Hôm nay,  

Đãi Ngộ Lính Cao Nhứt

21/03/200500:00:00(Xem: 5151)
Vì muốn chương trình hấp dẫn, truyền thông đại chúng nói chung thường hay nhấn mạnh những cảnh như mìn nổ, xe cháy, pháo kích, phục kích, máu đổ, thịt rơi, kẻ chết, người bị thương -- nhan nhản trên truyền hình. Nhưng rất ít thấy trên truyền hình những cảnh người lính chiến làm công tác dân sự vụ hay dân vận như phát thuốc, khám bịnh, sửa trường, bắc cầu, dẫn trẻ em, bà lão qua đường, Hay những cảnh người lính sống hàng ngày như chơi thể thao ở hậu cứ, giải trí ở câu lạc bộ, xem truyền hình hay gởi điện thư trong phòng ngủ. Thực sự đời thường và đới lính của Quân Lực Mỹ bây giờ tuy hai mà một vì ( 1) quân nhân trừ bị rất nhiều và hiện dịch, cả hai đều tình nguyện, lúc nào cũng có thể được gọi đi xa đánh trận; và ( 2 ) vì chánh quyền Mỹ nói chung đã đãi ngộ cho quân nhân Mỹ xứng đáng nhứt trong lịch sử chiến tranh Mỹ.

Trước tiên, báo Chicago Tribune có làm một phóng sự dài liên quan đến sự trở về của cả Trung Đoàn Không Quân 106, sau một năm được điều động đi Iraq đánh trận. Hầu hết những quân nhân này là quân nhân tình nguyện vào ngành trừ bị. Từ năm 1973, TT Nixon đã ký bãi bỏ chế độ thi hành quân dịch. Quân Đội Mỹ hiện dịch lẫn trừ bị chỉ toàn là người tình nguyện thôi.

Cô Lee Lane là một quân nhân trừ bị tình nguyện ở Indiana, được gọi nhập ngũ đi Iraq làm một nữ ø phi công trực thăng Cobra, danh hiệu truyền tin Ó Đen. Giải ngũ đối với Cô là trở về đời thường. Cô không để mất thì giờ nghỉ phép xuất ngũ vì khi ra đi Cô đã phải tạm gác lại nhiều chuyện quan trọng cần làm: làm nhà, lập gia đình, và học tiếp.

Trung sĩ Cơ khí GregPaker 21 tuổi, là một thợ máy ở Westmont tình nguyện vào Lực Lượng Trừ bị Tiểu bang Illinois, 4 tháng thì được gọi đi Iraq. Cha anh là một xạ thủ trực thăng trong Chiến Tranh Việt Nam, năm nay 58 tuổi, đang làm phi công hàng không dân sư quốc tếï. Khi con trai Gereg -- con nhà tông không giống lông cũng giống cánh -- muốn tình nguyện vào quân đội, Ông có nói vào lính đời sống sẽ có nhiều xáo trộn. Nhưng sau một năm đi xa đánh trận, trở về nhà từ Iraq xa Mỹ nửa vòng Trái Đất, Greg thấy mình hạnh phúc hơn cha nhiều. Cha Anh khi xưa thỉnh thoảng mới được điện thoại về nhà. Còn bây giờ Anh liên lạc với cha anh bất cứ lúc nào Anh muốn. Cha Anh nói chuyện với Anh khi bay ngang Hông Kông, Tokyo, hay khi uống cà phê sáng ở nhà với mẹ Anh. Về nhà, Anh trở lại ĐH Illinois tiếp tục sự học, với sự trợ giúp của Quân Đội nhiều thứ anh không dè.

Còn cô phi công Lee Lane thì chỉ năm sau là tốt nghiệp bằng quản trị nhà hàng, và ngày lễ phát bằng Cô tin chắc sẽ được người chồng đưa đi và chia niềm vui như bây giờ người hứa hôn ấy đến đưa Cô về đời sống dân sự.

Nhưng không phải người nào trở về đều cũng lành lặn như vậy. Tammy Duckworth 58 tuổi là một nữ phi công duy nhứt của Trung Đoàn 106, trực thăng của Bà bị bắn rớt và bị thương mất mất một chân,vài ngày trước Lễ Tạ Ơn; và Lane Lee là người đến thay thế. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bè bạn và của Quân Đội, người cựu phi công lớn tuổi kia không thấy hội chứng hậu chiến tranh. Còn Trung sĩ Taylor Kennedy tình nguyện vào Lực Lượng trừ bị ở tuổi 45, chỉ trước 6 tháng trước khi không còn tình nguyện được nũa. 5 năm sau Trung sĩ được gởi đi Iraq, xa người vợ cho đến lúc ấy chưa bao giò rời nhau. Nhưng cả hai cũng tìm cách xoay xở gặp nhau qua những phương tiện truyền tin tân tiến nhứt của thời đại, nhờ Quân Đội. Vợ Ông chia xẻ bao gian nguy, mỗi tuần chồng bị pháo kích ít nhứt ba lần, với bao lời cầu nguyện và khuyến khích.

Còn vị sĩ quan đại đội trưởng của đơn vị một số quân nhân tiêu biểu đã được phỏng vấn ở trên, là Trung Úy Shane Yackley. Trước khi chia tay tạm giã từ đời lính để trở lại đời thường, người chỉ huy ra lịnh cho đại đội tập họp, điểm danh. Nhưng vị sĩ quan nghẹn ngào với chữ "tan hàng" và đồng đội của đơn vị cũng lạc giọng với chữ "cố gắng." Sau đó những người từ khắp các địa phương của tiểu bang đã gặp nhau trong đơn vị và sống chết có nhau một năm ở chiến trường Iraq, ôm hôn nhau, không muốn rời nhau. Tình đồng đội.

Nếu đơn vị, chiến trường, tình đồng đội, tình yêu Tổ Quốc Mỹ đã gắn bó những ngừơi xa lạ gắn bó, sống chết có nhau như vậy, thì chánh quyền Mỹ, Quốc Hội, Tổng Thống, Bộ Quốc Phòng và Bôä Tổng Tham Mưu đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào để người quân nhân Mỹ được đãi ngộ xứng đáng. Một chuyên viên nghiên cứu hàng đầu của Viện Lexington, phân tích từ cuộc khủng bố 911, chánh quyền và nhân dân Mỹ đã lãm hết cách để yểm trợ cho Quân Đội Mỹ làm nhiệm vụ Tổ Quốc giao phó. Chi phí dành cho mỗi quân nhân trong Chiến tranh Afghanistan và Iraq là cao nhứt trong lịch sử chiến tranh của Mỹ. Mỹ không tiếc tiền để đem khoa học kỹ thuật cao nhứt, đem những trang thiết bị bảo đảm nhứt để bảo vệ người lính chiến của mình ngoài tiền tuyến. Và quan trọng nhứt là Mỹ đã không tiếc tài lực làm sao cho cuộc sống những người tình nguyện trong quân đội có thể so sánh được với đời sống của từng lớp trung lưu ngoài xã hội Mỹ. Lương cao như nhau, phúc lợi cao như nhau, và nhiều bảo đảm khi trở về đời sống dân sự trong việc làm, việc học.

Vì vậy kinh phí dành cho Quân Đội đã lên gần 300 tỷ mỗi năm. Mỗi tháng ở Iraq quân phí 4 tỷ 3 và ở Afghanistan 800 triệu. Số tiền này tương đương với chiến phí hàng tháng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến 1975, sau khi đã tính tỷ lệ lạm phát. Trong Chiến tranh Việt Nam gần 9 năm, quân số Mỹ có lúc lên 500 ngàn, Mỹ tốn 623 tỷ. Còn trong chiến tranh Afghanistan và Iraq, quân số Mỹ ở hai chiến trường này chưa bao giờ quá 170 ngàn. Thế mà từ cuộc khủng bố 911 đến nay, nếu TT Bush xin Quốc Hội được thêm 81 tỷ phụ trội nữa thì, quân phí dành cho Quân Đội ở hai chiến trường này đã bằng phân nửa của Chiến Tranh Việt Nam. Con số quân nhân thời gian hai cuộc chiến tranh đối chiếu với quân phí đã nói lên chánh quyền Mỹ bây giờ lo cho người lính Mỹ cỡ nào.
Người lính chiến Mỹ đang được đãi ngộ cao nhứt trong lịch sử Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.