Hôm nay,  

Art Gallery Hay Machiavellian Gallery? Những Âm Mưuu Khuynh Đảo Lập Trường Chính Trị Cđnvtd

11/10/200400:00:00(Xem: 5105)
(Tiếp theo SGT số 378)

Trong thời gian gần đây, có một số thân hữu thắc mắc, không biết tại sao Sàigòn Times lại có thể phanh phui được những tin tức, những bức hình độc đáo, cho thấy rõ âm mưu của CSVN trong việc gây phân hóa cộng đồng, khuynh đảo lập trường chính trị của cộng đồng người Việt tại Úc. Xin thưa SGT là một tờ báo luôn luôn có một chủ trương minh bạch: Bảo vệ chính nghĩa và lập trường của cộng đồng người Việt yêu tự do, tỵ nạn CS, và trước sau như một theo đuổi chủ trương đó. Do đó, SGT được sự hậu thuẫn của độc giả, những người Việt bình thường, nhưng có lòng yêu tự do tha thiết và tinh thần yêu nước thực sự. Có lòng yêu nước, yêu tự do nên độc giả luôn luôn cảnh giác, và kịp thời phát hiện những sự kiện khả nghi, những cá nhân xanh vỏ đỏ lòng, núp bóng nghệ thuật, thể thao, tôn giáo... khuynh đảo cộng đồng chúng ta. Và một khi phát hiện và thu thập được những hình ảnh hay tin tức gì khả nghi, độc giả lập tức gửi thư, gọi điện thoại, email... về tòa soạn.
Bên cạnh đó, như qúy vị đã biết, SGT cũng còn là tờ báo sẵn sàng bảo vệ xuất sứ nguồn tin bằng mọi giá. Bất cứ hình ảnh hay tin tức gì do độc giả cung cấp, thậm chí ngay cả bài vở do độc giả đóng góp được đăng trên SGT, dù đăng ở bất cứ hình thức nào, nếu có đụng chạm hay bị bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào thưa kiện, SGT đều sẵn sàng một mình đứng ra gánh vác mọi trách nhiệm, và bảo vệ sự bí mật của nguồn tin bằng mọi giá. Vì vậy Sàigòn Times hân hạnh được độc giả tin tưởng đóng góp tin tức, tài liệu, hình ảnh một cách vô điều kiện.
Đúng ra, những tài liệu, hình ảnh, tin tức,... SGT hiện có, nhiều gấp trăm lần những gì SGT đã công bố. Lý do là khi công bố một hình ảnh, hay một tin tức nào, SGT luôn luôn cân nhắc để việc công bố đó không ảnh hưởng đến sự đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng. Có những tài liệu, hình ảnh tuy quan trọng, nhưng hiện tại chúng tôi chưa dám công bố vì thấy không thuận lợi cho cuộc đấu tranh chung. Vì vậy, điều Sàigòn Times muốn chân thành nhắn gửi tất cả những ai đã, đang hoặc sẽ có ý định gây phân hóa cộng đồng, làm lợi cho CS, xin qúy vị hãy hiểu, những việc làm của qúy vị chắc chắn, không người này biết thì người khác cũng biết. Và một khi đã có người biết, thì sớm muộn gì, Sàigòn Times cũng biết, và sự thực sẽ được phơi bầy, chân tướng sẽ bị phanh phui. Xin qúy vị nên nhớ, bên cạnh niềm tin và lòng tự hào của những người Việt yêu tự do, tỵ nạn CS, chúng ta còn có bổn phận tôn trọng luật pháp và quyền lợi chính đáng của nước Úc. Bất cứ ai sống trên đất Úc, làm tay sai cho ngoại bang, phá hoại sự đoàn kết của cộng đồng người Việt, cá nhân đó đều phạm tội hình.

Art Gallery hay Machiavellian Gallery"

Hiểu một cách đơn giản, Art Gallery là nơi tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo, giảng dậy về nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa tích cực, Art Gallery là nơi khuyếch trương văn hóa, hướng con người tới những giá trị chân thiện mỹ của nghệ thuật. Nhưng trong chiều hướng tiêu cực và thực dụng, đôi khi Art Gallery còn là bình phong che đậy những tham vọng cá nhân, những mưu toan chính trị nguy hại. Hậu quả của chiều hướng tiêu cực nguy hại và thực dụng hắc ám này đã khiến Art Gallery trở thành Machiavellian Gallery.(*)
Vì vậy, khi thấy cả 3 nhân vật then chốt trong guồng máy ngoại giao của CSVN là lãnh sự CS Nguyễn Văn Thọ, đại sứ CS Lê Xuân Liêu, và bộ trưởng ngoại giao CS Nguyễn Dy Niên, được tiếp đón và khoản đãi tại NSW Art Gallery, ta không thể không ngạc nhiên, đặt câu hỏi "Art Gallery hay Machiavellian Gallery"" Tại sao những yếu nhân những chính trị gia trong guồng máy ngoại giao của CSVN lại được đón tiếp tại NSW Art Gallery" Họ được đón tiếp tại NSW Art Gallery với tư cách gì" Tư cách nhà ngoại giao CS hay tư cách những nghệ sĩ VN" Nếu được đón tiếp với tư cách là những nghệ sĩ VN, xin hỏi bằng chứng gì chứng minh họ là những nghệ sĩ thực thụ" Còn nếu họ được đón tiếp với tư cách là những nhà ngoại giao CS, xin hỏi lý do gì, nguyên nhân nào khiến qúy vị lãnh đạo NSW Art Gallery phải tiếp đón cán bộ cao cấp ngoại giao CS tại NSW Art Gallery" Từ việc tiếp đón đầy khập khiễng và khó hiểu đó, ta nên hiểu NSW Art Gallery theo nghĩa đơn giản một trung tâm nghệ thuật thuần túy, hay hiểu theo nghĩa tích cực một trung tâm hướng con người tới chân thiện mỹ, hay hiểu theo nghĩa tiêu cực một trung tâm thực dụng chủ nghĩa kiểu Machiavellian"
Quan trọng hơn nữa, người mở tiệc khoản đãi 3 cán bộ ngoại giao cao cấp CS tại NSW Art Gallery lại là ông John Saunders, một thành viên quan trọng của VisAsia Board và Art Gallery, đồng thời là chủ tịch công ty Linden Group, một công ty trúng thầu xây cất nhiều công trình trị giá hàng trăm triệu Mỹ kim, trong đó có $US52.98 triệu xây cất vận động trường Hà Nội chuẩn bị cho SEA-Games 2003 vừa qua, Ngoài ra, công ty Linden Group còn đang đầu tư xây cất một dự án ăn chơi du hí trị giá $US20 triệu tại Hội An...
Tưởng cũng nên nhắc thêm ở đây, trong phiên họp ngày 29 tháng 8 năm 2001 tại Applied Finance Centre của trường đại học Macquarie, đại sứ CSVN lúc đó là Vũ Chí Công đã trình bầy tóm tắt quyết định cải cách kinh tế của đại hội đảng CS, nhằm giúp cho giới tư bản ngoại quốc có thêm cơ hội đầu tư vô VN. Cũng trong dịp này, Vũ Chí Công đã chúc mừng ông John Saunders thành công trong việc đấu thầu xây vận động trường quốc gia cho SEA-Games 2003 (At a meeting on 29th August 2001, held at the Applied Finance Centre of Macquarie University and organised by AVBC, His Excellency the Vietnamese Ambassador Vu Chi Cong provided a brief outline of the productive decisions taken to promote economic reform and business opportunities at the recent Party Congress and congratulated Dr John Saunders, AVBC President and Chairman of Linden Group, on the success of the HSIG bid to construct Stadium Vietnam for the South East Asian Games in 2003).
Buồn hơn nữa là chụp hình chung với 3 nhà ngoại giao cao cấp CSVN, ngoài ông John Saunders, còn có ông Edmund Capon, Giám đốc NSW Art Gallery. Không hiểu mối quan hệ giữa ông Edmund Capon và các nhà ngoại giao CS trên phương diện "nghệ thuật" nào, nhưng nếu mối quan hệ đó không được công khai hóa một cách minh bạch, chắc chắn nhiều người Việt Nam, với kinh nghiệm và sự hiểu biết về những thối nát của chế độ CS, sẽ có nhiều thắc mắc về vai trò giám đốc nghệ thuật của ông Edmund Capon.
Điểm cần lưu ý nữa là vào trung tuần tháng 4 năm 2004 vừa qua, ông Edmund Capon đã trò chuyện với Nguyễn Hoàng Long, phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng, để chuẩn bị cho việc chuyên chở 22 bức tượng của Viện Bảo Tàng Người Chàm tại Đà Nẵng sang triển lãm tại Úc vào tháng 11 sắp tới. Trên phương diện nghệ thuật, chúng ta hoàn toàn tôn trọng việc trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa hai quốc gia Úc và VN. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là, để tiếp một vị giám đốc nghệ thuật của Úc nhằm quyết định về một vấn đề nghệ thuật, tại sao phía Việt Nam lại phải dùng tới vị phó chủ tịch thành phố" Giám đốc Viện Bảo Tàng Người Chàm Đà Nẵng đâu, mà không tiếp ông Edmund Capon" Phải chăng sự tiếp đón trái khoáy đó đã chứng tỏ, CSVN núp dưới chiêu bài nghệ thuật để thao túng chính trị"
Điều vô lý nữa, có thể ông Edmund Capon vô tình không biết, là cũng trong tháng 4 đó, CSVN đã thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động của người Thượng. Không những vậy, trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ qua, CSVN luôn luôn theo đuổi chính sách bách hại và đồng hóa người thiểu số, kể cả người Hoa. Vì vậy, việc đưa các bức tượng Chàm sang Úc triển lãm, bề ngoài là một việc làm thuần túy nghệ thuật và văn hóa, nhưng thực chất bên trong là CSVN muốn dùng những bức tượng Chàm đó để đánh lạc hướng dư luận thế giới, trong đó có Úc, trước những chính sách và hành động đàn áp người thiểu số, trong đó có người Thượng vào tháng 4 vừa qua.
Xưa nay, khi nói đến nghệ thuật, thường có 2 quan niệm: Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Với quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, thì nghệ thuật và chính trị luôn luôn là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt. Với quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh, thì nghệ thuật phải phục vụ nhân sinh, phải tải đạo, và tải mấy cũng không vừa, như nhà thơ yêu nước Đồ Chiểu đã viết: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Như vậy ta không hiểu, việc ông John Saunders và ông Edmund Capon là những nhân vật quan trọng của nghệ thuật NSW, đi khoản đãi và chụp hình cùng với 3 nhà ngoại giao cao cấp CSVN chẳng biết chút gì về nghệ thuật, tại NSW Art Gallery, vào trung tuần tháng 2 năm 2004 vừa qua, nên xếp vào loại nghệ thuật nào" Chắc chắn không phải nghệ thuật vị nghệ thuật, và càng không phải là nghệ thuật vị nhân sinh!


Xưa nay, CS nói chung, CSVN nói riêng, luôn luôn núp dưới chiêu bài nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo, thể thao… để thực hiện những âm mưu chính trị bá đạo. Điều đó, người Việt ai ai cũng biết. Vì vậy, khi nhìn tấm hình chụp ông John Saunders và ông Edmund Capon vui vẻ tươi cười đứng bên 3 nhà ngoại giao cao cấp CSVN tại NSW Art Gallery, chúng ta vừa thất vọng, vừa thấy tội nghiệp cho hai ông, những người mệnh danh là làm nghệ thuật tại NSW. Nếu qúy vị đã không lèo lái Art Gallery của NSW đi theo quan niệm cao qúy nghệ thuật vị nhân sinh, thì cũng xin cố gắng lèo lái Art Gallery của NSW đi theo quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật thuần túy. Chúng ta tôn trọng quyền tự do cá nhân của qúy vị, cũng như sự độc lập của NSW Art Gallery, nhưng ngược lại, qúy vị cũng cần tôn trọng tinh thần nghệ thuật thuần túy phi chính trị, phi lợi nhuận của NSW Art Gallery.

Casula Powerhouse Arts Centre (CPAC)

Được biết, trong thời gian mấy tuần lễ gần đây, ông Con Gouriatis, giám đốc Casula Powerhouse Arts Centre (CPAC), có ý muốn giúp đỡ CĐNVTD/NSW trong việc tổ chức một số sinh hoạt kỷ niệm 30 năm ngày cộng đồng người Việt định cư tại Úc. Bề ngoài, đây là một thiện ý đáng hoan nghênh. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, tôi thấy có một số khúc mắc tồn đọng cần được minh bạch, trước khi đi đến kết luận, ý muốn của ông Con Gouriatis có đáng hoan nghênh hay không.
Thứ nhất, vào tháng 9 năm 1993, thành phố Vũng Tàu chính thức kết nghĩa với thành phố Parramatta. Không đầy một năm sau, năm 1994, CPAC được chính thức khai trương. Khoảng 2 năm sau, cuộc triển lãm Viet Nam Voices do CPAC thực hiện đầy công phu và tốn kém được tổng trưởng cựu chiến binh Bruce Scott chính thức khai mạc vào ngày 17 tháng 4 năm 1997. Với hơn một ngàn hình ảnh cá nhân, cùng với tranh tượng, phim ảnh, các tấm quảng cáo tuyên truyền, các khẩu hiệu phản chiến và các trang hồi ký, bút ký của những người có liên hệ đến chiến tranh VN được thu thập, ta phải thừa nhận Viet Nam Voices là cả một công trình vừa tốn kém công sức, tiền bạc, lẫn thời gian nhiều năm trời. Điều này có nghĩa, việc chuẩn bị này đã được tiến hành ngay từ khi CPAC được khai trương vào năm 1994, nếu không nói là trước đó nhiều năm.
Trong dịp khai trương, nhiều diễn giả thân cộng đã đến diễn thuyết với sự chuẩn bị kỹ càng. Điều này, cộng với nội dung của cuộc triển lãm như trình bầy dưới đây, khiến ta tin tưởng, cả một guồng máy thân cộng, phản chiến, với sự tiếp tay của CSVN đã nhịp nhàng chuyển động cho cuộc triển lãm Viet Nam Voices thành hình. Sau một thời gian triển lãm tại CPAC, suốt nhiều năm qua, Viet Nam Voices đã được đưa đi triển lãm tại nhiều thành phố, tiểu bang trên nước Úc, bao gồm cả Melbourne, Brisbane, Perth, Darwin…

Về nội dung cuộc triển lãm Viet Nam Voices, ta có thể nói, đó là một sự tái tạo đầy bất công và phi lý, nếu không nói là thiên tả, thân cộng về cuộc chiến tranh VN. Hàng loạt những thực tế khách quan và hiển nhiên về cuộc chiến tranh VN đã được cả thế giới thừa nhận, như CS Hà Nội xua quân xâm lăng Miền Nam, tội ác dã man của CS trong suốt cuộc chiến, cuộc đấu tranh anh dũng chống CS Hà Nội xâm lăng, của quân dân Miền Nam cùng quân đội Đông Minh trong đó có Úc,… đều không được Viet Nam Voices đề cập một cách xứng đáng. Trái lại, Viet Nam Voices chỉ chú trọng khai thác những bi kịch một chiều của cuộc chiến tranh, những thần tượng giả hình của cái gọi là "chống Mỹ cứu nước" do CSVN nặn lên, hay những tội ác chiến tranh gây bất lợi cho Mỹ và VNCH như cảnh rải thuốc khai quang Orange, cảnh tướng Loan bắn đặc công CS, cảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, cảnh phản chiến tại Úc…
Nhận xét về cuộc triển lãm Viet Nam Voices, Jim McIlroy, tác giả của một tờ báo khuynh tả tại Úc đã viết: Cuộc triển lãm [Viet Nam Voices] là một lời cảnh cáo để những thế lực đế quốc hiếu chiến hiểu rằng, những dân tộc bị áp bức của thế giới Thứ Ba có đủ khả năng chiến đấu và đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, cuộc triển lãm Viet Nam Voices do CPAC thực hiện đã không hề tái tạo trung thực những sự kiện thực tế khánh quan, và giá trị cao qúy của cuộc chiến tranh VN, mà chỉ tái tạo những thương đau, thù hận một chiều, đồng thời tạo điều kiện cho CSVN, những kẻ mà theo lời nhận xét của của TNS John McCain, là kẻ xấu kẻ ác đã thắng cuộc chiến, thêm vênh váo, cao ngạo, tiếp tục bôi nhọ sự thực, chà đạp dư luận, và gây phân hóa nhân tâm. Phi lý hơn, Viet Nam Voices đã cố tình tảng lờ sự hiện diện của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Úc, với những bằng chứng cụ thể, những nhân chứng sống động về tội ác của CSVN trong chiến tranh VN, về cuộc chiến đấu tự vệ kiêu hùng của quân dân Miền Nam và các quốc gia Đồng Minh trong đó có Úc.
Song song với cuộc triển lãm Viet Nam Voices, trong thời gian nhiều năm qua, CPAC còn thường xuyên triển lãm các nghệ phẩm của các nghệ sĩ được CSVN cho phép xuất ngoại như Nguyễn Cương, Nguyễn Minh Thanh, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hưng Trinh…
Là những người tỵ nạn CS, hiểu rõ bản chất gian manh của CSVN, chúng ta đều biết rõ, chính sách xuất cảng văn hóa nghệ thuật của CS đều phụng sự cho những mục tiêu chính trị. Chính Hồ Chí Minh, lãnh tụ CSVN cũng luôn luôn kêu gọi: "Nay ở trong thơ phải có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong!" Điều này, cho đến nay, cả thế giới đều biết rõ. Vì vậy, việc CPAC triển lãm các nghệ phẩm được CSVN cho phép xuất ngoại, đều nằm trong kế hoạch tuyên truyền chính trị của CSVN.
Là một trung tâm nghệ thuật của cộng đồng, được chính phủ liên bang, tiểu bang và hội đồng thành phố Liverpool tài trợ bằng tiền thuế của dân, nhưng CPAC, đã không thực sự phụng sự quyền lợi cho cộng đồng địa phương, trong đó có cộng đồng VN. Trái lại, những hoạt động của CPAC xem ra là một bàn đạp, một công cụ giúp CSVN thao túng gây phân hóa cộng động người Việt tại Úc.
Đặc biệt, theo nội dung lá thư gửi Sàigòn Times đề ngày 17 tháng 3 năm 2003 của BS Nguyễn Mạnh Tiến, lúc đó là Chủ tịch CĐNVTD/NSW, thì trong cuộc triển lãm Thế Hệ Một Rưỡi do CPAC đứng ra tổ chức, ông Con Gouriatis đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng như vi phạm nguyên tắc hành chánh khi tự tiện sử dụng nhân sự full time của CĐNVTD/NSW mà không hề xin phép hay thông báo; tự tiện sử dụng logo của CĐNVTD/NSW trong việc in ấn…
Những sai lầm này khi được phanh phui ở thời điểm tháng 3 năm 2003, đã được coi là nghiêm trọng, không thể chấp nhận. Vậy mà cho đến nay, đã một năm rưỡi trôi qua, nhưng ông Con Gouriatis vẫn không hề có bất cứ văn thư nào chính thức xin lỗi CĐNVTD/NSW về những lỗi lầm nghiêm trọng trên, mặc dù trong lá thư đề ngày 28 tháng 3 năm 2003, Sàigòn Times đã nêu rõ 5 điều tồn nghi và 10 câu hỏi yêu cầu ông Con Gouriatis trả lời. Đồng ý, BCHCĐNVTD/NSW cũng như ban biên tập báo Sàigòn Times vì quá bận rộn nên không muốn truy nguyên đến nơi đến chốn những việc làm sai nguyên tắc hành chánh của ông Con Gouriatis. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa chúng tôi không kỳ vọng ở sự hiểu biết và thái độ biết tự xử của ông Con Gouriatis.
Dĩ nhiên, việc ông Con Gouriatis trong tư cách giám đốc CPAC, tự tiện sử dụng logo của CĐNVTD/NSW mà không hề xin phép BCHCĐ, không thể hiểu đơn giản đó là một thiếu sót có tính hành chánh thuần túy. Nhất là khi logo đó lại được dùng trong một cuốn sách có in bài viết của Bội Trân Huỳnh, một nữ cán bộ văn hóa ngoại vận của CSVN, người đã thường xuyên núp dưới bình phong văn hóa nghệ thuật để hoạt động trí vận cho CS tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Úc, Singapore...
Dĩ nhiên, là người đã giữ chức chủ tịch Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa Cộng Đồng, từng thường xuyên tiếp xúc với các cán bộ văn hóa nghệ thuật của CSVN, ông Con Gouriatis dư biết Bội Trân Huỳnh là ai; lập trường chính trị tỵ nạn CS của CĐNVTD/NSW như thế nào. Vì vậy, hành động tự tiện lấy logo của CĐNVTD/NSW rồi dùng nó trong cuốn sách có in bài của cán bộ văn hóa CS Bội Trân Huỳnh, rõ ràng, theo tôi nghĩ, không phải là một sự vô tình, hay thiếu sót, mà là cả một sự tính toán kỹ lưỡng, với sự bàn bạc của nhiều người.
Nhìn vào một loạt các sự kiện xảy ra tại CPAC trong thời gian gần 10 năm qua, mà tôi không thể trình bầy hết ở đây, tôi thành thực đi đến những suy diễn hợp tình hợp lý khi cho rằng, đó là một trung tâm núp dưới danh nghĩa văn hóa nghệ thuật để khuynh đảo lập trường chính trị và chính nghĩa tỵ nạn CS của cộng đồng người Việt tự do tại NSW. (Còn tiếp...)

(*) Niccolo Machiavelli (1469-1527), tác giả cuốn Quân Vương (The Prince), đặt nền tảng cho chủ nghĩa chính trị thực dụng (Realpolitik), tách biệt đời sống chính trị khỏi đời sống luân lý cá nhân; quyền lợi chính trị sẽ là cứu cánh biện minh cho tất cả mọi hành động, kể cả lừa đảo, dối trá, đạo đức giả. Vì tư tưởng của ông quá thịnh hành trong suốt nhiều thế kỷ, nên tên ông Machiavelli trở thành tĩnh từ Machiavellian, dùng để mô tả bản chất thực dụng xấu xa núp dưới danh nghĩa cao đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.