Hôm nay,  

Các Em Gái Và Cách Ăn Mặc Không Đứng Đắn

03/10/200500:00:00(Xem: 6576)
- Gần đây, một bà mẹ trẻ viết thư hỏi ý kiến về cách ăn mặc của cháu gái mới 13 tuổi. Bà cho biết cháu thích mặc những bộ quần áo rất khiêu khích trong lứa tuổi của cháu. Khi mẹ cháu nhất định không chịu mua, thì cháu làm dữ, bỏ ăn, bỏ học, cuối cùng mẹ cháu cũng phải chiều, vì không muốn con buồn phiền, căng thẳng. Cháu cho rằng mọi đứa bạn trong trường đều mặc vậy cả, chỉ những "con cù lần" mới không biết ăn mặc cho đúng mốt. Mẹ cháu cũng thấy vậy, lúc thả cháu ở cửa trường, rất nhiều cháu gái khác đều mặc kiểu khiêu khích như thế: hở vai, quần chật căng, váy ngắn cũn cỡn, lòi rốn, hở mông, và quá nhiều son phấn.
Thật ra, câu hỏi của bà mẹ chỉ là câu kêu trời của những người thấy nước đến chân mới nhẩy. Nếu bà mẹ đã từng chỉ bảo cho con biết những điều khôn, điều dại từ khi cháu chưa vào lớp 6, thì cũng không đến nỗi phải lo rầu quá như thế. Nhưng vì bà đã lỡ "chiều" cháu từ khuya rồi, nên bây giờ mới vấp phải vấn nạn trên. Ngược lại, một khi các cháu gái muốn ăn mặc theo cách đó, chính các cháu mới là người bối rối, bởi vì chính các cháu cũng chẵng hiểu các cháu muốn gì, ngoài việc là bắt chước bạn bè cho khỏi "quê", các cháu không thể trả lời câu hỏi tại sao lại phải ăn mặc như thế. Cháu có thể nhún vai, "ừm hửm", rồi lắc đầu, bỏ đi, sau khi trả lời sống sượng: "Con thích thế!" hoặc "I want it!"
Theo phương diện tâm lý, cách ăn mặc của cháu là việc tỏ lộ một cách trịnh trọng cái phái tính và những ảnh hưởng đến từ phái tính (sexuality) của mình. Có cháu thì đơn giản là thấy bạn mặc sao thì bắt chước làm vậy, nhất là các cháu Việt Nam có chút mặc cảm mình là người da vàng, di cư... nên nhất định phải làm giống bạn bè, không chịu lạc hậu. Thực tế, việc biểu diễn cơ thể (showing off) lúc này rất vô tội, hồn nhiên. Cháu muốn cho bạn, nhất là bạn trai biết mình là... con gái thứ thiệt, hoặc những cô thiếu nữ tương lai rất "sếch xy" mà bạn cô đã nhìn thấy trong báo chí, truyền hình. Lúc cháu đi qua mặt mấy "thằng ngố" học cùng lớp, trong tư tưởng của cháu bật ra ý nghĩ "nhìn đi, nè! thấy chưa! Tui có kém đứa nào đâu! Mai mốt, có khi hỏi tui, tui hổng thèm trả lời đâu!"
Việc trình diễn ấy tiếp tục vô tội vạ cho đến khi bạn trai cùng lớp hoặc trên lớp để ý đến việc ăn mặc hở hang của cháu và nghĩ rằng cháu đang khêu gợi về chuyện "sếch." Cháu gái lúc bấy giờ đã bước vào một môi trường tình dục mà cháu lại không biết các đối phó cũng như không biết tự bảo vệ mình cho khỏi bị các cháu trai xâm phạm.

Hai chữ "xâm phạm" đây gồm rất nhiều hành động. Với các bạn trai còn hiền lành, thì "xâm phạm" có nghĩa là xô đẩy, hích vai, nhìn từ trên xuống dưới một cách không dễ chịu tí nào. Với các tay tổ khác thì có thể huýt gió, bàn luận về các bộ phận trên cơ thể của cháu (các cháu đã học qua lớp về "sếch" rồi!), gọi tên tục và tên gán ghép, tên bóng gió... Cao cấp hơn, thì tìm cách vỗ mông, chạm ngực... khi lũ con trai đi một đám để không ai nhận dạng được. Đến trình độ chuyên môn hơn nữa thì tìm cách tán tỉnh, rồi những bước kế tiếp là hành động tình dục. Những hành động tình dục này có thể chỉ là đụng chạm (touching) nhưng cũng có thể đi xa hơn khiến nhiều cháu mới 13, 14 tuổi đã có bầu. Đã có vài trường hợp các cháu gái còn nhí này không biết phải giải quyết cái bầu của mình ra sao, nên... đẻ rớt trong nhà vệ sinh! May mắn hơn thì được bố mẹ khám phá ra và cả nhà ngồi.. khóc!
Trở lại từ bước đầu tiên, khi nhìn thấy cháu ăn mặc "sếch xy", bà mẹ chới với ngay. Nhiều bà mẹ quát con: "Cởi ngay ra, trông không được!" Có bà thì run rẩy "con ơi! sao con lại mặc như thế này"" Bà khác lại chạy vào kêu bố, trong khi chính bà trả tiền cái áo đó cho con! Một số bà mẹ khôn ngoan, không la ó, và cũng không làm một hơi dài: "Con không thể mặc cái áo đó tới trường! Mẹ không cho phép! Khi nào con còn ở trong nhà này, con không đuợc ăn mặc mất dậy như vậy được!" Nếu có bà mẹ nào làm như thế, bà mẹ ấy sẽ phải đối đầu với một đứa trẻ ngang ngược, bỏ cơm, có khi bỏ học, để chống đối lại bố mẹ, và khi có dịp, lại ăn mặc táo tợn hơn nữa cho bõ ghét! Thường thì các bà mẹ áp dụng phương pháp "không hỏi, không nói" khi đề cập đến phái tính của con gái, cũng như không hỏi con đã học được những gì mà nhà trường dậy về "sếch". Trường đã dậy kỹ lắm rồi. Thôi thì đành chịu, may rủi nhờ số Trời!
Trường hợp muốn ngăn ngừa nguy hiểm, chỉ có một cách là đặt cho con một vài câu hỏi, nếu con không trả lời được, con sẽ chào thua bố mẹ mà phải chịu thay đổi.
Câu hỏi thứ nhất: "Con sẽ làm gì nếu bạn trai của con rủ con về nhà sau khi tan lớp"" Câu thứ hai: "Con sẽ làm gì nếu khi con bước vào nhà hắn và phát giác ra là nhà chẳng có ai, trừ ra tên bạn con"" Câu cuối cùng: "Con sẽ làm gì nếu bạn trai con dục con vào phòng ngủ của nó"" Các câu hỏi này sẽ mở ra một cuộc đối thoại với con cái và từ đó, bà mẹ đã dậy được con một bài học vỡ lòng về ái tình... không phải ái tình lãng mạn kiểu thập niên 50 nữa mà là ái tình của thế kỷ 21, ái tình "hít en rân" (đụng rồi chạy).
Dĩ nhiên, đây chỉ là cách vớt vát sau cùng, khi con gái đã mặc quần áo hở hang, còn nếu có thể được, thì các bà mẹ phải trò chuyện với con từ khi nào mà con bắt đầu chuyển từ "con nít" sang "con gái". Lật ngửa ván bài ra xem trước còn hơn đợi con tháu cáy rồi mới theo...
Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Garden Grove, Nam California (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy này 2 tháng 11 năm 2019, Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại do ông Hồ Văn Sinh, Chủ Tịch Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại đã tổ chức buổi họp báo nhằm mục đích tường trình lại cuộc hội thảo lịch sử đã diễn ra vào ngày 25 Tháng Mười, 2019
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
Một nghiên cứu mới của Kaiser Permantente đã đưa ra thông tin đáng lo ngại về tỉ lệ tử vong cao do chứng suy tim. Nhưng có một tin vui: theo một bác sĩ tim mạch, một số loại thuốc tiểu đường có thể cứu nhiều mạng sống, do cũng làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Những loại thuốc ghi toa là để chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây bệnh năng hơn hay tử vong. Hàng năm có khoảng 1.5 triệu người Mỹ chết vì dùng thuốc sai. Nhiều người trong số họ là người cao niên.
Những ai thích ăn nhiều cheese trên pizza nay phải dè chừng: theo Hiệp Hội Xương Hoa Kỳ, ăn quá nhiều cheese và những sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Việc trẻ sơ sinh, trẻ tập bò, trẻ ở tuổi pre-school xem những màn hình (screen) tăng vọt trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia đang lo ngại việc quan sát màn ảnh tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh đối với trẻ em ở trong độ tuổi quan trọng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não.
Một nghiên cứu mới vừa cho thấy bằng việc chạy bộ- ở bất cứ mức độ nhanh chậm, nhiều ít khác nhau- đều đem lại lợi ích cho sức khỏe, và làm giảm nguy cơ đột tử cá nhân.
Từ Halloween đến Tết Tây là mùa lễ hội, tiệc tùng. Điều này đồng nghĩa với việc ăn nhậu nhiều và… lên cân.
Một chuyên gia khẳng định: rửa tay đúng cách với xà phòng và nước là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm trong mùa cúm hằng năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.