Hôm nay,  

Để Nhắc Nhau: Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở

10/11/200500:00:00(View: 5808)
- Từ hồi mà "thế hệ thứ nhất" còn học tiểu học, câu "học ăn, học nói, học gói, học mở" đã thuộc nằm lòng. Rồi tiếp tục lên học các lớp trên, lại được thầy cô giáo nhắc nhở liên tục qua các lớp về "Công Dân Giáo Dục". Những tưởng càng lớn tuổi, thì kinh nghiệm càng cao, và càng cư xử đúng đắn hơn, làm gương cho các thế hệ tiếp theo, thê hệ "một rưỡi" và "hai, ba.." trên xứ Mỹ này. Nhưng tiếc thay, hình như lại có câu "càng già, càng lẫn", cho nên những cách xử thế của "thế hệ thứ nhất" trong xã hội văn minh này có nhiều điều "lẩm cẩm", khiến bắt buộc phải viết ra, để những người lớn tuổi cùng nhau suy gẫm.
Trong câu ngạn ngữ trên có tới bốn cái điều phải học, nhưng "học gói, học mở" thì không cần thiết lắm, ai muốn mở thư mà sợ bột Anthrax thì cũng biết cách mở từ từ, còn không biết gói, thì có thể kêu mấy đứa con gói giùm. Chỉ có hai cách học "Ăn và Nói" là cần phải nhìn lại, kẻo "quan (khách) trên trông xuống, người ta (bản xứ) trông vào" thì kỳ cục lắm. "Người ta" có thể vơ đũa cả nắm, đánh giá cả cái cộng đồng mình là chưa nhớ thuộc lòng câu cách ngôn trên, mà đối xử với chúng ta kém lịch sự đi.
Chẳng hạn như "học ăn" ở mấy bàn tiệc cưới nhé! Ở xứ Mỹ này, chả có ai thèm ăn mà không được ăn, ngược lại, nhiều người nhìn thấy bàn tiệc đầy những món mỡ thì ngao ngán vô cùng, nhất là những ai quen biết nhiều, cứ được mời đi ăn tiệc hoài, thì hãi lắm. Vậy mà, có nhiều vị thấy bưng đồ ăn ra là "tranh thủ" ăn trước như chớp! Những món có xương như tôm hùm, cua hấp, cá chiên, thì bị cầy xới, lật lên đập xuống vù vù, chọn miếng ngon, miếng nạc mà gắp cho vợ, cho chồng, và cho mình trước, chẳng cần nhìn đến ai. Bàn tiệc còn đang tàn tàn, nhâm nhi, chưa ăn xong, đã vội kêu "Tu Gô" rồi vét lấy vét để, trông mà ớn lạnh! Rồi đã đến trễ, nhưng lại về sớm, chưa kịp cắt bánh chia vui với gia đình hai họ, đã vội vã "dọt" về. Nếu ở xa, phải về sớm thì không nói chi, nhưng nhiều người chắc cũng ở gần, mới vừa thấy cắt bánh, đã kéo nhau về ráo, để bánh cưới cắt xong thì bầy la liệt không có người ăn, phải vứt vào thùng rác! Thái độ đi trễ về sớm này chứng tỏ cho hai họ thấy sự vô tâm của mình, ăn cho xong nợ rồi "dọt" lẹ! Nhiều vị chủ trương "đánh mau, đánh mạnh, rồi rút", y như trong các trận đột kích vào vùng xôi đậu ngày xưa!
Lại thấy tại một vài cuộc ra mắt sách, tác giả chỉ mong có người ở lại đến phút chót cho đỡ buồn... cho tiền in ấn, thì có nhiều vị đến lơ đãng nghe ngóng, liếc trái, liếc phải vài giây, rồi ra quầy bánh ngọt, bánh mặn cầm bánh ăn xong là chuồn! Có hôm, tác giả chơi đẹp, để bánh ăn từng phần trong các hộp trắng trắng, mong người tham dự ở lại cùng ăn với nhà... viết sách, nhưng nhiều vị bưng cả hai, ba, bốn hộp ra xe rồi mở máy tàn tàn ra đi, để cho "nhà văn" kia biến thành "nhà dzăng" luôn! Rầu quá cho cách "học ăn" của người mình!

Đến việc "học nói" thì cũng "buồn năm.... mươi phút!" Người ta hay nhắc câu "nói dai, nói dài, nói dở, nói dô diên" để nhắc nhở những người thích nói nhiều, trong bàn tiệc, trong các cuộc hội thảo, và nhất là trong các dịp lễ, các cuộc ra mắt sách, hay tại tiệc cưới... Thế nhưng, cái mục "mi-cờ-rô" bị dính vào tay, rồi gỡ không ra được lại xẩy ra quá nhiều, khắp nơi nơi. Nhiều vị cứ lên diễn đàn là y như mở máy nói thao thao bất tuyệt, nói đến nỗi mà người nghe phải che miệng, ngáp lấy ngáp để. Nói hay mà nói nhiều thì cũng gây chán ngán cho cử tọa, nữa là nói dở! Các cụ có nhiều thành ngữ để tả việc nói nhiều và nói dở này như: "Nói như điên!", "Nói nhiều đến nỗi miệng không kịp mọc da non", "Nói như tháo cống!" "Nói như đấm vào tai"... Với các vị phu nhân mà mắc bệnh này, thì có câu "Đàn bà nói dai", "Nói như xé lụa", "Nói như quạ mổ(")", "Nói riết, điếc tai"... Nhiều vị lão thành, ai cũng biết là không rành tiếng nước người, nếu có dùng tiếng Việt trong các tiệc cưới, hay dịp hội họp chi đó, cũng không ai chê trách. Nhưng nếu ráng nặn ra vài câu tiếng Anh, tiếng U với đầy "ách xân" thì rất kỳ cục! Tiếc thay, có nhiều vị cứ muốn chứng tỏ với con cháu sự cố gắng học hành của mình, nên chơi nguyên một trang giấy bằng tiếng Mẽo, khiến người nghe nửa thương hại nửa buồn cười, vì chả ai hiểu chi cả với sự phát âm đứt giọng, giữa chừng thì ngừng lại để tìm tiếng... như thế. Lại có bậc sinh thành, nhân dịp cưới con, làm luôn vài trang giấy thơ thẩn cho dâu, cho rể, cho họ hàng đôi bên... khoảng nửa tiếng, làm khách ngáp gần sái quai hàm!
Có vị lại chẳng biết mình đứng ở đâu, đang trong dịp hội này, lại nói đề tài khác, hoàn toàn lạc lối, chẳng ăn nhậu gì với mục đích của buổi họp nữa. Đang gây quỹ cứu lụt, lại giảng về cách sống cho đáng sống! Đang hội thảo về Tương lai Việt Nam, lại làm một bài về "quên quá khứ, để hòa hợp hòa giải"! Đến chia xẻ với người quá cố, hoặc để nhận xét về cuốn sách của ai đó, lại tuôn luôn một tràng tiểu sử của .... chính mình! Bắt đầu bằng chữ "Tôi" và kết thúc cũng bằng chữ "Tôi" cho thật nghiêm chỉnh, quân bình! Hình như những vị này, lúc nào trong đầu cũng lẩn quẩn về đề tài đó, nên gặp cơ hội là vồ lấy cái "micờrô" sổ hết ruột gan ra cho nhẹ người! Nói gì cũng được, nói gì cũng là tham luận... mà không lắng nghe những câu lẩm bẩm bên dưới :"Ơ hay! Nói cái gì vậy" Lạc đề! Lạc đề!"
Cứ như vậy, thì vấn đề "học ăn, học nói" của người mình vẫn còn nhiều điểm chưa được hay lắm, chưa chứng tỏ đuợc với người ngoài là dân Việt mình cũng lịch sự, văn minh như ai. Đã "mặc" đẹp (trừ vài trường hợp lẻ tẻ, mặc đồ bộ bà ba, đội nón lá ra khu Bolsa), còn cần phải thể hiện nét đẹp văn hóa trong vấn đề "ăn" và "nói" nữa, mới mong được sự trọng nể của người bản xứ là dân tộc rất thận trọng trong việc "ăn, nói", nhất là việc xuất hiện trước đám đông. Bài nói nào của người Mỹ cũng được gọt dũa, cân nhắc kỹ lưỡng, bởi họ rất sợ bị "xu" (kiện), còn một số người Việt ta thì còn "ầu ơ dí dầu" cho đến bao giờ mới thể hiện được chất văn hóa trong vấn đề này"
Chu Tất Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.