. Về trường hợp phạm pháp quả tang.
Quyển sách này (Ủy viên công tố giơ cao một quyển sách) được xuất bản ở Pháp vào năm 1928. Đây là một quyển sách cũ, và như vậy thì nó không phải thứ giả hiệu hoặc thứ tài liệu bịa đặt. Tôi tin là nó được in ấn chính xác. Và tôi muốn trích từ trong sách ra bốn trường hợp nói về tội phạm quả tang.
(Ông ta đọc từ quyển Tự Điển pháp lý công thức của nhóm "Parquets de la Police Judiciaire" điều 4):
"Định nghĩa. Tội trạng được coi như rơi vào trường hợp quả tang nếu như:
1. Nó được gây ra ngay bây giờ.
2. Nó vừa được gây ra tức thì.
3. Khi một thể nhân có dự phần bị đệ tam nhân tri hô.
4. Khi một người bị bắt mà trên người có vật dụng, vũ khí, công cụ hoặc giấy tờ đưa đến sự giả định là đương sự chủ mưu hoặc là đồng lõa, với điều kiện là sự việc diễn ra trong khoảng thời gian liền với thời gian tội trạng được gây ra.
Khoản được áp dụng ở đây là khoản thứ tư. Vụ ông Hiền là một vụ quả tang, vì ông ta đã bị bắt với tài liệu trên người. Ông Châu có liên can đến vụ ông Hiền. Do đó mà trường hợp của ông Châu cũng là phạm pháp quả tang. Nếu như ông Hiền không bị bắt quả tang thì làm sao mà hoạt động của ông Châu bị phát hiện" Do đó mà ông Châu bị truy tố về tội phạm pháp có quả tang. Ông Châu là đối tượng bị cảnh sát an ninh theo dõi, và chúng tôi đã bám sát ông ta để tìm hiểu về hoạt động của đối phương, mà chúng thì có âm mưu trọng đại là lật đổ chế độ, lật đổ Việt Nam Cộng Hòa.
Kỳ tới: Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện.
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500