Hôm nay,  

Đãi Ngộ Lính Cao Nhứt

21/03/200500:00:00(Xem: 5156)
Vì muốn chương trình hấp dẫn, truyền thông đại chúng nói chung thường hay nhấn mạnh những cảnh như mìn nổ, xe cháy, pháo kích, phục kích, máu đổ, thịt rơi, kẻ chết, người bị thương -- nhan nhản trên truyền hình. Nhưng rất ít thấy trên truyền hình những cảnh người lính chiến làm công tác dân sự vụ hay dân vận như phát thuốc, khám bịnh, sửa trường, bắc cầu, dẫn trẻ em, bà lão qua đường, Hay những cảnh người lính sống hàng ngày như chơi thể thao ở hậu cứ, giải trí ở câu lạc bộ, xem truyền hình hay gởi điện thư trong phòng ngủ. Thực sự đời thường và đới lính của Quân Lực Mỹ bây giờ tuy hai mà một vì ( 1) quân nhân trừ bị rất nhiều và hiện dịch, cả hai đều tình nguyện, lúc nào cũng có thể được gọi đi xa đánh trận; và ( 2 ) vì chánh quyền Mỹ nói chung đã đãi ngộ cho quân nhân Mỹ xứng đáng nhứt trong lịch sử chiến tranh Mỹ.

Trước tiên, báo Chicago Tribune có làm một phóng sự dài liên quan đến sự trở về của cả Trung Đoàn Không Quân 106, sau một năm được điều động đi Iraq đánh trận. Hầu hết những quân nhân này là quân nhân tình nguyện vào ngành trừ bị. Từ năm 1973, TT Nixon đã ký bãi bỏ chế độ thi hành quân dịch. Quân Đội Mỹ hiện dịch lẫn trừ bị chỉ toàn là người tình nguyện thôi.

Cô Lee Lane là một quân nhân trừ bị tình nguyện ở Indiana, được gọi nhập ngũ đi Iraq làm một nữ ø phi công trực thăng Cobra, danh hiệu truyền tin Ó Đen. Giải ngũ đối với Cô là trở về đời thường. Cô không để mất thì giờ nghỉ phép xuất ngũ vì khi ra đi Cô đã phải tạm gác lại nhiều chuyện quan trọng cần làm: làm nhà, lập gia đình, và học tiếp.

Trung sĩ Cơ khí GregPaker 21 tuổi, là một thợ máy ở Westmont tình nguyện vào Lực Lượng Trừ bị Tiểu bang Illinois, 4 tháng thì được gọi đi Iraq. Cha anh là một xạ thủ trực thăng trong Chiến Tranh Việt Nam, năm nay 58 tuổi, đang làm phi công hàng không dân sư quốc tếï. Khi con trai Gereg -- con nhà tông không giống lông cũng giống cánh -- muốn tình nguyện vào quân đội, Ông có nói vào lính đời sống sẽ có nhiều xáo trộn. Nhưng sau một năm đi xa đánh trận, trở về nhà từ Iraq xa Mỹ nửa vòng Trái Đất, Greg thấy mình hạnh phúc hơn cha nhiều. Cha Anh khi xưa thỉnh thoảng mới được điện thoại về nhà. Còn bây giờ Anh liên lạc với cha anh bất cứ lúc nào Anh muốn. Cha Anh nói chuyện với Anh khi bay ngang Hông Kông, Tokyo, hay khi uống cà phê sáng ở nhà với mẹ Anh. Về nhà, Anh trở lại ĐH Illinois tiếp tục sự học, với sự trợ giúp của Quân Đội nhiều thứ anh không dè.

Còn cô phi công Lee Lane thì chỉ năm sau là tốt nghiệp bằng quản trị nhà hàng, và ngày lễ phát bằng Cô tin chắc sẽ được người chồng đưa đi và chia niềm vui như bây giờ người hứa hôn ấy đến đưa Cô về đời sống dân sự.

Nhưng không phải người nào trở về đều cũng lành lặn như vậy. Tammy Duckworth 58 tuổi là một nữ phi công duy nhứt của Trung Đoàn 106, trực thăng của Bà bị bắn rớt và bị thương mất mất một chân,vài ngày trước Lễ Tạ Ơn; và Lane Lee là người đến thay thế. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bè bạn và của Quân Đội, người cựu phi công lớn tuổi kia không thấy hội chứng hậu chiến tranh. Còn Trung sĩ Taylor Kennedy tình nguyện vào Lực Lượng trừ bị ở tuổi 45, chỉ trước 6 tháng trước khi không còn tình nguyện được nũa. 5 năm sau Trung sĩ được gởi đi Iraq, xa người vợ cho đến lúc ấy chưa bao giò rời nhau. Nhưng cả hai cũng tìm cách xoay xở gặp nhau qua những phương tiện truyền tin tân tiến nhứt của thời đại, nhờ Quân Đội. Vợ Ông chia xẻ bao gian nguy, mỗi tuần chồng bị pháo kích ít nhứt ba lần, với bao lời cầu nguyện và khuyến khích.

Còn vị sĩ quan đại đội trưởng của đơn vị một số quân nhân tiêu biểu đã được phỏng vấn ở trên, là Trung Úy Shane Yackley. Trước khi chia tay tạm giã từ đời lính để trở lại đời thường, người chỉ huy ra lịnh cho đại đội tập họp, điểm danh. Nhưng vị sĩ quan nghẹn ngào với chữ "tan hàng" và đồng đội của đơn vị cũng lạc giọng với chữ "cố gắng." Sau đó những người từ khắp các địa phương của tiểu bang đã gặp nhau trong đơn vị và sống chết có nhau một năm ở chiến trường Iraq, ôm hôn nhau, không muốn rời nhau. Tình đồng đội.

Nếu đơn vị, chiến trường, tình đồng đội, tình yêu Tổ Quốc Mỹ đã gắn bó những ngừơi xa lạ gắn bó, sống chết có nhau như vậy, thì chánh quyền Mỹ, Quốc Hội, Tổng Thống, Bộ Quốc Phòng và Bôä Tổng Tham Mưu đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để người quân nhân Mỹ được đãi ngộ xứng đáng. Một chuyên viên nghiên cứu hàng đầu của Viện Lexington, phân tích từ cuộc khủng bố 911, chánh quyền và nhân dân Mỹ đã lãm hết cách để yểm trợ cho Quân Đội Mỹ làm nhiệm vụ Tổ Quốc giao phó. Chi phí dành cho mỗi quân nhân trong Chiến tranh Afghanistan và Iraq là cao nhứt trong lịch sử chiến tranh của Mỹ. Mỹ không tiếc tiền để đem khoa học kỹ thuật cao nhứt, đem những trang thiết bị bảo đảm nhứt để bảo vệ người lính chiến của mình ngoài tiền tuyến. Và quan trọng nhứt là Mỹ đã không tiếc tài lực làm sao cho cuộc sống những người tình nguyện trong quân đội có thể so sánh được với đời sống của từng lớp trung lưu ngoài xã hội Mỹ. Lương cao như nhau, phúc lợi cao như nhau, và nhiều bảo đảm khi trở về đời sống dân sự trong việc làm, việc học.

Vì vậy kinh phí dành cho Quân Đội đã lên gần 300 tỷ mỗi năm. Mỗi tháng ở Iraq quân phí 4 tỷ 3 và ở Afghanistan 800 triệu. Số tiền này tương đương với chiến phí hàng tháng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến 1975, sau khi đã tính tỷ lệ lạm phát. Trong Chiến tranh Việt Nam gần 9 năm, quân số Mỹ có lúc lên 500 ngàn, Mỹ tốn 623 tỷ. Còn trong chiến tranh Afghanistan và Iraq, quân số Mỹ ở hai chiến trường này chưa bao giờ quá 170 ngàn. Thế mà từ cuộc khủng bố 911 đến nay, nếu TT Bush xin Quốc Hội được thêm 81 tỷ phụ trội nữa thì, quân phí dành cho Quân Đội ở hai chiến trường này đã bằng phân nửa của Chiến Tranh Việt Nam. Con số quân nhân thời gian hai cuộc chiến tranh đối chiếu với quân phí đã nói lên chánh quyền Mỹ bây giờ lo cho người lính Mỹ cỡ nào.
Người lính chiến Mỹ đang được đãi ngộ cao nhứt trong lịch sử Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.