Hôm nay,  

Đi Học Là Giải Trí Thanh Tao

13/12/200000:00:00(Xem: 5273)
Mỗi tháng rủng rỉnh năm sáu trăm đô la đều đều trong túi. Có chút đỉnh tiền rồi phải nghĩ đến chuyện vui chơi một tý chớ. Giải tríù cho quên những ngày xông pha chết sống ngoài trận mạc, hay chúi mủi, điên đầu vì công vụ ở văn phòng.Và nhứt là giải trí để quên những ngày có làm mà chẳng có ăn, quá lao tâm, khổ trí, nhục tủi, đói lạnh tận cùng, nơi trại tù cải tạo. Tâm lý đó được ghi lại trong một bài thơ, anh bạn Nguyễn trọng Đức, Tham mưu phó Sư Đoàn 7 khi xưa và nay là một sinh viên già nhiều người biết của Santa Ana College, có lần cho tôi xem.

"Nhiều khi tôi thấy rất buồn cười,
Mình bạn già rồi, sáu bảy mươi;
Mà vẫn đến trường ngồi học tập,
Lại còn ra lớp gặp vui tươi;
Đến mùa bổng lộc rơi vô túi.
Thêm tiếng Mỹ, Tây nói với người;
Sách vở giải khuây, đời hết chán,
Lai rai điểm cũng chín hay mười."

Thực vậy đại học Mỹ chẳng có gì cực nhọc đâu. Không phải là nơi dành riêng cho lớp trẻ sức khoẻ dồi dào, tranh đua sống mái như như thi đấu dã cầu ở vận động trường.

Trái lại, đại học Mỹ là nơi đầu xanh lẫn đầu bạc tới lui, gặp gỡ, hòa đồng. Phân biệt trẻ già để ngoài lớp, trường đại học. Nhưng mỗi lớp tuổi có một cách nhìn đại học. Sinh viên trẻ đến trường học để lấy bằng, đầu tư xây dựng tương lai. Sinh viên lớn tuổi trở lại trường, học những môn mình thích, nhưng lúc còn trẻ vì học rút để lấy bằng, mải mê sự nghiệp, chưa có thì giờ học được. Người Mỹ thường nói "Anh không bao giờ già để học'' hay "Tài năng không tuổi tác."

Ngoài các môn có tính cách khoa học kỹ thuật kinh điển cần thiết cho việc đi làm kiếm tiền, cầm, kỳ,ø thi, họa,vũõ, bơi lội, dưỡng sinh, nắn tượng, chụp hình, cắm hoa, nấu ăn ; các môn đời thường thích giải trí , tiêu dao; đa số các môn ấy đều có dạy rất bài bản và rất sư phạm tại đại học.

Tội gì một người hưu trí rảnh rang, đóng bạc trăm cho một câu lạc bộ để học dương cầm. Đến trường có giáo sư, có bạn già, bạn trẻ, có thính phòng, vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học, mà chỉ tốn có 11 đô la cho mỗi mùa học dài 4 tháng ở đại học cộng đồng.

Còn người muốn giải trí bằng sách vở, khảo cứu chuyên sâu thỏa mãn hiếu kỳ và ý thích, thư viện là nơi thuận tiện nhứt. Phải công nhận trường Mỹ không biết tiếc tiền mua sách báo, sấp xếp, lưu trữ để phục vụ cho nhu cầu sinh viên học hỏi, giải khuây. Nếu người lớn tuổi có thú vui đọc sách, chưa chắc đọc nổi hết sách của thư viện trong khoảng đời hưu rảnh rổi của mình.

Nếu ai yêu thiên nhiên, tìm nguồn vui trong màu xanh cây cỏ, cái đẹp của hoa lá, tiếng chim hót líu lo, hay thích ngồi trầm tư mặc tưởng dưới ánh nắng mặt trời, khuông viên đại học có lẽ là nơi lý tưởng hơn công viên nhiều. Có lúc hàng ngàn sinh viên có mặt trong trường , nhưng việcï tôn trọng sự im lặng, riêng tư, cô đơn của mỗi một người trên băng dựa, trên bồn cỏ, trên đồi đất, là luật sống bất thành văn. Khuông viên đại học quả là nơi thư dản lý tưởng những căng thẳng ngoài đời.

Còn việc học cũng chẳng có gì ghê gớm lắm đâu đối với những người lớn tuổi trở lại trường. Đồng ý bài tập làm ở nhà nhiều vì đa số các môn được dạy theo phương pháp ứng dụng nên bài tập nhiều. Trung bình một đơn vị học chiếm non 1 giờ trong lớp thì bài tập làm ở nhà mất 2 giờ, trên lý thuyết.

Trên thực tế những sinh viên già VN ta, không mất nhiều giờ như thế. Đa số sinh viên lớn tuổi đều có học qua chương trình đại học lúc thiếu thời. Những bài học trong lớp bây giờ chủ yếu là ôn tập và cập nhựt hóa thêm kiến thức hiện đại. Thí dụ mỗi lớp Pháp văn tính đến 5 tín chỉ là khúc xương đối với sinh viên trẻ, nhưng là miếng bánh ngon ơ của sinh viên Việt già. Các cụ nhà ta thưởng thức ngon lành cả 4 lớp Pháp văn như vậy (French 101,102, 201, 202) lại còn được dọn trán miệng thêm 2 lớp phụ Pháp 4 đơn vị nữa. Hai mươi bốn tín chỉ bằng hai mùa học toàn thì, tức một năm học. Khá bộn tiền!

Vẫn chưa ngon bằng hai lớp Việt văn. Mỗi lớp 5 tín chỉ, vừa được tính vào tín chỉ để lấy bằng hay để chuyển lên đại học 4 năm.

Còn bảy lớp Anh Văn Như Sinh Ngữ Hai (ESL, English as a Second Language ) vừa cần lại vừa nhiều đơn vị tính trợ cấp tài chánh. Nên sinh viên người Việt có tuổi, ai cũng ráng học. Học ôn thì đúng hơn vì đa số từng làm việc, chung đụng với cố vấn Mỹ khi xưa, hay ít nhứt cũng có học trong bảy tám tháng ăn Welfare lúc mới đến Mỹ. Vì lẽ đó mấy chữ A trong lớp, mấy học bổng của EOPS thường lọt vào tay con cháu của các nhà vua Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

Lật bật là hết 70 đơn vị. Liên bang chẳng ngần ngại cấp tiền cho sinh viên già học thêm ngần ấy đơn vị nữa (vài ba năm là thường) để được mặc áo thụng đen, đổi mủ vuông cho mát mặt tuổi già và cho yên nhà lợi nước Mỹ. Dường như Nhà Nước Mỹ này không muốn ai ở không. Sợ nhàn cư vi bất thiện chăng" Không đi làm thì đi học. Không muốn người dân ở không. Học mà không làm cũng tốt, vẫn có lợi cho xã hội hơn ở không.

Bảy mươi đơn vị cho thêm sinh viên lớn tuổi thường dùng để học các môn về kiến thức phổ thông. Đã nói là kiến thức phổ thông thì chẳng có gì ghê gớm lắm. Nhưng nó hữu ích vô cùng. Vì vậy hấp lực rất lớn. Nó mở đường cho mọi môn học chuyên sâu về sau. Không nó khó mà tự học được . Mà đại học chánh yếu là tự học, học cho mình. Giáo sư chỉ hướng dẫn thôi.

Kiến thức phổ thông đang dạy ở trường Mỹ là kiến thức hiện đại. Sách học thay đổi thường. Giáo sư thuyết giảng, đưa nhiều nhận định rất mới và cấp tiến, nhứt là trong lãnh vực khoa học nhân văn. Nhiều khám phá mới, quan điểm mới được đưa vào, chính xác, và hấp dẫn hơn so với kiến thức đã lỗi thời được truyền thụ trước kia. Chính tính mới mẻ và hấp dẫn ấy gây hứng thú tìm hiểu, gây suy luận và sáng tạo. Bộ não được phát động, bắt trớn.. Vô thức, tiềm thức, ý thức được kích thích. Ký ức hồi phục. Tư duy nhanh, dễ. Món ăn nào bằng món ăn tinh thần. Giải trí nào thanh tao và vui thú hơn thõa mãn được nhu cầu hiểu biết.

Lợi ích giải trí sau cùng là cuộc sống của người sinh viên già được trẻ hóa ở môi trường đại học. Con người không ai tránh được tuổi già và cái chết. Nằêm ở nhà đếm ngày qua tháng lại, chờ chết trong cô đơn, sợ sệt, cũng chết. Thà còn mấy năm lẻ, sống làm việc, sống giải trí, vui chơi; tuổi già được hưởng đúng mức. Tuổi thọ trung bình ở Mỹ là 75 chớ không phải ít. Người Việt ở Mỹ thường sống trên 75 nhiều, dựa vào tuổi trung bình của các phân ưu đăng báo. Người Pháp có lý nói, "Cho tôi biết anh gần gũi ai, tôi sẽ nói anh là người như thế nào." Kinh nghiệm sống này vẫn đắc dụng trong việc người già đi học. Sống với sinh viên, đa số là trẻ, muốn hay không, người lớn tuổi cũng phải hành động, suy nghĩ nhậm lẹ, cười vui, nói đùa yêu đời như tuổi trẻû không ít thì nhiều, theo luật tương cậïn của tâm lý học. Đó là hiệu quả giải trí vô giá của việc đến trường. Không thầy hay thuốc nào có thể so được.

Đi học quả là giải trí thanh tao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.