Hôm nay,  

Tôi, Rô-bốt

29/07/200400:00:00(Xem: 5403)
Cuốn phim mới I, Robot (Tôi, Rô-bốt) đã được trình chiếu ở các rạp chiếu bóng. Robot chỉ có nghĩa là “người máy” nhưng để đáp ứng thời đại mới tôi thích từ phiên âm Việt ngữ đã quen dùng. Trong các giới khoa học (đúng hơn, trong các tiểu thuyết và phim ảnh khoa học giả tưởng) có từ “android” để chỉ loại người máy y hệt người thật. Phim khoa học giả tưởng về rô-bốt đã có quá nhiều, tôi không có ý định phê bình cuốn phim mới này vì về nội dung cũng như về “hiệu ứng đặc biệt”, phim Tôi, Rô-bốt chỉ đáng “hai sao” tức loại thường. Phim cho thấy một khía cạnh về mối quan hệ giữa người và rô-bốt, nhưng tôi nghĩ nhiều hơn đến mối quan hệ khác, không phải giữa người thật và người máy trong tương lai viễn tưởng, mà giữa người thật và người thật trong một thế giới có thật ngày nay đang phảng phất mùi gió tanh mưa máu.
Vậy tại sao tôi đưa “Tôi, Rô-bốt” lên tựa đề bài này" Đó là vì một kỷ niệm xa xưa hồi tôi còn là một thanh niên. Hồi đầu thập niên 50 khi còn hăng say viết và dịch những chuyện khoa học, tôi là độc giả trung thành của Issac Asimov, một giáo sư sinh học và cũng là một tác giả trứ danh về tiểu thuyết khoa học giả tưởng chuyên viết về rô-bốt. Tập truyện ngắn của ông ấn hành năm 1950 có tựa đề “I, Robot”. Cuốn phim mới đã lấy tựa sách có từ 54 năm trước nên tôi có hứng viết bài này. Asimov là người đầu tiên giả tưởng bộ óc nhân tạo “positron” của người máy và ông đặt ra ba “luật” gắn vào bộ óc đó: 1) Người máy không được làm hại người thật hay vì u lỳ bất động để mặc người thật bị hại. 2) Người máy phải tuân lệnh của người thật trừ phi lệnh đó trái với luật số 1. 3) Người máy phải bảo vệ sự sống của chính nó nếu sự bảo vệ đó không trái với luật số 1. Hậu thế coi Asimov như Thái sư thúc tổ của môn người máy thật cũng xứng đáng. Nhưng ba cái luật đó đã đưa đến những suy diễn phức tạp hay mâu thuẫn khiến nhiều khi người máy tê liệt không biết làm thế nào cho đúng. Thí dụ ngày nay nếu người máy thấy một bọn khủng bố cướp phi cơ chở khách đánh bom tự sát đang lao vào một tòa nhà có hàng chục ngàn người sinh hoạt, anh ta phải làm thế nào" Bắn rớt ngay phi cơ và giết cả trăm người trên đó để kịp thời cứu hàng ngàn người khác chăng" Nếu làm như vậy, hóa ra chưa cứu người, người máy đã phạm luật giết người. Biết làm thế nào" Nghĩ muốn hóa khùng luôn. Vài phút sau khi tai họa đã xẩy ra, người máy ân hận muốn chết đi cho rồi, nhưng luật lại cấm tự sát. Thật khổ.
Cuốn phim “Tôi, Rô-bốt” cho thấy thân phận rô-bốt còn rắc rối hơn. Năm 2035, thời điểm tương lai khi người máy được sản xuất hàng loạt để phục dịch con người, một rô-bốt tên Sonny bị nghi đã giết một nhà bác học bằng cách ném ông này qua cửa sổ chết tươi. Tuy chưa có bằng chứng gì rõ rệt, thám tử Spooner (người thật) tố cáo Sonny là thủ phạm vì Spooner đã sẵn không ưa “giống” người máy. Spooner do tài tử da đen Will Smith thủ vai. Đây là tài tử anh hùng trứ danh trong các phim giả tưởng bạo động, tôi thích anh nhất trong phim Independence Day khi anh đóng vai một phi công dũng cảm đánh tan phi thuyền khổng lồ của loài alien từ vũ trụ đến xâm lăng Địa Cầu. Tôi không nghĩ cuốn phim mới của Smith muốn hù dọa, vạch ra hiểm họa của kỹ thuật cao làm người ta sợ, nó chỉ là loại phim giật gân thời thượng với những màn bạo lực, đấu đá, rượt đuổi rùng rợn để câu khách. Nhưng hãy khoan nghĩ đến sự kỳ thị giữa người và máy trong một tương lai mịt mờ nào đó, để nhìn đến những thực tế phũ phàng của cuộc sống chúng ta ngày nay.

Tệ hại nhất là nạn kỳ thị mầu da. Ở những nước văn minh tiên tiến, người ta thường nói một cách bóng bẩy “chúng tôi mù về mầu sắc”, nghĩa là mắt họ không phân biệt trắng, đen, đỏ, vàng hay nâu, mầu da nào cũng thế thôi, nghe thật cảm động và nức lòng. Chỉ có khổ là ở đáy con tim của nhiều vị vẫn có những cặp mắt quá sáng về mầu sắc mà đôi khi chính họ cũng không biết. Một nạn khác cũng khủng khiếp chẳng kém là nạn kỳ thị tôn giáo. Về đức tin, tôn giáo nào cũng tốt, vậy mà cũng có những người ở một tôn giáo có địa vị cao lại coi những người không theo tôn giáo của họ là “tà ma ngoại đạo”. Tín ngưỡng cực đoan dễ trở thành mê tín dị đoan, mối họa lớn cho loài người là ở chỗ này. Loài người còn một mối họa tiềm ẩn trong tâm can của họ là tật thích chỉ huy, làm lãnh tụ để sai bảo người khác, tức là thích có nô lệ để bắt chúng làm việc cho chúng ta. Chúng ta đã chế tạo các loại máy giúp việc chúng ta trong nhà từ máy nấu ăn, máy giặt, máy cắt cỏ cho đến computer vv...Từ đó đến việc chế tạo rô-bốt làm người nô lệ cho chúng ta chỉ là một bước tự nhiên.
Ngay từ đầu, khi mới có hoài bão chế tạo người máy nô lệ, chúng ta đã sợ chúng sẽ phản thùng cướp chính quyền, bởi thế nên liệt người máy vào loại “khác giống”. Chúng ta cũng nên nghĩ lại một chút vì chính loài người chúng ta đã từng đi làm nô lệ và ngày nay nếu muốn khôi hài, chúng ta cũng đang làm nô lệ cho tiền tài danh vọng. Đó là chuyện thường, chỉ sợ tham lam quá trớn, sân hận mù quáng và si mê cuồng tín thì thật khổ. Ta và máy có gì khác nhau" Nếu có một kẻ độc tài tự xưng anh hùng đệ nhất bắt cả loài người làm nô lệ, lúc đó tựa đề cuốn phim Tôi, Rô-bốt chắc phải đổi lại là Chúng ta, Rô-bốt (We, Robots). Ở một hoàn cảnh nào đó, có khi con người chỉ là một con rô-bốt để người ta sai khiến mà không biết. Người máy chỉ là máy, không có linh hồn chăng" Biết đâu trong tương lai chẳng có một người máy đau khổ đi tìm một linh hồn cho mình như trong phim “Artificial Intelligence” (Trí khôn Nhân tạo). Quá giầu tưởng tượng chăng" Giầu tưởng tượng không làm chết ai, nhưng nghèo tưởng tượng mới tai hại. Thiếu óc tưởng tượng là một thất bại nghiêm trọng cho việc phòng ngừa kẻ ác.
Ngày nay thiện ác khó phân. Kẻ xưng là thiện có khi trong bụng chứa một bồ dao găm. Trong số kẻ bị liệt vào loại tà ma ác quỷ cũng có những người thiện. Bất luận hình dạng bề ngoài như thế nào, là máy, là người, da trắng hay da mầu, bất luận quyền cao chức trọng đến đâu, bất luận đức tin xưng tụng một đấng tối cao nào, chung quy chỉ có một chữ tâm. Tâm Ma tức Ma. Tâm Phật tức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cụ bà Ruth Kundsin ở Quincy chứng minh rằng người ta không bao giờ quá già. Dù đã 103, bà vẫn tập thể dục có thể khiến những người trẻ tuổi nhìn cũng cảm thấy… mệt!
Hiện nay, thành phố Lawrance- Kansas đang nhộn nhịp phát triển. Thành phố có Đại Học Kansas này đã lọt vào top 20 trong bảng xếp hạng Bloomberg Brain Concentration Index.
Sáu mươi ba phần trăm người Mỹ nói rằng họ ủng hộ tự do của người khác để thực hành tôn giáo tại nơi làm việc hoặc ở nơi khác trong cuộc sống "ngay cả khi điều đó tạo ra sự áp đặt hoặc bất tiện cho người khác"
Cựu nhân viên của Fox News, Shepard Smith cho biết ông đang quyên góp 500,000 đô la cho Ủy Ban Bảo Vệ Các Nhà báo, theo báo New York Times cho biết.
Theo quy định mới, kể từ ngày 1/1/2020, các hãng hàng không không được thuê máy bay đã xử dụng quá 10 năm, tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập vào Việt Nam
Westminster (Bình Sa) Tại văn phòng tòa soạn Việt Báo vào Thứ Ba ngày 19 tháng 11 năm 2019, phái đoàn Ủy Ban Góp Ý với Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niêm Hoàng Sa gồm có các cựu Sĩ Quan Hải Quân Nguyễn Mạnh Chí, HQ. Lê Bá Chư và HQ. Đặng Thành Long đã đến thăm tòa soạn Việt Báo, sau đó trình bày một vấn đề khá quan trọng để nhờ tòa soạn loan tin.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Mùa lễ đến gần, cũng là mùa mà nhiều người sẽ lên cân, và mất đến cả vài tháng sau để xuống trở lại. Đối với nhiều người Mỹ, “mùa lên cân” bắt đầu từ tháng 10, và đạt đến đỉnh điểm là Mùa Giáng Sinh. Thủ phạm không đâu xa, là đủ loại kẹo từ Halloween, đến gà tây Thanks Giving, tiếp nối đến chocolate Christmas.
Theo một nghiên cứu mới, việc bỏ thuốc sẽ gẫn đến một sự thay đổi lớn về hệ vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, việc thay đổi này có tác dụng như thế nào thì cần phải có nghiên cứu thêm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.