Hôm nay,  

Dọc Đường

06/05/200500:00:00(Xem: 5924)
2
Người đàn ông chủ quán tỏ vẻ khinh bỉ vợ, bỏ vô sau rửa mặt, rửa chân rồi thủng thẳng trở ra xỏ quần. Hai người đàn ông ra đứng trước quán. Trong rừng cao-su nghe tiếng còi xe nhận inh ỏi, ba chiếc xe đò đua nhau chạy tới. Dẫn đầu là một chiếc “bờ dô” mũi khoằm. theo sau là hai xe cá. Chiếc “bờ dô” thắng ngay trước quán, hai xe cá vượt đi luôn. Người đàn ông chủ quán quay vô biểu vợ:
-Tao đi nghe mầy.
Người vợ nặng nề bước ra, dặn dò:
-Mai sáng về ghé chợ mua đồ về nghe.
Người đàn ông mới dớm đặt chân lên thang phía sau xe, đợi bạn chui vô khoang nói:
-Đ.m. nhớ mà.
Người lơ chạy vô quán nói:
-Xin miếng nước chị Hai. Không đợi trả lời, thót vô sau nhà. Người tài xế nhấn còi thúc hối, ló đầu ra ngoài:
-Tính ngủ trong đó sao mày"
Người lơ chạy ra mặt còn nhẫy nước, nhảy bám vào đuôi xe la lớn:
-Rồi, chạy đi.

Chiếc xe từ từ ngừng trước đồn Dân vệ. Người lính gác trong chòi canh bắc loa tay kêu đuổi: Tới trong kia đậu. Chiếc xe chuyển bánh đi qua hết đoạn đường rào kẽm gai đậu trước quán hớt tóc. Người lơ xe nhảy xuống đất kêu vô trong:
-Xuống lẹ lên cha nội.
Một người đàn ông tay ôm bọc giấy dầu, lom khom bước xuống. Tới đất, người đàn ông lại muốn trở lên, nói:
-Không phải đây…
Người lơ đã bước lên bục gỗ đưa tay cản ngang:
-Vậy tía quên hay tía lầm đường rồi. Tiá ráng đợi đây đón xe sau mà về. Chớ tôi cứ ngừng hoài đợi tiá kiếm nhà tới đêm tụi tôi mới về tới nhà. Cô bác kêu quá trời.
-Cho tôi đi khúc nữa…
-Tiá hết tiền rồi. Rồi, chạy đi.
Chiếc xe rồ ga chặng thẳng vào phía rừng cao-su xẫm lạnh. Người đàn ông đứng lại bên đường ngơ ngác. Hắn vận bộ bà ba đen, chân đi săng-đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao. Hắn ngửa mặt nhìn lên trời trông chiếc trực thăng từ phía rừng cao-su bay tới, đứng im rồi hạ thấp trên bãi trống bên kia đường. Tiếng nổ ù tai, cánh quạt quay cuốn bụi đất mù một khoảng; cỏ cây ngả rạp. Người lớn con nít ùa ra khỏi nhà ngắm coi, bọn con nít chạy băng ngang lộ tới đứng bên bãi cỏ, tiếng người kêu gọi bị gió và tiếng động cơ quạt bay tung mất hút. Chiếc trực thăng đáp xuống nhưng không tắt máy, nó đậu vài phút rồi lại từ từ cất lên và bay đi về hướng đồn Dân vệ tránh xa quốc lộ. Trẻ con và người lớn còn đứng lại ngắm và bàn tán. Một vài người nhìn thấy người đàn ông bận bà ba đen ông bọc giấy dầu đứng trước quán hớt tóc.
Quán hớt tóc là một chòi lá chỉ có một mái dựng trên một bức vách gỗ thùng sữa, và hai cây cột ngoài, ba mặt bỏ trống. Trong quán không có người, thợ đã nghỉ, nhưng vẫn còn một chiếc ghế ngồi trước một tấm gương đóng chặt trên vách, dưới tấm gương là một cái hộc gỗ treo bằng dây kẽm, không có vật dụng nào để trên. Người đàn ông ngó thấy mặt mình trong gương, con lộ bãi cỏ, mô đất cao xa mờ.; hắn ngoảnh mặt bước tới quay lưng lại đồn Dân vệ hướng về phía rừng cao-su. Kế bên quán hớt tóc là một tiệm chạp phô của người Tàu, tới một căn nhà ở đóng cửa, trên các cửa đóng dán những bích chương và khẩu hiệu tuyên truyền, tới một tiệm trữ Âu dược. Một tấm bảng gỗ treo ngang đong đưa với dấu thập đỏ. Qua khỏi tiệm trữ Âu dược là một nền nhà đổ, rồi một khoảng đất vuông cao hơn mặt đồng, trồng rau muống, làm chỗ họp chợ. Trên nền đất có vết cháy đen loang, cỏ vàng úa không mọc được. Sát chợ là nhà việc: mái thủng, tường lỗ chỗ vết đạn, các cửa sổ bể gẫy, tấm bảng treo rớt chỉ còn một đầu dính trên tường, nhìn vào trong gạch ngói bừa bãi chưa thu dọn. Nhà kế bên nhà việc cũng bị xập mái trước. Khỏi gian nhà đổ, dãy phố nguyên vẹn. Người đàn ông đi qua một tiệm thuốc Bắc, trong tiệm một người con gái Tàu lai ngồi đọc báo sau quầy hàng; một tiệm bán sách vở và tạp hoá; một lớp học với mươi bộ bàn ghế và tấm bảng đen; tiệm sửa xe máy với một người đàn ông đang lui hui sửa ngoài hè. Người đàn ông ôm gói đứng lại nhìn người thợ đang làm việc. Anh này chợt ngửng lên loe miệng cười với người đàn ông, nhưng nụ cười tắt ngay tức thời. Anh thợ ngưng hẳn tay ngắm nghía người lạ. Người đàn ông cố gắng cười gượng gạo hỏi:
-Giờ này còn xe trở xuống không anh"
-Có lẽ hết.
Nói xong, người thợ tiếp tục làm việc, bỏ mặc người lạ đứng ngẩn nhìn xuống. Một hồi im lặng, người đàn ông nói:
-Cám ơn anh Hai.
Người thợ không đáp, cũng không ngó lên. Và người đàn ông lại bước đi. Kế tiệm sửa xe là tiệm chạp-phô nữa của người di cư. Người đàn bà quần áo nâu, răng đen, vấn khăn, mắt hấp háy đứng bên mấy bó củi và tĩn nước mắm ngó người lạ chằm chằm. Người đàn ông ngó mông sang rừng cao-su bên kia lộ. Hắn đi qua hai căn nhà nữa. Trước một căn đóng cửa đặt một cái lu nhỏ đậy nắp gỗ và một cái ca nhôm máng trên tường. Người đàn ông tiến lại bên cái lu, đặt gói giấy xuống hè, mở nắp, lấy cái ca múc nước trong lu uống ừng ực. Uống xong hắn lại múc thêm một ca đầy đứng xích ra gần lộ đổ vào tay rửa mặt và cổ. Nước trà màu nâu đen. Lấy khăn trong túi lau khô mặt, hắn đậy nắp lu, máng ca trở lại chỗ cũ, ôm gói đồ đi tới tận cùng dãy phố là con đường đất đỏ vắng hoe ngăn cái quán và rừng cao-su. Hắn đứng ở đầu đường đất ngó mông vào xóm, nhìn con lộ chạy ẩn giữa hai hàng cao-su tối. Hắn bước vô quán, ngồi bàn phiá ngoài, đặt gói đồ lên một cái ghế. Người đàn bà mập từ sau bếp bước ra nói:


-Hết trơn nước đá rồi, cà-phê cũng hết…
-Thím cho ngồi nghỉ đỡ đón xe.
Người đàn bà ngó khách từ đầu tới chân. Trong rừng cao-su tiếng ve bỗng kêu từ xa lan tới gần. Người đàn ông ngó quanh khắp quán hỏi:
-Thím có bán cơm không"
-Không, không có cơm.
Người đàn bà bỏ vô sau nhà. Người đàn ông ngồi thẳng lưng, mó máy bật cái giây thun buộc gói giấy dầu. Hắn móc trong một túi áo lấy ra một xấp giấy gói kỹ kiểm lại và đếm những tờ giấy bạc. Mấy tờ giấy năm đồng, mười đồng. Người đàn bà trở ra hỏi:
-Không có xe hả"
-Không có, sợ hết.
Người đàn bà bỗng lắng nghe bảo:
-Có xe be tới đó.
Người đàn ông vội ôm gói đồ chạy ra lề đường. Hai chiếc xe be kềng càng rần rần từ trong rừng cao-su, xe chạy chậm. Người đàn ông đưa tay lên cao vẫy kêu: Cho quá giang… Hai người tài xế đưa tay vẫy chào và xe vẫn chạy.
Người đàn ông thất vọng lẩm lũi trở vô quán. Từ một trại binh xa lắc vọng lại tiếng kèn chào cờ buổi chiều.Ve kêu rộn hơn. Người đàn bà hỏi:
-Chú ở đâu tới"
-Tôi đi kiếm thắng em của tôi làm đồn điền cao-su. Có lẽ tôi đi lộn xe. Mấy năm trước đây tôi có lên một lần nhưng không nhớ rõ. Tôi nhớ khu nó ở gần lộ.
-Ôi, đồn điền cao-su biết mấy mà kiếm" Đồn điền tên gì ở đâu mới được chớ"
-Tôi không nhớ, tới đúng nơi thì tôi biết.
-Chú nói chuyện trời đất không à.
Người đàn ông đặt gói đồ lên bàn, hai tay ngồi ôm lấy nó. Người đàn bà đột ngột sẵng giọng hỏi:
-Giờ chú tính sao"
-Tôi không biết tính sao hết. Tôi đón xe…
-Người đàn bà cao giọng hơn:
-Chú nói cà rỡn hoài. Giờ này kiếm xe. Chú tính mà mất toi. Bộ khi không chú ngồi đó không cho tôi đóng cửa tiệm đi ăn cơm hả" Chú tính chuyện gì" Tôi kêu lính trên đồn xuống đây bây giờ….
Người đàn ông sửng sốt, giật hai tay ông gói đồ vào bụng ngó trân người đàn bà:
-Tôi nói thiệt mà thím. Tôi đón xe mà.
-Mà tôi biểu chú không còn xe nữa. Chú tính cách sao"
Người đàn ông ngó ra lộ, ra ngoài rừng, nói một mình:
-Ờ, không còn xe.
[còn tiếp]

NQT sao lục
tanvien.net

Lời bàn Mao Tôn Cương:
Bạn đọc Dọc Đưòng sau khi đọc Trước Pháp Luật, thì thật là tuyệt vời. Cái nọ bổ túc cho cái kia. Có vẻ như, khi Kafka chấm dứt câu chuyện của ông, là bởi vì biết rằng, sau này, sẽ có một người viết tiếp nó.
Theo nghĩa, cái thằng người nhà quê của ông, sau đó, vô được bên trong, nhưng, tới lúc đó, mới ngã ngửa ra là:
-Không phải đây…
-Vậy tía quên hay tía lầm đường rồi. Tiá ráng đợi đây đón xe sau mà về.

Hình như, có lần Phạm Thị Hoài, [vẫn hình như], khi phải giải thích, truyện của bà có hơi hướng Kafka, đã trả lời:
-Kafka là người Việt Nam!
Nhà văn Nobel gốc Do Thái, Isaac Bashevis Singer nhớ lại, khi còn là một đứa nhỏ, ở Warsaw, đọc bản dịch cuốn Tội Ác và Trừng Phạt, và đi tới kết luận, Dostoevsky là nhà văn Do Thái, cũng là theo nghĩa đó.
Trong chiến tranh Việt Nam, có tới hai ấn bản, coi như là "tiếp theo" "Trước Pháp Luật" của Kafka.
Một, Dọc Đường, của TTT, viết trong chiến tranh, và một, Biển, của Miêng, viết, sau đó, ở trên biển cả.

Camus có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của Kafka.
Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.
Trong truyện ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định "ở lại".
Truyện ngắn Biển, của Miêng, bằng những tình cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đã đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình. Bằng hành động "trong tay em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà"), nhập làm một.

NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.