Hôm nay,  

Nobel Sám Hối

14/10/200400:00:00(Xem: 4885)
[Nhân bài dịch của Thụ Nhân trên e_Văn, về giá trị giải Nobel văn chương (1)]

Việc trao giải Nobel cho một nhà văn chẳng mấy ai biết, thí dụ như năm nay, và luôn cả mấy năm trước, theo thiển ý, là một trong những chuyển hướng lớn lao nhất của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, và - vẫn theo thiển ý – nó xoay quanh trục Lò Thiêu, và câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà học giả Đức gốc Do Thái, Walter Benjamin, một nạn nhân của Nazi:
Mọi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man. (2).
Mượn hơi men từ câu của ông, ta có thể cường điệu thêm, và nói, Nobel mấy năm gần đây, là Nobel của văn chương sám hối.
Khi Kertesz được Nobel, ngay dịch giả qua tiếng Anh hai tác phẩm của ông, trong có cuốn Không Số Kiếp, cũng không nghĩ tới chuyện ông được Nobel. Katharina Wilson, dạy môn Văn Chương So Sánh (Comparative Literature, Đại học Georgia), trong một cuộc phỏng vấn, ngay sau khi biết Kertesz được Nobel, cho biết, bà thực sự không tin, không thể tưởng tượng được lại có chuyện đó. "Tôi luôn luôn nghĩ, đây là một nhà văn hảo hạng (first rate), một thiên tài theo kiểu của ông ta, nhưng tôi chẳng hề tin, ngay cả chuyện ông được đề cử (nominated), đừng nói đến chuyện được giải Nobel.
Khi Cao Hành Kiện được, cả khối viết văn bằng tiếng Anh dè bỉu, chưa kể đất mẹ của ông, là Trung Quốc, cũng nổi giận: Thứ đó mà cũng được Nobel, hử" Rõ ràng là có mục địch chính trị!
Nhưng Nobel quả là có mục đích chính trị, và đây mới là chủ tâm của nó, theo tôi. Chính trị như là đỉnh cao của văn chương, chính trị theo nghĩa của câu nói của Benjamin.
Hãy nhớ lại những lời tố cáo nước Áo của bà Elfriede Jelinek, [Ba` gây tranh ca~i nhiê`u nhâ´t va`o năm 1980 khi đươ"c tri´ch lơ`i no´i la` "A´o la` một quô´c gia tội phạm", nhă´c lại chi tiê´t quô´c gia ba` tư`ng tham gia va`o ca´c tội a´c cu"a pha´t xi´t Đư´c. Trích BBC online], là chúng ta nhận ra sự sám hối của giải Nobel. Trong số những người cùng được vinh danh với bà, có Walter Benjamin. Có đế quốc Áo Hung, mà những nhà văn như Đức gốc Do Thái, Jopseph Roth đã từng coi như đây là “nhà” của mình, hay như Freud đã từng than [qua bài viết của J. M. Coetzee, điểm Tập Truyện Ngắn của Joseph Roth, The Collected Stories]:
“Áo Hung không còn nữa”, Sigmund Freud viết cho chính mình, vào Ngày Đình Chiến, năm 1918: “Tôi không muốn sống ở bất cứ một nơi nào khác… Tôi sẽ sống trong què cụt như vậy, và tưởng tượng mình vẫn còn đầy đủ tứ chi.” Ông nói không chỉ cho chính ông mà còn cho rất nhiều người Do Thái của văn hóa Áo-Đức. Sự chia năm sẻ bẩy cựu đế quốc, và cùng với nó, việc vẽ lại bản đồ Đông Âu tạo nên những quê hương mới dựa trên sắc dân, chủng tộc - làm bật ra một sự kiện thê thảm: Người Do Thái không làm sao chỉ ra, chỗ này, chỗ kia, vốn xưa kia là nhà của tổ tiên họ. Họ không có nhà riêng trong một Đông Ấu mới mẻ đó. Trước đó, họ vẫn coi cái đế quốc Áo Hung, như là nhà của họ, hay nói rõ hơn, cái nhà nước đế quốc siêu quốc gia cũ đó hợp với họ. Sự tái sắp xếp thời hậu chiến là một tai ương với người Do Thái. Và những năm đầu tiên của nhà nước Áo mới mẻ, ốm yếu bịnh hoạn, với sự thiếu hụt thực phẩm, nạn lạm phát là mất tiêu bao chắt chiu dành dụm của tầng lớp trung lưu, bạo lực trên đường phố giữa những lực lượng địa phương, phe nhóm… chỉ làm tăng thêm nỗi khốn khó của họ. Một số đã nhìn về Palestine như là một nhà nước [a national home]; những người khác quay qua cầu cứu chủ nghĩa siêu quốc gia cộng sản. Cũng vậy khi trao cho Cao Hành Kiện là vinh danh sự sống sót của “chỉ” một con người, trong cuộc chiến chống lại lịch sử của đám đông. Với riêng tôi, mấy giải Nobel những năm gần đây mới thực sự là Nobel văn chương. Nhìn theo đường hướng đó, nhà văn Việt Nam hy vọng đoạt giải văn chương Nobel nhất, trong tương lai, có thể là Dương Thu Hương. Chắc chắn sẽ lắm người phản đối. Có thể “cả một quốc gia” phản đối. Đâu phải văn chương, mà là chính trị, mà là phản động, mà là…
Nhưng như đã nói ở trên, Nobel là chính trị trước đã. Phải có “cái tâm”, rồi hãy, viết gì thì viết.
NQT
Chú thích: (2) Bản tiếng Pháp: “Il n’est aucun document de culture qui ne soit aussi document de barbarie” [Trong lời giới thiệu tác phẩm Đường Một Chiều, Sens unique, [tác phẩm của Benjamin, tủ sách 10/18, domaine étranger], của Jean Lacoste.
(1):
Bài dịch của Thụ Nhân.

Giải Nobel văn chương thực sự có giá trị gì"
Villalon, Oscar
Liệu giải Nobel văn chương có quan trọng chút nào không" Đặt câu hỏi thế không phải là coi thường giải Nobel. Nếu ta là một độc giả bị hoàn toàn lạc lối giữa hàng núi văn chương, ta sẽ thấy ngay rằng giải Nobel có thể giúp ta định hướng đặng tìm về những Gabriel Garcia Marquez hay Isaac Bashevis Singer.

Nhưng ngoài cái đó ra, giải Nobel thực chất là gì"

Xin chớ lầm rằng câu hỏi thẳng thắn trên đây là “phản văn chương”, có ý hạ thấp uy tín của một giải thưởng mà người ta cho là vật gần nhất với cỗ xe thần thánh của Apollo đưa một nhà văn lên chót đỉnh cao vời - cả về tài chính lẫn nhiều thứ khác. Xét cho cùng, nhà văn thứ thiệt xứng đáng được công nhận, được mời chiêu đãi và chụp hình lắm chứ, họ xứng đáng có đủ tiền để sắm xe BMW và tậu một bể bơi sành điệu nếu họ muốn.

Nhưng cần phải nói rằng giải thưởng này, từ khi thành lập vào năm 1901, chẳng mắc mớ gì tới việc bảo đảm sự bất tử của một nhà văn, nói chi tới chuyện bảo đảm rằng tác giả nọ kia sẽ được thừa nhận là “vĩ đại” - ấy là hai phẩm chất được cho là gắn liền với việc trao giải Nobel, nhưng thực chất thì không.

Thử xét vế đầu trước. Thậm chí người thông thái nhất trong chúng ta cũng chật vật lắm mới kể ra được tên dù chỉ một cuốn của một lô một lốc những vị đoạt giải Nobel trước đây. Sigrid Undset (1928) chẳng hạn" Ai mà quên được bà ấy, đúng không nào" Hay Par Lagerkvist (1951)" Hay Jaroslaw Seifert (1984)" Tên của họ được khắc vào não bạn rồi phải không" Nếu đúng vậy thì chỉ có thể là do bạn đã học thuộc lòng tất cả các vị đoạt giải Nobel để đi thi đố ở câu lạc bộ mà thôi.

Liệu sự quên lãng ấy là do công chúng đọc sách không chia sẻ được cái thị hiếu rất ư tinh tế của các vị thành viên suốt đời trong ủy ban trao giải Nobel" Liệu có phải ấy là do thị trường bị tràn ngập bởi “tác phẩm” của những tay như Pamela Anderson và Jenna Jameson, và bởi chẳng biết do phép màu nào mà đột nhiên xuất hiện một con chó biết viết văn thành thử không còn chỗ nào cho các văn tài đó nữa" Hay có lẽ ấy là do mọi chuyện đều trông cậy vào một dúm người Thụy điển học cao đặng họ cầm tay bắt mạch làng văn chương toàn thế giới rồi tuyên bố kẻ xứng đáng được họ để mắt tới" Nếu chỉ làng thơ Na Uy thì may ra họ còn kham được. Làng văn Thụy Điển thì tốt hơn. Nhưng làng văn của toàn thế giới thì không thể.

Thế nên chẳng có gì lạ khi ta xổ toẹt hầu hết các vị đoạt giải Nobel, bởi nhiều vị - mỉa mai thay - hoàn toàn không xứng với cái mà trong mắt thiên hạ được tượng trưng bằng Giải Nobel: sự vĩ đại không cần bàn cãi. Dĩ nhiên, nếu đó là mục đích của giải - hàng năm công nhận nhà văn xuất sắc nhất mà không ai bàn cãi, kiểu như hàng năm UEFA trao Quả bóng vàng -, thì ban giám khảo Nobel chỉ cần có khả năng mạnh mẽ để nắm bắt được điều hiển nhiên ai cũng thấy. Nhưng thực tế xem ra không phải. Bởi nếu đúng vậy thì tại sao ban giám khảo Nobel mãi không chịu công nhận Philip Roth, Mario Vargas Llosa hay Carlos Fuentes" Có những nhóm đọc sách ở Mỹ từ lâu đã công nhận thiên tài của các nhà văn đó, trong khi Viện Hàn lâm Thụy điển thì tụt hậu quá xa.

Và nếu mục đích của giải Nobel là làm thế giới phải chú ý đến những văn tài đích thực mà thiên hạ trót chưa biết tới, làm cho tác phẩm của họ mãi mãi từ nay sẽ được nâng niu trân trọng, thì rõ ràng mục đích đó cũng đã không đạt được - ít nhất là khi so sánh một số nhân vật đoạt giải Nobel với vị thế những người mà chúng ta đã biết từ lâu và vẫn còn đang đọc: Faulkner, Eliot, Hesse, Camus, Neruda, Milosz, Bellow, Hemingway. Tất cả những vị đó đều bất tử vì nhiều lý do - tác phẩm họ, cuộc đời họ, giáo trình đại học khắp nơi đều nhắc tên tuổi họ - chứ không phải chỉ vì họ đoạt giải Nobel. Đối với các vị này và sự nghiệp của họ, giải Nobel chỉ như quả hồ đào điểm xuyết cho cái bánh. Giải Nobel không làm nên họ.

Dĩ nhiên, danh sách những ứng viên “nặng ký” từng đoạt giải Nobel chỉ kéo theo một danh sách dài hơn nhiều gồm tất cả những người đồng hạng cân với họ mà chưa bao giờ lọt được vào mắt xanh Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhưng hoàn toàn không phải vì bị khước từ giải Nobel mà sự nghiệp của họ kém phần sáng chói: Graham Greene, Joseph Conrad, Jorge Luis Borges, Willa Cather, Garcia Lorca, Virginia Woolf, Italo Calvino, George Orwell, vân vân và vân vân.

Vậy thì mục đích của giải Nobel văn chương là gì" Có thể không chỉ có một. Mà cũng có thể, người ta có cảm giác nó thế nào thì nó đúng là như thế: một khoản tiền thưởng hậu hĩnh 1,3 triệu đô-la do một nhóm người Bắc Âu rất chi là văn minh và hiểu biết trao tặng cho những tác giả mà họ thật sự ưa, ưa vì những lý do hoàn toàn chủ quan, đôi khi mang tính chính trị.

Và nếu tác giả mà họ chọn tình cờ lại là một người mà bàn dân thiên hạ đã biết là người kiệt xuất thì tốt. Còn nếu tác giả là một nhà văn Áo chẳng mấy ai biết nhưng được chọn ra nhờ những cuốn tiểu thuyết “khắc họa một thế giới tàn bạo nơi người đọc đối đầu với một thế giới của bạo lực và quy phục, kẻ đi săn và con mồi”, thì tốt cho bà ta thôi.

Có thể giải Nobel năm sau sẽ gây chú ý. Chẳng phải vì nó quan trọng gì cho cam, nói ra chỉ xấu hổ.

Thụ Nhân dịch từ bản tiếng Anh What's a Nobel in literature really worth

Nguồn: San Francisco Chronicle, 9/10/2004

© eVăn 2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.