Hôm nay,  

Đổi Mầu Da Xác Chết

31/08/200000:00:00(Xem: 5272)
Một bài báo của tờ The Guardian đăng mới đây cho biết vào lúc gay go nhất của cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ năm 1968, ứng viên đảng Cộng Hòa Richard Nixon đã bí mật móc nối với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là tướng Nguyễn Văn Thiệu, để ông này tuyên bố sẽ không đưa phái đoàn VNCH tham dự hòa đàm Paris và vài ngày sau ứng cử viên Tổng Thống đảng Dân Chủ Hubert Humphrey đã thua phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1998 với khít nút gần 1% số phiếu. Việc này đã được VB loan ra ngày 14-8. Sau đó cựu Tổng Thống Thiệu đã cải chính trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Huỳnh Lương Thiện được Radio Bolsa phổ biến. Tôi không có ý kiến, vì tôi không biết gì về việc đó.

Nhưng giữa lúc tôi quan tâm đến tình hình tranh cử năm 2000, câu chuyện làm tôi thấy thật bâng khuâng, nhớ lại tình hình chính trị ở Mỹ trong thập niên 60. Tôi xin nhắc lại một vài nét chính. Năm 1960, J.F. Kennedy của đảng Dân Chủ thắng cử lên làm Tổng Thống và các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu đến miền Nam Việt Nam. Người bị Kennedy đánh bại trong cuộc tranh cử năm 1960 là ứng viên Cộng Hòa Richard Nixon và người ứng viên phó của Nixon là Henry Cabot Lodge. Năm 1963, Kennedy bị ám sát giữa lúc cuộc chiến chống Cộng trở thành quyết liệt ở miền Nam VN, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên kế vị làm Tổng Thống. Chưa đầy hai năm sau, quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, quân số Mỹ lên đến tối đa là 550,000 người. Đó cũng là lúc phong trào phản chiến ở Mỹ lên đến cao điểm. Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm 1968, đại hội đảng Dân Chủ ở Chicago bị biểu tình chống đối bạo động, Tổng Thống Johnson không muốn ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa nên để Phó Tổng Thống Humphrey ra tranh. Theo bài viết của tờ The Guardian, ngày 31-10-68 Tổng Thống Johnson ra lệnh ngừng oanh tạc Bắc Việt là điều kiện để Hà Nội và Mặt trận Giải phóng ngồi vào bàn hội nghị ở Paris. Nhưng hai ngày sau ông Thiệu không chịu để Việt Nam Cộng Hòa tham gia hòa đàm. Chưa đầy một tuần sau, Nixon đắc cử. Ngoại trưởng Henry Kissenger của Tổng Thống Nixon tiếp tục hòa hội bốn bên ở Paris. Mọi việc sau đó là lịch sử mà người dân miền Nam Việt Nam biết rõ hơn ai hết.

Tôi nghĩ vào thời điểm đó ông Nixon có đủ thiên thời địa lợi nhân hòa (ở Mỹ) để kết thúc cuộc chiến như ông đã hứa trong khi tranh cử. Kết thúc bằng cách rút quân Mỹ ngay giữa cuộc chiến, bằng một chiến lược gọi là Việt Nam hóa chiến tranh, nghĩa là trao hết trách nhiệm chiến đấu trên bộ cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chiến lược đó cũng tốt thôi vì nó tạo cho quân đội miền Nam một tinh thần tự chủ chiến cuộc, học lấy nhiệm vụ tự mình gánh vác lấy trọng trách bảo vệ lãnh thổ, dù được “thụ huấn” ngay trong khói lửa chiến tranh, điều tôi muốn gọi là “in-war-training” với đạn thật và quân thù thật sự ở trước mặt. Chiến lược đó tốt với điều kiện là sự yểm trợ phi pháo phải thật đầy đủ và nhiệt tình như trong thời bộ quân Mỹ còn tác chiến. Năm 1974, Tổng Thống Nixon bị bắt buộc phải từ chức vì vụ Watergate, nhưng ông đã hoàn thành chiến lược Việt Nam hóa, hiệp định Paris đã được ký kết tháng 1 năm 1973, để quân Mỹ rút về nước, tù binh được trao đổi. Chỉ có điều đáng tiếc là không biết ông Nixon đã để lại “di sản” chiến lược gì cho người thay thế ông ở Bạch Cung.

Người thay thế ông Nixon làm Tổng Thống là dân biểu Cộng Hòa Gerald Ford, trước đó làm chủ tịch Hạ Viện vì Cộng hòa nắm đa số. Ông Phó của Nixon là Spiro Agnew (Cộng Hòa) đã phải từ chức ngày 10-10-1973 vì bị cáo giác là trốn thuế và nhận hối lộ, ông không cãi chỉ xin từ chức và tòa đồng ý quên luôn chuyện cáo giác. Ông Ford được cử làm Phó Tổng Thống để đến rồi thay thế luôn Nixon làm Tổng Thống. Những lời hứa của ông Nixon sẽ “oanh tạc Hà Nội” nếu Cộng quân tiếp tục tấn công sau ngày đình chiến hình như chỉ bằng mồm hay bằng thư riêng chớ không có văn bản chính thức nên có lẽ ông Ford cũng khó lòng làm được gì hơn. Tháng 3 năm 1975, tình hình miền Nam rõ ràng là đến lúc nguy nan, ông Ford cũng có lòng muốn giúp Việt Nam Cộng Hòa nên đề nghị viện trợ quân sự khẩn cấp, nhưng đa số Quốc Hội lúc đó đã nhất quyết Việt Nam hóa bằng mọi giá nên đề nghị bị bác bỏ. Ông Ford cũng lo lắng theo dõi cho đến lúc chiếc trực thăng cuối cùng bốc khỏi nóc tòa Đại sứ Mỹ và quan tâm đến việc vớt được một số người Việt Nam bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Lúc đó chưa có từ ngữ tắt POW/MIA, người ta còn mãi lo trị “hội chứng Việt Nam” ở Mỹ, còn có thời giờ đâu nghĩ đến những cái gì Mỹ để lại ở miền Nam Việt Nam.

Tôi nhắc lại những chuyện cũ không phải vì muốn ôm lấy cái quá khứ đó, mà vì cần phải học lấy những kinh nghiệm đã qua để nhìn cho rõ thực tại, có nắm được hiện tại mới không có những ảo tưởng về tương lai. Ở Hà Nội, có lẽ người ta đã nhìn thấy rõ tình hình chính trị Mỹ từ trước năm 1975. Khi ông Nixon đưa ra chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, những người cầm đầu ở Bắc Việt cười mỉa mai: “Đó là chiến lược thay mầu da xác chết”. Họ đã nói đúng. Sau ngày ký Hiệp định Hòa bình Paris, những xác chết không còn mang mầu da người Mỹ nữa mà mang mầu da người Việt Nam. Nó đã làm đau khổ một số người không nhìn rõ được hiện thực. Có người đã hy vọng sau khi Mỹ đã rút hết, chỉ còn một mầu da đối chiến ở mặt trận, chiến tranh sẽ dịu đi vì họ cho rằng quân Cộng sản chỉ cần đánh xâm lược Mỹ. Họ có biết đâu cùng một mầu da có thể ngồi nói chuyện hòa bình, nhưng cùng một mầu da vẫn chết trên chiến địa, và còn chết ác hơn sau khi nói chuyện hòa bình.

Tôi thấy ngậm ngùi cho những cái xác đã chịu khó đổi mầu da.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
3 người đàn ông bị tù gần 36 năm đã được trả tự do khi nghi án giết 1 vị thành niên được xét lại - các nghi can bị tuyên án chung thân năm 1984 là Al-fred Chestnut, Ranson Watkins và Andrew Stewart.
H: Tôi tiếp tục nghe thấy thông tin là tôi cần phải có ID mới để có thể đi máy bay vào năm tới. REAL ID là gì mà tôi liên tục được nghe thấy vậy? Đ: REAL ID là thế hệ nhận dạng tiếp theo được công nhận trên toàn hạt. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, bạn sẽ cần phải có ID REAL để lên các chuyến bay nội địa
Đã có những thông tin về việc Intel lên kế hoạch tích hợp 5G vào nền tảng chip xử lý máy tính của hãng.
Khoảng cuối tháng 11/2019, tiểu bang Texas của Mỹ đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng T-Mobile và đồng ý rút đơn ngăn cản việc sáp nhập của 2 nhà mạng T-Mobile và Sprint.
do chương trình ACUS-TV tổ chức và Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh bảo trợ: -- tại hội trường Khách sạn Sheraton Chicago O’Hare ngày 17/11/2019
Hồng Kông bầu cử vừa xong, các ứng cử viên khuynh hướng dân chủ thắng lớn, trong khi phe thân Bắc Kinh thua thê thảm. Bầu cử này còn được xem như trưng cầu dân ý để xem đa số người dân đứng về phía những người biểu tình đòi dân chủ trong nửa năm qua hay không.
GENEVA - Tổ chức khí tượng thế giới WMO báo tin: hiệu ứng nhà kính năm 2018 gây biến đổi khí hậu ghi kỷ lục mới, với mức tăng trung bình hàng năm vượt trội trong 10 năm, và làm tăng tốc thiệt hại môi trường.
LONDON - Cựu Thủ Tướng Tony Blair nhận xét hôm 25/11: trong tình hình xáo trộn hơn 3 năm sau trưng cầu dân ý Brexit, đảng Lao Động của ông và đảng Bảo Thủ của Thủ Tướng Boris Johnson không xứng đáng thắng tổng tuyển cử ngày 12-12.
KHÁM ĐƯỜNG BELMARSH - Tin từ Anh: tài xế Maurice Robinson 25 tuổi đã nhận tội tiếp tay di dân xâm nhập vương quốc Anh từ đầu Tháng 5-2018 đến ngày 24-10-2019.
BERLIN - Ngoại trưởng Đức hô hào chính quyền Trung Cộng cho phép thanh tra nhân quyền LHQ quan sát trại tập trung dân thiểu số Uighur tại tỉnh Xinjiang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.