Hôm nay,  

Bên Lề Đại Hội Dân Chủ: Hiện Tượng Michael Moore

7/28/200400:00:00(View: 5257)
(Theo Economist)
Trong những tuần qua, báo chí Hoa Kỳ đã đề cập nhiều đến cuộn phim "Fahrenheit 9/11". Tên tuổi của nhà đạo diễn Michael Moore được nhắc đến hầu như trên khắp các băng tần truyền hình. Chỉ là một cuốn phim tài liệu, đúng như thế, nhưng có không ít người cho rằng sự thành công của cuốn phim góp phần làm sứt mẻ uy tín của tổng thống George W. Bush.
Trong ba năm đầu cầm quyền, ông Bush đã khởi đầu bằng một sự ngạc nhiên tạo ra từ phía mình: Đảng Dân Chủ không bao giờ mong đợi chuyện "một thành viên bảo thủ" sẽ biến thành một vị thánh nồng nhiệt trong việc cắt giảm thuế. Nhưng mà ông đã làm như thế. Sau ngày 11/9, ông lại nhờ đến khả năng tập hợp mọi người của mình. Và rồi ông lợi dụng được nỗi e ngại của các thành viên đảng Dân Chủ sợ bị xem là những con thỏ đế trước nhà độc tài Saddam Hussein.
Nhưng bây giờ, tình hình đã có hơi thay đổi, các nhà sách chất đống những bộ sách phản đối ông Bush. Các đảng viên Dân Chủ trong Quốc hội đã trở nên can đảm hơn nhiều so với trước đây. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ John Kerry quăng ra nhiều tiền hơn bất cứ một ứng viên Tổng thống nào khác. George Soros đổ hàng triệu đôla cho những nhóm áp lực và các nhóm chuyên gia cố vấn của đảng Dân Chủ.
Phong trào chống đối chiến tranh này cũng có một Che Guevara của riêng mình. Từ khi ông Bush thắng được cuộc bầu cử trước Al Gore cách đây 4 năm, Michael Moore đã phát động hàng loạt các cuộc tấn công để chống lại ông. Cuốn sách bị hoãn xuất bản vào ngày 11/9 "Những kẻ da trắng ngu xuẩn" nay đã bán được gần 4 triệu ấn bản trên toàn thế giới. Moore được coi là một liều thuốc giải độc hoàn hảo cho những lời chỉ trích kịch liệt trong nước Mỹ, một người đàn ông luôn tin tưởng rằng không bao giờ có mâu thuẫn giữa chính trị cánh tả và lãnh vực giải trí công cộng.
Cho đến lúc này, "Fahrenheit 9/11" là phát pháo ác liệt nhất chống lại ông Bush của Michael Moore. Bộ phim này đã được trao giải Cọ vàng tại đại hội điện ảnh Cannes và thu được 24 triệu đôla ngay trong cuối tuần công diễn đầu tiên tại Mỹ. Phải nói rằng xét về phương diện điện ảnh, bộ phim này không thể sánh được với "Roger and Me", là cuộn phim tài liệu chống chủ nghĩa tư bản của Michael Moore sản xuất năm 1989, trong đó ông theo gót Roger Smith, chủ nhân của hãng General Motors, người đã "dám" đóng cửa một nhà máy tại Flint, Michigan, là quê hương của Moore. Tuy nhiên, "Fahrenheit 9/11" lại có một số cảnh hấp dẫn. Tài dí dỏm láu lỉnh của ông Moore đã góp phần ghi điểm cho cuốn phim, chẳng hạn như cảnh Paul Wolfowitz (thứ trưởng quốc phòng Mỹ) nhỏ dãi lên cây lược và John Ashcroft (bộ trưởng tư pháp) hát líu lo một giai điệu yêu nước. Cảnh mô tả cuộc tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới - âm thanh dội trên một màn hình trắng khi những chiếc máy bay đâm vào toà nhà - là một nét vẽ thiên tài. Và ông Moore có thể khuấy động một cơn giận dữ thật sự ngay cả ở những đảng viên Cộng Hòa: toà Bạch Ốc làm cái quái gì với việc đưa đẩy gia đình bin Laden ra khỏi nước Mỹ ngay sau những cuộc tấn công khủng bố chứ"
Song nhiều người cho rằng "Fahrenheit 9/11" cũng khó có thể khiến người ta thay đổi ý kiến. Ông Moore quay quá nhiều cảnh rẻ tiền. Muốn buộc tội Tổng thống Bush là một kẻ ngu ngốc ăn không ngồi rồi, nhưng lại cũng muốn nêu bật những nỗ lực hằn học không ngừng đã gây ra tai họa, Moore liên tục tự mâu thuẫn với chính mình. Ông chỉ trích ông Bush đã đi nghỉ hè quá lâu và quay cảnh ông Bush đang trò truyện thân mật với thủ tướng Anh Tony Blair tại trại David. (Có thể, chỉ có thể thôi, là họ đang bàn luận chuyện quốc gia). Ông thể hiện Iraq thời Saddam như một vùng đất của những tiệc cưới vui vẻ và những đứa trẻ thả diều, điều này đi khá xa sự thật. Ông đùa cợt với những lý thuyết âm mưu lộn xộn, phương pháp của ông là nói bóng gió chứ không khẳng định điều gì cả.

Vấn đề gây tranh cãi chính của bộ phim là liệu có phải cuộc chiến chống khủng bố là một sự lạm dụng lòng tin hay không. Bộ phim muốn nói lên rằng ông Bush không nghiêm chỉnh ngay cả trong vấn đề bảo vệ an ninh cho nước Mỹ chứ đừng nói đến việc ngăn chặn bin Laden và những bằng hữu Saudi của hắn. Đơn giản hơn, ông Bush đã mượn khủng bố làm một lý do biện minh để buộc dân chúng luôn phải lo sợ trong khi ông ta đưa tay tước đoạt dầu mỏ của Iraq. Moore kết thúc bộ phim bằng một đoạn trích từ cuốn "1984" của George Orwell nói rằng mục đích của chiến tranh không phải là đánh bại kẻ thù mà là chinh phục người dân của chính mình.
Thành công của Michael Moore tại quầy vé nói lên điều gì về chính trị và dư luận Mỹ" Rõ ràng nó nói lên rằng ông Bush đã không xây dựng được một sự thống nhất toàn quốc đằng sau cuộc chiến chống khủng bố của mình. Điều đó một phần là lỗi của chính ông Bush. Khi tỷ lệ ủng hộ ông còn ở mức 90%, ông đã giảm thuế theo những cách rõ ràng là ưu đãi cho người giàu, ngay cả khi ông kêu gọi cả nước vũ trang: quá nhiều hy sinh chung cho một sự nghiệp cao thượng. (Trong một đoạn đáng chú ý của bộ phim, ông Moore đã thúc giục những nghị sĩ bảo thủ ghi tên con cái mình vào quân đội và đưa chúng đến Iraq; ông nói rằng chỉ có một người là con nghị sĩ đang phục vụ tại đó). Ông Bush cũng khai thác cuộc chiến chống khủng bố vì lợi ích đảng phái trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2002. Tỷ lệ ủng hộ ông hiện chỉ khoảng 45%, sự hỗ trợ cuộc chiến đang yếu dần, và quan điểm của ông Moore chuyển từ những trang sách bất mãn sang rạp chiếu bóng. Có thể nói rằng toà Bạch Ốc đang thu hoạch những gì mà họ đã gieo hạt.
Sự im lặng chói tai của John Kerry
Nhưng cuốn phim "Fahrenheit 9/11" cũng mang nhiều ngụ ý đáng ngại với các đảng viên Dân Chủ. Nó nhắc nhở thành phần trung lưu ở Mỹ rằng các nhà hoạt động tự do thích đổ lỗi cho đất nước của họ về những vấn đề của thế giới. Cho đến lúc này, không một đảng viên Dân Chủ nổi bật nào được xem là thích hợp để phản bác quan điểm của ông Moore cho rằng cuộc chiến chống khủng bố là một sự gian lận (sự im lặng của John Kerry bỗng nghe thật chói tai). Thay vì thế, những thành viên lão làng trong đảng Dân Chủ, kể cả Tom Daschle và Terry McAuliffe, đều có mặt trong buổi ra mắt bộ phim tại Washington DC, còn những đảng viên Dân Chủ khác thì giúp quảng bá cho nó.
Vì thế, đùa cợt với Moore là một việc nguy hiểm: người ta còn nhớ lại việc chiến dịch của Wesley Clark (ứng viên dự tranh trong đảng Dân Chủ để được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng này) đã sụp đổ như thế nào khi Moore ca ngợi vị tướng vừa mô tả tổng thống Bush như một kẻ đào ngũ. Từ lâu Moore đã hay lên án chính phủ Mỹ với người nước ngoài. Các đảng viên Cộng Hòa trích lời ông như một bằng chứng khi buộc tội các đảng viên Dân Chủ là "một liên minh man rợ". Nếu cảm thấy không ổn, thậm chí họ còn có thể mượn tạm một kỹ thuật điện ảnh của Moore: trưng bày hình ảnh các nhà quý tộc Dân Chủ đang bước trên tấm thảm đỏ đến xem "Fahrenheit 9/11", và sau đó cắt một tấm hình của Michael Moore nói với người Anh rằng người Mỹ "có lẽ là những người câm tồi tệ nhất hành tinh".
Nếu ai muốn công kích tổng thống Bush thì Michael Moore sẽ là một đồng minh ghê gớm. Nhưng các đảng viên Dân Chủ cũng nhớ đến mục tiêu chính của mình là muốn cầm quyền tại nước Mỹ. Khi các ông Bush và Kerry đang cạnh tranh nhau từng ly từng tí trong những cuộc thăm dò dư luận, họ cần phải cẩn thận xem mình đang giao tiếp với ai. Chính vì thế mà dù "khoái" Michael Moore, đảng Dân Chủ cũng không dám chính thức mời nhà đạo diễn này đến tham dự đại hội toàn quốc của họ ở Boston trong tuần lễ này!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.