Hôm nay,  

Chấm Phá Thời Sự: Gân Gà Chirac

6/30/200400:00:00(View: 5140)
Jacques Chirac từng là Thứ trưởng Tài chánh trẻ nhất của Pháp. Nhưng, đó là chuyện 40 năm về trước, thời Charles de Gaulle làm Tổng thống. Nay ông là ông già gân.
Thời đó, de Gaulle tin rằng Anh là "con ngựa thành Troie" của Mỹ. Vật mai phục của Mỹ để giảm bớt ảnh hưởng Pháp tại Âu châu. De Gaulle cần Mỹ và NATO phòng ngừa cả Liên xô lẫn Đức, là nước đã cho Pháp hít đất ba lần trong có 70 năm. Nhưng ông rút quân đội Pháp khỏi hệ thống chỉ huy của NATO, khiến NATO phải dời trụ sở từ Versailles cạnh Paris qua Bruxelles của Bỉ. Lý do: nền độc lập và quyền uy của Pháp muôn năm.
Chirac là đệ tử của chính đảng do de Gaulle thành lập, nay đổi thành "Liên hiệp cho Phong trào Quốc dân", đảng UMP đang cầm quyền. Và Chirac là truyền nhân của de Gaulle với khuynh hướng bảo vệ uy thế Pháp trên trường quốc tế.
Khốn nỗi, Pháp lụn bại nên uy thế co cụm, chỉ lanh quanh trong Liên hiệp Âu châu EU. Và đấy là đầu mối tỵ hiềm với Mỹ. Mối hờn thâm căn cố đế, càng già càng cay.
Tại Thượng đỉnh NATO ở Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 27, Tổng thống Bush nói cho đẹp lòng người Thổ: "Thổ Nhĩ Kỳ phải có ngày được nhận vào EU". Dân Thổ đẹp lòng nhưng Chirac tím mặt. Chuyện EU thì mắc mớ gì tới Mỹ"
Hôm sau, được tin Iraq đã nhận lại chủ quyền từ Liên quân do Mỹ lãnh đạo, trước vẻ hý hửng của Tổng thống Bush và Thủ tướng Tony Blair của Anh ("con ngựa thành Troie của My"õ, như de Gaulle đã dạy), Chirac xối nước lạnh: "Tôi mừng là hôm nay chính quyền liên quân đã bị giải tán". Chứ không mừng là Iraq đang giành lại chủ quyền!

Đã vậy, giận quá hóa dại, ông phang Bush với ngôn ngữ thiếu ngoại giao: "về vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ lạng quạng đi vào lãnh vực vô thẩm quyền, cũng vô lý như khi tôi dạy Mỹ về chánh sách ngoại giao với Mễ." Các lãnh tụ NATO đều lúng túng vì đang muốn hàn gắn rạn nứt với nước chủ chi và tăng viện cho Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Chỉ có Bush là cười.
Ông ta không nói ẩu và ngớ ngẩn vô tâm đâu.
Thổ Nhĩ Kỳ có dân số đông hơn Pháp đến 10 triệu, và gia tăng gấp ba mỗi năm. Trong cơ chế EU, các nước đều bình đẳng, dân số mới đáng kể. Và Thổ muốn vào Âu, Mỹ cũng muốn vậy, làm Chirac sốt tiết. Trong Liên hiệp Âu châu, Pháp muốn giữ thế mạnh của nước sáng lập, nhưng mất dần ảnh hưởng. Một phần vì có Anh là đồng minh của Mỹ, phần nữa là có bảy hội viên mới, từ Đông Âu trở về sau khi thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Liên xô. Và còn các hội viên Bắc Âu nữa. Trong vụ Iraq, ngoài Anh, Ý và Tây Ban Nha, đa số hội viên Đông Âu và Đan Mạch ở Bắc Âu lại đồng ý với Mỹ hơn là với ba hội viên sáng lập kỳ cựu là Pháp, Đức và Bỉ.
Và đa số cũng không đồng ý với việc Chirac dùng EU làm chiến mã của Pháp. Họ không sợ Mỹ xen lấn vào chuyện Âu châu, mà ghét thái độ kẻ cả của Pháp. Ăn to nói lớn mà không chịu rộng chi vì kinh tế lụn bại. Chirac càng đòi dạy dỗ Bush, họ càng thấy khó chịu, Pháp càng bị cô lập. Và dân Mỹ càng thấy Chirac hỗn.
Vì vậy, Bush vẫn cười nghĩ đền vẻ nhăn nhó của Kerry ở nhà. Với loại đồng minh đó, John "Francois" Kerry sẽ làm được gì với chủ trương "kết hợp đa phương"" Ông già gân Chirac dọn món gân gà cho thực đơn Kerry. Không vui sao được! Vive la France!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.