Hôm nay,  

Tin Úc Châu

23/08/200400:00:00(Xem: 5020)
DÂN BIỂU LIÊN BANG ROSS CAMERON THÚ NHẬN NGOẠI TÌNH

ÚC ĐẠI LỢI: Một dân biểu liên bang rất nổi tiếng, và cũng là người vận động cho các giá trị gia đình, vừa thú nhận không chung thủy với vợ. Ông Ross Cameron, dân biểu vùng Parramatta, một trong những chiếc ghế bấp bênh nhất của chính phủ Howard, có bốn đứa con còn nhỏ với bà vợ Genevieve.
Trong các cuộc vận động bầu cử liên bang trước đây ông Cameron, 39 tuổi, nhân vật rất cận kề với Thủ tướng John Howard, đã tự quảng cáo mình là người vui thú cuộc sống gia đình với đức tin Thiên chúa giáo vững chắc. Ông ta thường xuyên để giới truyền thông chụp hình cùng với người vợ và các đứa con, gồm cặp song sinh ba tuổi.
Ông Cameron vào quốc hội khi chính phủ Howard lên cầm quyền trong năm 1996, và là thành viên sáng lập nhóm ái hữu Parliamentary Christian Fellowship. Trong một bài viết được đăng trong tạp chí Good Weekend hôm thứ Bẩy vừa qua, vị dân biểu này đã đưa lời tiết lộ gây chấn động rằng: “Tôi là một người chồng không chung thủy.” Mặc dù từ chối nói chi tiết về vụ ngoại tình này như thế nào, ông Cameron nói rằng: “Vợ tôi có một số lý do rất chắc chắn để ra đi, và chân thực mà nói tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi nhà tôi đã không làm điều này.”
Vị dân biểu này thậm chí đã đề nghị những người ủng hộ trong khu vực cử tri thay đổi lá phiếu của họ sau khi có sự đánh giá mới về ông. Ông Cameron đã nói rõ trong bài viết Good Weekend rằng: “Nếu các cử tri của tôi muốn bỏ phiếu cho một người vui thú với cuộc sống gia đình, họ có lẽ nên bầu cho một người khác.”
Vùng Parramatta rất quan trọng đối với cơ hội tái đắc cử của ông Howard. Ông Cameron, bí thư của Bộ trưởng ngân sách, là người có rất nhiều kinh nghiệm với một thành tích phục vụ cộng đồng sáng chói trong khu vực cử tri của ông ta. Buổi sáng thứ Bẩy vừa qua, vị dân biểu có vóc dáng rất cao này vận động trong khu vực của mình, như ông đã thường làm mỗi ngày thứ Bẩy. Mặc chiếc áo khoác mầu xanh đậm, áo sơ-mi sọc ca-rô để hở cổ và chiếc quần tây bình thường, ông Cameron trả lời các câu hỏi từ những người dân địa phương, trong khi các nhân viên đứng phát giấy quảng cáo của đảng Tự do.
Ông Cameron đã khẳng định với tờ The Sun-Herald rằng các lời bình luận của ông trong Good Weekend là đúng, thế nhưng ông đã rất miễn cưỡng để nói chi tiết về sự tiết lộ này: “Tôi cảm thấy cần giữ gia đình tôi còn nguyên vẹn. Do đó tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì về câu chuyện này. Tôi chỉ muốn tiếp tục công việc của tôi.”
Khi được hỏi phải chăng ông vẫn đang sống với người vợ và gia đình tại căn nhà ở Oatlands, gần Parramatta, ông Cameron trả lời “Yes.” Ông ta cũng bị hỏi tại sao lại quyết định đưa ra các lời tiết lộ về sự thiếu chung thủy của mình ngay lúc sắp bầu cử. Ông trả lời: “Tôi cảm thấy tôi đã nói đủ về phần của mình trong câu chuyện.” Vị dân biểu một lần nữa bị hỏi lý do tại sao ông đã tiết lộ điều này. Trước khi một cách lịch sự chấm dứt cuộc phỏng vấn, ông Cameron nói rằng: “Các phóng viên khác [tại Good Weekend] đã hỏi tôi điều này.” Trong khi đó, một phát ngôn viên của ông Howard nói rằng vị Thủ tướng sẽ không bình luận về vấn đề này. Ứng viên Lao động ở vùng Parramatta, bà Julie Owens, cũng đã từ chối bình luận về lời tiết lộ này.

IAN THORPE ĐOẠT HUY CHƯƠNG VÀNG TRONG CUỘC THI 400 MÉT!
ÚC ĐẠI LỢI: Kình ngư Ian Thorpe đã riêng tặng huy chương vàng Olympic bơi tự do 400 mét cho người đã nhường chỗ cho anh khi tuyên bố: “Tôi đã làm điều này cho Craig”. Sau khi đứng trên chiếc bục dành cho những người chiến thắng Olympic lần thứ tư trong sự nghiệp bơi lội, Thorpedo nói rằng: “Người đã tạo cho tôi cơ hội để dự thi cuộc bơi này, đó là Craig Stevens, và tôi đang nghĩ về anh ấy. Và tôi cũng đang nghĩ đến huấn luyện viên Tracey Menzies, gia đình tôi và tất cả những người mà điều này rất có ý nghĩa với họ. Đó là tất cả những người mà tôi đã bơi cho họ.”
Stevens đã bỏ cuộc thi 400 mét để Thorpe có thể bảo vệ huy chương vàng của mình sau khi anh bị loại vì đã sơ suất nhảy xuống hồ trước lệnh xuất phát trong cuộc bơi thử ở Úc. Thorpe nói rằng: “Tôi đã có một cơ hội tuyệt vời để thi cuộc bơi này bởi vì một trong những người bạn thân nhất của tôi đã sẵn lòng trao cho tôi cơ hội quý giá này. Tôi rất biết ơn.” Thú nhận anh ta xúc động muốn khóc sau khi chiến thắng - nhưng không rơi nước mắt- Thorpe nói rằng: “Thật là giây phút hết sức xúc cảm, mệt nhọc và cảm giác nhẹ nhõm.”
Thorpe đã một cách hối tiếc thú nhận rằng huy chương vàng thứ tư này đã đạt được dù đã bơi không mấy tốt, so với tiêu chuẩn của anh: “Thật khó để bảo vệ ngôi vị vô địch Olympic hơn là thật sự đạt được thành tích mới.” Lần đầu tiên trong đời, Thorpe đã bơi một cuộc thi cho người khác chứ không phải cho chính mình. Thorpe đang mang niềm hy vọng của rất nhiều người trong cuộc thi chung kết, và thật là một điều tuyệt vời anh ta đã chiến thắng cuộc thi 400 mét này. Anh tâm sự: “Lỗi lầm lớn nhất mà tôi đã tạo ra điều mà tôi thật sự không nghĩ là một lỗi lầm - tôi có lẽ đang bơi cuộc thi cho người khác.”
Chiến thắng của Ian Thorpe trong cuộc thi 400 mét tự do không chỉ đã đạt cho anh thêm một huy chương vàng, nó cũng đã làm anh trở thành tay bơi Olympic Úc nổi tiếng nhất từ trước đến nay. Bởi đánh bại người bạn đồng đội Grant Hackett, Thorpe đã cùng Murray Rose là những người duy nhất trong lịch sử Olympic đã chiến thắng liên tiếp các cuộc thi bơi tự do 400 mét. Nhưng anh cũng đã đoạt luôn chiếc vương miện 40 năm của Murray Rose bởi trở thành tay bơi nam giới Úc thành công nhất tại các Olympic Games.
Mặc dù cả hai người đều đạt được 6 huy chương Olympic, chiến thắng này đã giúp Thorpe có được 4 huy chương vàng và hai bạc. Trong khi Rose đạt được bốn huy chương vàng, một bạc và một đồng từ hai lần xuất hiện trong các cuộc thi Olympic 1956 và 1960. Tay bơi nữ Dawn Fraser vẫn là người Úc thành công nhất trong các cuộc thi Olympic với tám huy chương.

ĐÒI BỒI THƯỜNG $750,000 ĐÔ-LA VÌ BỊ TRƯỢT TRÊN MIẾNG KHOAI TÂY!
SYDNEY: Sau khi bị trượt té trong một khu thương mại ở Sydney ông Richard Sheehan đã đâm đơn kiện đòi bồi thường số tiền $750,000 đô-la vì bị đau đớn từ nhiều đợt tê liệt. Thế nhưng Tòa án Tối cao đã được cho xem một số tấm hình ông ta ngồi xổm để nhấc chiếc ghế đẩy có mô-tơ (wheelchair) vào xe hơi. Người ta cũng biết một vị bác sĩ đã có ý kiến rằng người đàn ông 57 tuổi này không cần sử dụng chiếc ghế đẩy.
Ông Sheehan, một cư dân ở Baulkham Hills, đang kiện công ty Starby Pty Ltd, chủ nhân của trung tâm thương mại Winston Hills Mall nơi mà ông ta bị trượt té trong tháng Sáu 1998. Ông ta cũng đang kiện Hội đồng thành phố Baulkham Hills về một vụ ngã khác tại Orange Blossom Festival ở Crestwood Park trong năm 1999. Ông Sheehan nói rằng các lần ngã này đã làm trầm trọng thêm chứng bệnh đau cột xương sống, và giới hạn một cách nghiêm trọng việc di chuyển của ông ta.
Các tấm hình được chụp trong năm 2000 cho thấy ông Sheehan đang ngồi gập đầu gối để gắn một cầu thang (ramp) vào phía sau của chiếc xe van. Trong một cuộc đối chất, ông Sheenhan thú nhận chính ông ta đã bị chụp hình trong khi đang gập đầu gối để nhấc và rồi ngồi xổm để đưa chiếc ghế đẩy vào xe van. Một bác sĩ đang chữa trị cho ông Sheehan cũng đã nói với tòa rằng ông ta có thể đi đứng mà không cần sự trợ giúp. Tòa án được cho biết ông Sheehan đã bị ít nhất ba lần “tê liệt” ở chân trái, gồm một lần sau khi bị ngã tại Orange Blossom Festival ở Crestwood Park trong năm 1999. Nhưng Ông Sheehan phủ nhận đã có nói với một bác sĩ rằng sự đau đớn từ lần ngã này không đáng kể.
Tòa cũng được cho biết trước đó ông Sheehan đã có liên hệ đến các tai nạn xe hơi trong năm 1985 và 1986, và lần té cầu thang trong năm 1992. Trong năm 1976, ông ta bỏ thi tại trường University of NSW sau một tai nạn xe mô-tô. Sau đó ông Sheehan bắt đầu kiện đòi bồi thường về các thương tích từ hai tai nạn xe cộ riêng biệt trong năm 1985 và 1986. Các hồ sơ trình lên tòa án cho thấy số lần ông Sheehan vào các bệnh viện - gồm Royal Brisbane, Royal North Shore, Blacktown và Westmead - đã gia tăng sau khi bị chấn thương ở lưng từ một lần té ở Queensland trong năm 1992.
Ông Sheehan có rất nhiều kinh nghiệm với các vụ kiện tụng - và cả việc sử dụng máy chụp hình. Sau lần té tại Winston Hills Mall trong năm 1998, ông Sheehan đã không chậm trễ một chút nào, sử dụng một máy chụp hình digital chụp đủ mọi góc cạnh miếng khoai tây “thủ phạm”. Sau đó mầu sắc của các tấm ảnh này được ông ta tăng cường cho thấy rõ miếng khoai tây dính đầy dầu mỡ trơn trượt. Và trong năm sau đó, ông Sheehan đã trở lại hiện trường xảy ra lần té ở Crestwood Park để chụp hình cái rãnh nước “thủ phạm” - mặc dù đang bị đau xương sống trầm trọng phải ngồi xe lăn. Phiên xử đang tiếp tục.

PHỤ NỮ VÀ GIỚI TRẻ CHUYỂN SANG ủNG HỘ ĐảNG LAO ĐỘNG!
ÚC ĐẠI LỢI: Một cuộc thăm dò dân ý được thực hiện bởi tờ Sun-Herald cho thấy một sự tăng vọt mức ủng hộ trong giới phụ nữ, dưới 35 và trên 60 tuổi, đã giúp đẩy đảng Lao động vào vị thế chiến thắng cuộc bầu cử toàn quốc sắp tới. Cuộc khảo sát ý kiến của 600 người ở NSW và Victoria, hai buổi tối thứ Hai và thứ Ba tuần qua, cũng cho thấy một sự lo lắng ngày càng gia tăng đối với các cuộc vận động tranh cử “trá hình”. Hơn phân nửa những người được hỏi ý kiến thúc giục Thủ tướng John Howard công bố ngày bầu cử ngay bây giờ.
Cuộc thăm dò này cho thấy đảng Lao Động đang dẫn trước với tỷ số 53/47 phần trăm, trên căn bản hai đảng. Giới phụ nữ và người trẻ giờ đây là các xung lực chính của đảng Đối lập, với 42% phụ nữ nói rằng đã sẵn sàng để bỏ phiếu cho Lao động, so với 32% trong cuộc bầu cử 2001. Số cử tri trên 60 tuổi trước đây ủng hộ ông Howard cũng đang sụt giảm, với 41 phần trăm cho biết sẽ ủng hộ Lao động so với 39% ủng hộ liên đảng - một sự sụt giảm sáu phần trăm kể từ cuộc bầu cử trước.
Ông Howard đang đứng trước hai sự chọn lựa: tổ chức bầu cử trong thời gian tới đây, được nghĩ là ngày 18 tháng Chín, mặc dù mức ủng hộ của dân chúng dành cho ông đang tụt giảm, hoặc trì hoãn ngày bầu cử nhằm cố gắng hồi phục sự ủng hộ của dân chúng, tuy nhiên điều này có nguy cơ làm tức giận cử tri đang ngày càng lo lắng về những đồ đoán ngày bầu cử.

KHOảNG CÁCH GIẦU NGHÈO ở ÚC NGÀY CÀNG LỚN!
ÚC ĐẠI LỢI: Mặc dù nước Úc có một nền kinh tế rất mạnh khỏe và tỷ lệ lạm phát rất thấp, khoảng cách giữa người giầu có và những người còn lại đang ngày càng lớn hơn. Tổ chức từ thiện xã hội St Vincent de Pauls cho biết mức lương thấp, giá cả sinh hoạt gia tăng và chi phí nhà ở tăng vọt đã làm đời sống trở nên khó khăn hơn cho những người nghèo.
Ông Terry McCarthy, một viên chức của St Vincent de Pauls, nói rằng tỷ lệ lạm phát thấp là chuyện hoang đường đối với nhiều người. Các số liệu mới cho thấy giới công nhân lao động và các gia đình đang phải trả nhiều hơn cho các chi tiêu như xăng dầu (tăng 11,7% trong một năm), chi phí y tế (tăng 8 phần trăm) và chi phí giáo dục (8 phần trăm).
Mặc dù những thứ xa xỉ rẻ hơn máy điện toán rẻ hơn 20 phần trăm và các chuyến nghỉ hè ngoại quốc cũng rẻ hơn 8 phần trăm- nhưng điều này đã chẳng giúp bao nhiêu đối với hơn 3,5 triệu người đang sống chật vật với số tiền ít hơn $400 một tuần. Những người ở mức thấp nhất của xã hội bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông Brenden Goul, một cư dân ở Blair Athol thuộc vùng tây-nam Sydney, cho biết rằng: “Tôi đã thất nghiệp hơn ba năm qua. Mỗi nửa tháng tôi có được khoảng $400 tiền trợ cấp và vợ tôi cũng vậy. Câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các chủ nhân đã hỏi tôi là ‘ông có phương tiện di chuyển riêng và bằng lái xe không"’ nhưng công việc làm cũng chỉ có $400 một tuần. Chẳng có cách nào tôi có thể để dành đủ tiền để mua chiếc xe, chứ đừng nói chi đến tiền đổ xăng.”
Giá cả sinh hoạt gia tăng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho giới công nhân và các gia đình với mức lợi tức thấp. Sau khi tiền lương của người chồng được dùng để trả nợ nhà $700 một tuần, gia đình của Ely Cepeda trông cậy vào số tiền lương $13 một giờ mà cô kiếm được bởi làm việc trong một viện dưỡng lão vào cuối tuần. Người chồng cần chiếc xe duy nhất của gia đình để đi làm - chỉ nội tiền đổ xăng đi làm cũng đã tốn $70 một tuần- do đó nếu cô Ely cần đến thăm người mẹ, cô phải đón xe buýt. Giá vé cho lượt đi và về từ Brighton le-Sands tới Botany mà cô Ely và đứa con trai phải trả là $10, tăng 5% trong một năm.
Gia đình Ralphs cũng nằm trong số những gia đình có ngân sách rất chật vật. Ông Nathan Ralph nói rằng: “Giá cả thực phẩm ngày càng gia tăng, và đó là vấn đề gây khó khăn nhiều nhất.” Tiền thuê nhà cũng ngốn mất một phần rất lớn lợi tức và, tương tự nhiều gia đình khác, gia đình Ralphs và Cepedas chỉ còn rất ít tiền sau khi thanh toán mọi chi phí mỗi tuần.
Cuộc bùng phát địa ốc kéo dài ở Sydney đã gia tăng sự giầu có cho những người làm chủ các căn nhà, nhưng đồng thời cũng đẩy xa giấc mơ làm chủ căn nhà của những người thuê nhà - và không chỉ xảy ra ở những khu ngoại ô phía đông hoặc vùng bờ biển phía bắc. ở vùng tây-nam Sydney, quanh vùng Campbelltown, các cư dân thuê nhà chính phủ trước đây hy vọng có thể để dành đủ tiền để đặt cọc mua căn nhà cho chính họ. Nhưng đó chỉ là sự mong ước mà thôi, trong tuần qua căn nhà rẻ nhất được đăng bán trong các tờ báo địa phương là $239,000. Như vậy phải cần $23,000 tiền cọc và $10,000 tiền thuế con niêm - đối với những người đang sống vất vả với $400 một tuần thì đây là giấc mơ không bao giờ đạt được.


Hiện nước Úc có tới 3,5 triệu người, khoảng 21 phần trăm dân số, đang phải sống rất chật vật với số tiền $400, hoặc ít hơn, một tuần. Họ tồn tại trong tình trạng nghèo khổ và tuyệt vọng. Ông Carthy sống ở Canberra, một nơi rất khá giả, tuy nhiên trong giáo phận rất nhỏ của ông đã nhận khoảng 16 cú điện thoại một tuần từ những người cần sự trợ giúp thực phẩm, quần áo hoặc thậm chí tiền bạc. ở miền tây-nam Sydney, một số người không có đủ tiền để trả tiền thuê nhà, thực phẩm và quần áo.

CẶP VỢ CHỒNG GIẦU CÓ Bỏ HOANG NHIỀU CĂN NHÀ BẠC TRIỆU!"
SYDNEY: Hai ông bà Susan và Isaac Wakil sống ở Vaucluse, chạy xe Rolls-Royce, hội viên của các câu lạc bộ nổi tiếng và là những người khách được mời bởi Tổng toàn quyền Mike Jeffrey, thế nhưng họ cũng kiểm soát một công ty mà một số người nghĩ là đang tạo ra một cảm tưởng khu nhà ổ chuột ở ngay khu vực trung tâm Sydney.
Hai ông bà Wakils là các giám đốc duy nhất của Citilease, công ty mà không hiểu sao đã để cho các tài sản địa ốc của nó trở thành hoang tàn đổ nát. Một số nơi đã bị bỏ hoang trong nhiều thập niên qua. Một cuộc điều tra bởi tờ Daily Telegraph tìm thấy rằng Citilease, ông bà Wakils hoặc các công ty khác mà họ kiểm soát đang làm chủ ít nhất 14 tài sản thương mại ở Sydney. Tài sản đang hoạt động của cặp vợ chồng giầu có này là một tòa nhà rất lớn ở số 100 Harris St, Pyrmont, hiện đang được sử dụng làm bãi đậu xe.
Các tài sản khác đang làm chướng mắt, được che kín bằng những tấm ván ép để ngăn chặn những người vô gia cư. Chúng gồm quán rượu cũ Terminus Hotel ở Pyrmont, nơi đã đóng cửa kể từ năm 1985. Được mua bởi ông bà Wakils với giá $250,000 trong năm 1984, tòa nhà này trước đây là một quán rượu rất đông khách ở bến cảng và là nơi gặp mặt của cộng đồng. Ông bà Wakils đã từ khước một số người đề nghị mua cơ sở kinh doanh này.
Một cửa tiệm ở tầng trệt trong tòa nhà thương mại bẩy tầng trên đường Clarence St, mang tên của một cửa tiệm bán đồ chơi trẻ em Playways, đã ngưng hoạt động kể từ đầu thập niên 1980. Một tòa nhà thương mại nổi tiếng khác, tại số 82-84 Sussex St, đã được che kín bằng các tấm ván ép để ngăn chặn những người vô gia cư vào ở. Tòa nhà bẩy tầng Griffiths Brother Tea này đã bị bỏ hoang trong nhiều năm qua. Các dụng cụ bằng điện trước đây được bán ở cửa tiệm tầng trệt vẫn còn được nhìn thấy từ bên ngoài đường. Hợp đồng cho thuê cửa tiệm này đã chấm dứt trong năm 1984.
Ông bà Wakils, hiện trong tuổi 70, đã là những người đóng góp tài chánh nổi tiếng cho Australian Ballet, NSW Art Gallery và Museum of Contemporaty Art. Bà Wakil, sinh đẻ ở Romania và ông Watkil, ra đời ở Iraq, hiện đang sống trong một biệt thự rất lớn ở vùng Vaucluse. Tài sản của họ có thể lên tới $60 triệu đô-la. Khi tờ Daily Telegraph tiếp xúc với ông bà Wakils bên ngoài bất động sản chính của họ ở đường Harris St trong tuần qua, họ đã từ chối bình luận về lý do tại sao đã để các tòa nhà này bỏ trống.
Phó thị trưởng thành phố Sydney John McInerney bầy tỏ sự lo ngại về tác động của các tòa nhà bỏ hoang này đối với vẻ mỹ quan của thành phố. Ông nói rằng “chúng giống những lỗ hổng trong một hàm răng.” Ông bà Wakils giữ những tài sản địa ốc này bỏ trống trong khi Sydney đang vất vả để cung cấp chỗ ở cho thêm 50,000 cư dân một tuần, và khi trung tâm thành phố rất có thể sẽ không còn chỗ trống cho các cơ sở thương mại trong vòng 10 năm tới.

XĂNG CÓ THỂ LÊN ĐẾN $3 MỘT LÍT TRONG BA NĂM TỚI!
ÚC ĐẠI LỢI: Nếu sự tiên đoán của các chuyên gia là đúng, không bao lâu nữa một lít bia sẽ rẻ hơn 1 lít xăng. Sự gia tăng giá cả của năm nay đã khiến giá xăng hiện nay bằng giá một lít nước ngọt Coke, kế tiếp sẽ là một chai nước “Bottled water” và rồi đến năm 2007 sẽ bằng giá một lít bia. Giá xăng trên thị trường thế giới đã tăng đến $64,44 (US$45,75) một thùng hôm Chủ nhật vừa qua, trong khi cuộc chiến khủng bố ở Iraq trở nên ác liệt và công ty dầu hỏa lớn nhất của Nga, Yokos, đang đứng trước bờ vực sụp đổ vì phá sản. Giá cả dầu thô đã tăng 23 phần trăm trong thời gian sáu tuần qua.
Là một trong những kinh tế gia hàng đầu của Úc, thành viên trong ban giám đốc của Ngân hàng Dự trữ và đồng thời là hội viên của Lowy Institute, giáo sư Warwick McKibbin nói rằng giới tiêu thụ Úc sẽ là những người bị thiệt thòi nhiều nhất từ sự tăng vọt giá cả của xăng dầu. Theo ông, ở Úc có những người được hưởng lợi và những người bị thiệt thòi - và người tiêu thụ sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất. Nhưng nếu bạn làm chủ các cổ phần trong ty sản xuất than đá, bạn có lẽ sẽ được hưởng lợi rất nhiều bởi vì giá trị của các cổ phần đó sẽ gia tăng.
Giáo sư McKibbin nói rằng thế giới sẽ phải quen dần với giá cả dầu thô từ US$45 đến US$50 một thùng trong vài năm tới. Hậu quả là những người lái xe sẽ phải gồng mình lãnh chịu giá xăng trên $1 một lít trong thời gian không biết đến bao giờ. Và trong thời gian dài hơn, $3 một lít xăng có thể trở thành hiện thực. Giá xăng trung bình ở Sydney hôm Chủ nhật là $1.033, và giá cao nhất ghi nhận được là $1,10. Các dữ liệu từ Shell cho thấy giá xăng ở các vùng thôn quê Sydney đang được bán $1.09 một lít ở Broken Hill và $1.10 ở Port Macquarie. Tuy nhiên, giá trong một số tỉnh trên $1.20 một lít. Giá cả thậm chí sẽ lên cao hơn vào thời gian cuối tuần, thông thường cao hơn khoảng 3 xu một lít.
Tuy thế cũng chẳng thấm vào đâu so với sự tiên đoán trong thời gian dài. Một chuyên gia dầu hỏa người Iran đến thăm nước Úc trong tuần lễ qua đã làm kinh hoảng các tài xế Úc bằng lời tiên đoán rằng giá xăng ở Úc sẽ tăng tới $3 một lít trong vòng ba năm tới. Tiến sĩ Ali Samsam Bakhtiari, cố vấn trưởng của National Iranian Oil Company, nói rằng nguồn cung cấp xăng dầu thế giới không còn có thể cung cấp cho các nhu cầu ngày càng gia tăng quá mức. Tiến sĩ Bakhtiari đã đưa ra lời khuyến cáo thẳng thừng rằng: “Không bao lâu nữa chúng ta sẽ tiến tới mức giới hạn của hành tinh này. Tôi có thể dễ dàng nhìn thấy giá ba hoặc bốn đồng một lít sẽ xảy ra không bao lâu nữa.”
Ngay bây giờ giá xăng đã lên bằng giá nước ngọt Coke. Siêu thị Coles đang bán $1.40 một bình Coke 1.25 lít - khoảng $1,12 một lít. Nếu sự tiên đoán của tiến sĩ Bakhtiari là sự thật, không bao lâu nữa nước uống Mount Franklin Still Spring Water sẽ rẻ hơn xăng. Khoảng $1.68 một lít. Và đến năm 2007, giá xăng sẽ vượt qua giá bia. Hiện các chai bia Victoria Bitter Stubbies đang được bán khoảng $2.92 một lít tại các cửa tiệm Liquorland.

NHIỀU NGƯỜI DÙøNG CẦN SA TRỊ BỆNH!
NSW: Một cuộc khảo sát của chính phủ tiểu bang tìm thấy rằng gần hai phần ba những người dùng cần sa vì các lý do chữa bệnh đã giảm bớt hoặc ngưng dùng hẳn các loại thuốc tây khác. Cuộc khảo sát này được thực hiện lần đầu tiên ở Úc bởi Trung tâm Nghiên cứu Ma túy và Rượu Quốc Gia. Những người tham dự cho biết cần sa rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các tác động phụ gây ra bởi những loại thuốc thông thường.
Các chứng bệnh mà nhiều người sử dụng cần sa để điều trị là viêm khớp, đau nhức kinh niên, trầm cảm nghiêm trọng, buồn ói, sự co giật bắp thịt và xuống cân. Hơn 70 phần trăm lo ngại về sự bất hợp pháp của cần sa và 54% lo sợ bị bắt, nhưng tất cả đều sẵn lòng chấp nhận sự rủi ro vì các lợi ích của loại ma túy này.
Ông Paul Dillon, giám đốc trung tâm nghiên cứu, nói rằng: “Một số người tin tưởng nếu họ bị bắt thì cũng không đến nỗi nào bởi vì họ sử dụng cần sa để chữa bệnh.” Cuộc nghiên cứu cũng tìm thấy 70 phần trăm những người dùng cần sa để trị bệnh rất sẵn lòng tham gia vào một cuộc thử nghiệm về một loại thuốc xịt cần sa. Theo ông Dillon, một số người nghĩ thuốc viên hoặc thuốc xịt sẽ kém hiệu nghiệm hơn cần sa tự nhiên, nhưng họ muốn thử nghiệm bởi vì lo ngại về việc phải hút nó.
Ông Dillon cho biết thêm một người đàn ông trẻ bị mắc chứng bệnh đau nhức bắp thịt và mệt mỏi kinh niên đã nói trong cuộc khảo sát rằng: “Tôi chấp nhận bị bắt còn hơn không thể hoạt động một cách bình thường.” Trong năm ngoái Thủ hiến NSW Bob Carr đã công bố một cuộc thử nghiệm về các lợi ích trị bệnh của cần sa. Cuộc khảo sát này là một trong những đề nghị của nhóm người được chỉ định thực hiện cuộc điều tra về việc sử dụng cần sa để trị bệnh.

GIA ĐÌNH ÚC KHỐN ĐỐN VÌ TÍN DỤNG!
ÚC ĐẠI LỢI: Trong lúc Ngân hàng Dự trữ tiếp tục khuyến cáo về sự gia tăng kỷ lục các món nợ của gia đình, một cuộc khảo sát của Sun Herald/Taverner tiết lộ rằng hầu hết các gia đình Úc dựa vào các tấm thẻ tín dụng để mua hầu như mọi thứ. Một tài liệu phát hiện đáng lo ngại nhất từ cuộc khảo sát này là khoảng 20 phần trăm những người tham dự cho biết họ cảm thấy rất khó khăn để đối phó với món nợ thẻ tín dụng, và rất lo lắng về chuyện này.
Và mặc dù hầu hết có thể hạn chế sự chi tiêu của họ, chỉ khoảng một trong năm người đã vượt quá mức chi tiêu của họ. Một phần tư của tất cả những người làm chủ các thẻ tín dụng đã trả mức tiền lời từ 15 tới 20 phần trăm. Chỉ một phần ba cho biết họ trả các hóa đơn vào mỗi cuối tháng - do đó tránh được trả nhiều tiền lời. Sáu mươi tám phần trăm chỉ có thể trả một phần, do đó phải chịu tiền lời rất cao. Cuộc khảo sát được thực hiện trong những ngày thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư với 600 gia đình ở NSW và Victoria. Lợi tức của những gia đình này có người lên tới $100,000.
Nền kinh tế phát triển trong suốt thập niên qua đã khiến nhiều gia đình chi tiêu lu bù, gia tăng nợ nần lên đến mức kỷ lục trong lịch sử nước Úc. Bản phân tích tháng Ba 2004 của Ngân hàng Dự trữ cho thấy rằng mỗi gia đình ở Úc đang mắc nợ nhiều hơn $100,000, gồm cả tiền nợ mua nhà. Điều này có nghĩa rằng mỗi người đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Úc nợ gần $40,000 gồm cả tiền mượn mua nhà. Chỉ riêng ở NSW, tổng số tiền nợ của các gia đình là $254 tỷ đô-la, một sự gia tăng gần $120 tỷ, hoặc 162%, kể từ năm 1999.
Các số liệu của Ngân hàng Dự trữ cho thấy rằng gần 70 phần trăm các gia đình Úc có một thẻ tín dụng, mức nợ trung bình của họ đã tăng vọt từ $1601 trong tháng Sáu 1999 lên tới $5162 hiện nay. Riêng số tiền nợ cá nhân, không gồm tiền mượn mua nhà, cũng đã tăng thêm $2,3 tỷ trong tháng sáu 2004 lên tới mức kỷ lục $104 tỷ. Như vậy mỗi gia đình bị mắc nợ trung bình $13,645, không bao gồm món tiền nợ mua nhà. Và riêng thẻ tín dụng các gia đình ở NSW mắc nợ khoảng $8,97 tỷ đô-la.

XE CảNH SÁT ĐÂM VÀO TIỆM CÀ PHÊ ở TRUNG TÂM SYDNEY
SYDNEY: Một chiếc xe cảnh sát lạc tay lái đã đâm sầm vào một cửa tiệm cà phê buổi tối thứ Hai, làm bị thương ba khách bộ hành. Dường như chiếc xe bị lạc tay lái vì đường trơn trượt - đây là tai nạn thứ hai xảy ra tại ngã tư này chỉ trong vài tiếng. Chiếc xe cảnh sát đâm vào tiệm cà phê Delifrance ở góc đường George và Goulburns St, nó cũng đụng một chiếc xe hơi khác trong khi trượt qua ngã tư này vào lúc 8:30 pm. Người tài xế hoàn toàn vô sự.
Các nhân chứng cho biết chiếc xe cảnh sát đã bắt đầu chạy loạng choạng khi vào giữa ngã tư, trượt vào lề đường và đụng vào một cột đèn trước khi ngừng lại ngay trên đường đi bộ bên ngoài cửa tiệm cà phê. Ba khách bộ hành, gồm một người đàn ông tuổi ngoài 50 và một cặp vợ chồng trong tuổi 20, đã bị đụng té xuống mặt đường, tuy nhiên chỉ bị các vết thương nhẹ. Ly tách và bàn ghế bay tứ tung khi chiếc xe phóng lên lề đường và đụng mạnh vào cửa của tiệm cà phê.
Một nhân viên cứu thương ngoài giờ làm việc đã chăm sóc cho những người bị thương trước khi xe cứu thương đến hiện trường. Một phát ngôn viên của dịch vụ cứu thương cho biết tất cả đã được chuyển vào bệnh viện để kiểm tra sức khỏe: “Họ chỉ bị các vết trầy sơ sài - và rõ ràng đã hết hồn. Và người tài xế của chiếc xe dường như không sao.”

MỘT TRÙM BĂNG ĐảNG ở MELBOURNE BỊ KẾT TỘI BA VỤ GIẾT NGƯỜI!
MELBOURNE: Một tay anh chị sẽ bị kết ba tội giết người trong cuộc chiến băng đảng ở Melbourne. Carl Williams và ba người đàn ông khác sẽ bị kết tội can dự đến các vụ hành hình Jason Moran và Pasquale Barbaro, hai người này bị bắn chết trong tháng Sáu năm ngoái. Williams, 34 tuổi, cũng sẽ bị kết tội giết chết Michael Marshall, kẻ bị bắn ngay bên ngoài căn nhà ở South Yarra trong tháng Mười năm ngoái.
Cuộc điều tra các vụ giết người trong cuộc chiến băng đảng ở Melbourne đã gia tăng cường độ khi Alfonse Traglia bị bắt tại nhà ở Brighton lúc 7 am hôm thứ Hai. Ngay trong cùng thời gian này, Williams đang đứng tại trạm điện thoại trả tiền, trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt Barwon, và được cho biết có một số người khách muốn gặp. Họ tự giới thiệu là nhân viên từ Công tố viện, và đã trao trát đòi Williams xuất hiện trước tòa Tối cao để bị kết tội về ba vụ giết người mà không cần các phiên xử sơ bộ.
Trong một quyết định bất thường, Công tố viện đã không thực hiện các phiên xử sơ bộ về các vụ giết người này, thay vì vậy họ đưa Williams và các đồng phạm ra xét xử trực tiếp. Cảnh sát khẳng định Williams đã có mặt tại hiện trường của cả hai vụ giết người này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.