Hôm nay,  

Chấm Phá Thời Sự: Gân Gà Chirac

6/30/200400:00:00(View: 5145)
Jacques Chirac từng là Thứ trưởng Tài chánh trẻ nhất của Pháp. Nhưng, đó là chuyện 40 năm về trước, thời Charles de Gaulle làm Tổng thống. Nay ông là ông già gân.
Thời đó, de Gaulle tin rằng Anh là "con ngựa thành Troie" của Mỹ. Vật mai phục của Mỹ để giảm bớt ảnh hưởng Pháp tại Âu châu. De Gaulle cần Mỹ và NATO phòng ngừa cả Liên xô lẫn Đức, là nước đã cho Pháp hít đất ba lần trong có 70 năm. Nhưng ông rút quân đội Pháp khỏi hệ thống chỉ huy của NATO, khiến NATO phải dời trụ sở từ Versailles cạnh Paris qua Bruxelles của Bỉ. Lý do: nền độc lập và quyền uy của Pháp muôn năm.
Chirac là đệ tử của chính đảng do de Gaulle thành lập, nay đổi thành "Liên hiệp cho Phong trào Quốc dân", đảng UMP đang cầm quyền. Và Chirac là truyền nhân của de Gaulle với khuynh hướng bảo vệ uy thế Pháp trên trường quốc tế.
Khốn nỗi, Pháp lụn bại nên uy thế co cụm, chỉ lanh quanh trong Liên hiệp Âu châu EU. Và đấy là đầu mối tỵ hiềm với Mỹ. Mối hờn thâm căn cố đế, càng già càng cay.
Tại Thượng đỉnh NATO ở Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 27, Tổng thống Bush nói cho đẹp lòng người Thổ: "Thổ Nhĩ Kỳ phải có ngày được nhận vào EU". Dân Thổ đẹp lòng nhưng Chirac tím mặt. Chuyện EU thì mắc mớ gì tới Mỹ"
Hôm sau, được tin Iraq đã nhận lại chủ quyền từ Liên quân do Mỹ lãnh đạo, trước vẻ hý hửng của Tổng thống Bush và Thủ tướng Tony Blair của Anh ("con ngựa thành Troie của My"õ, như de Gaulle đã dạy), Chirac xối nước lạnh: "Tôi mừng là hôm nay chính quyền liên quân đã bị giải tán". Chứ không mừng là Iraq đang giành lại chủ quyền!

Đã vậy, giận quá hóa dại, ông phang Bush với ngôn ngữ thiếu ngoại giao: "về vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ lạng quạng đi vào lãnh vực vô thẩm quyền, cũng vô lý như khi tôi dạy Mỹ về chánh sách ngoại giao với Mễ." Các lãnh tụ NATO đều lúng túng vì đang muốn hàn gắn rạn nứt với nước chủ chi và tăng viện cho Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Chỉ có Bush là cười.
Ông ta không nói ẩu và ngớ ngẩn vô tâm đâu.
Thổ Nhĩ Kỳ có dân số đông hơn Pháp đến 10 triệu, và gia tăng gấp ba mỗi năm. Trong cơ chế EU, các nước đều bình đẳng, dân số mới đáng kể. Và Thổ muốn vào Âu, Mỹ cũng muốn vậy, làm Chirac sốt tiết. Trong Liên hiệp Âu châu, Pháp muốn giữ thế mạnh của nước sáng lập, nhưng mất dần ảnh hưởng. Một phần vì có Anh là đồng minh của Mỹ, phần nữa là có bảy hội viên mới, từ Đông Âu trở về sau khi thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Liên xô. Và còn các hội viên Bắc Âu nữa. Trong vụ Iraq, ngoài Anh, Ý và Tây Ban Nha, đa số hội viên Đông Âu và Đan Mạch ở Bắc Âu lại đồng ý với Mỹ hơn là với ba hội viên sáng lập kỳ cựu là Pháp, Đức và Bỉ.
Và đa số cũng không đồng ý với việc Chirac dùng EU làm chiến mã của Pháp. Họ không sợ Mỹ xen lấn vào chuyện Âu châu, mà ghét thái độ kẻ cả của Pháp. Ăn to nói lớn mà không chịu rộng chi vì kinh tế lụn bại. Chirac càng đòi dạy dỗ Bush, họ càng thấy khó chịu, Pháp càng bị cô lập. Và dân Mỹ càng thấy Chirac hỗn.
Vì vậy, Bush vẫn cười nghĩ đền vẻ nhăn nhó của Kerry ở nhà. Với loại đồng minh đó, John "Francois" Kerry sẽ làm được gì với chủ trương "kết hợp đa phương"" Ông già gân Chirac dọn món gân gà cho thực đơn Kerry. Không vui sao được! Vive la France!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Nếu không kêu gọi lòng ái quốc của nhơn dân và Giáo hội Cơ đốc, không đồng minh với Anh và Mỹ, thì chắc chắn Liên Xô đã cáo chung. Thế chiến kết thức không có mặt Liên Xô thì Đông Âu đã không bị cộng sản hóa và dân chúng đã không bị thảm nạn Xịt-ta-lin khủng bố và đán áp hằng loạt.
Theo các dòng di dân, Phật giáo được truyền vào đất Mỹ, kể ra cũng hơn trăm năm rồi, nếu tính từ khi những phu đường sắt người Trung Hoa đến đây. Sau này các sắc dân Hàn, Nhật, Tây Tạng, Việt… laị mang theo những sắc thái mới của đạo Phật đến.
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Nhưng tiến trình luận tội cho thấy, đa số những người Mỹ có học thức, kể cả giới chuyên gia và công chức, sở hữu một giá trị dân chủ vững vàng. Họ trung thành với Hiến pháp Mỹ, với nền tảng luật pháp và nguyên tắc dân chủ, thay vì đảng phái hay bất cứ lãnh tụ nào.
Mới mấy hôm trước, súng lại nổ tại Nam California… Hiện tượng này dẫn tới câu hỏi, làm cách nào để giảm bạo lực súng.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: TT Trump dường như đang xem xét khả năng rút một lữ đoàn khỏi Nam Hàn, nếu Seoul từ chối trả gần 5 tỷ USD "phí bảo vệ" cho Washington.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: các thượng nghị sĩ Philippines kêu gọi tiến hành điều tra vấn đề an ninh khi Trung Quốc sở hữu một phần mạng lưới năng lượng của Philippines.
ROME - Ít nhất 5 người chết, 2 người bị thương trong 2 vụ nổ tại xưởng pháo bông trên đảo Sicily vào ngày Thứ Tư 20/11.
VIENNA - Viên chức lãnh đạo cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA-Vienna) loan báo: Iran đã không cung cấp thông tin chi tiết về sự khám phá bụi phóng xạ do người gây ra từ 1 cơ sở không khai báo trước đó với IAEA.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.