Hôm nay,  

Chiến Và Phản Chiến

1/24/200300:00:00(View: 4400)
Chiến và Phản Chiến là hai sư kiện nổi bật trên truyền thông Mỹ trong một cuối tuần dài được nghỉ 4 ngày nhơn kỷ niệm nhà tranh đấu cho dân quyền Mục sư Martin Luther King.
Ngày 27 tháng 1, năm 2003 mới là "ngày đầu của giai đoạn chót" và "thời điểm tính đối với Iraq" trong việc thử thách Oâ. Hussein, theo lời của ø Bà Condoleezza Rice, người Cố vấn An ninh Quốc Gia Da Đen đầu tiên của Mỹ. Và vị Ngoại Trưởng cũng Da Đen đầu tiên của Mỹ, một cựu danh tướng trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Ô. Colin Powell, và Ô. Tổng Trưởng Quốc Phòng Da Trắng cùng nhất tề gợi ý Ô. Hussein tốt hơn nên lưu vong. Trong khi đó, trên 150 ngàn quân Mỹ hai hạm đội Mỹ đã đến Vùng Vịnh. Hình ảnh những người vợ trẻ, những đứa con thơ tiễân chồng, cha lên tàu, máy bay ra chiến trận làm mủi lòng nhân dân Mỹ. Còn tại trung Đông và trong thế giới Á rập , đặc biệt là các nước Arabie Saoudite, Jordanie, Syrie, và Ai cập và một số các nước khác đang được mời chuẩn bị họp thượng đĩnh tạị Istanbul để lập một phái đoàn đi gặp Ô. Hussein yêu cầu thi hành Nghị quyết giải giới của LHQ, để tránh chiến tranh có thể .
Ngày 27 tháng 1 là ngày Đoàn Thanh sát Giải Giới LHQ báo cáo cho Hội Đồng Bảo An với đề nghị xin triễn hạn thời gian công tác, là cái chắc. Ô. Trưởng Đoàn Hans Blix, nói trên Đài CNN đã tìm thấy trong kho tàng của Iraq nhiều họp đựng chất liệu có thể chế vũ khí hoá học. Ô. Giám độc Nguyên tử năng LHQ nói với hãng tin Reuters Iraq dường như muốn cung cấp thêm những thông tin. Và vì vậy Đoàn Thanh sát còn nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề phải đặt ra nữa. Còn TT Pháp Chirac, nước có đại diện đang đóng vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo An trong tháng giêng, nói với báo Figaro, Iraq chưa chứng tỏ "sự cộng tác cần và đủ" phải "tích cực" hơn. Suy luận thuyết phục là ngày 27 tháng 1 không phải là ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Iraq.
Dù giờ G ngày N Chiến tranh Iraq thực sự ở Trung Đông chưa điểm, Phản Chiến Mỹ ( PC ) đã xuất trận đầu. Cuộc biễu dương lực lượng từ Washington DC, Miền Đông đến San Francisco, Mìền Tây và qua các thủ phủ các tiểu bang Nevada, Arizona, Ohio, của những người tự gọi là "Đoàn Quân Hoà bình" đã xuất hiện. Theo các nhà quan sát, số người PC này đa số là sinh viên, học sinh với nụ cười trước các ống kính truyền hình. Đằng sau là những người PC nhà nghề trong phong trào chống Chiến tranh VN, như Red Crow, thuộc Bộ lạc Da Đỏ Dakota, Mục sư Da Đen Ted Fraier. Qui mô cuộc xuống đường PC này nhỏ hơn các cuộc biểu tình PC chống Chiến tranh VN khi xưa, chỉ qui tụ được khoảng 50 ngàn người theo ước lượng của CS. Chưa nghe nói bạo động như đập phá tiện nghi công ích, như vi luật như đốt thẻ trưng binh nào xảy ra. Theo nhận xét của đặc phái viên báo Pháp Le Monde thường trú tại Mỹ -- xin chọn báo này của Pháp ít xúc cảm vì Mỹ là nước lãnh đạo cuộc chiến chống khủng bố và chống Iraq-- những người PC chỉ mới đánh thức nhau, kêu gọi "hãy chấm dứt sự yên lặng lâu dài và nhục nhã". Nhiêu hình thức cỗ điễn bêu ríu TT Bush và nước Mỹ như biến 13 sọc trắng đỏ tượng trưng cho liên bang thành suối máu và 50 ngôi sao tượng trưng 50 tiểu bang thành đầu lâu kèùm theo khẩu hiệu, "chiến tranh là khủng bố," "Hoà bình là yêu nước," "Không lấy máu đổi dầu."

Nhân dân Mỹ cố dán sát mắt và giăng tai vào truyền hình để thử tìm xem có một chữ, một lời nào PC nói về chồng vợ, con em mình hay không. Tuyệt nhiên không. Không một người PC nào đoái hoài đến những quân nhân Mỹ đang rời vợ trẻ con thơ, hy sinh những ngày hoa mộng nhứt của đời mình để làm nhiệm vụ với Tổ Quốc Mỹ. Trong khi đó người Mỹ thầm lặng, bồi hồi cảm động đến ngậm ngùi thương mến những người mẹ, những người cha, những người chồng, những người vợ ôm hôn nhau và siết chặt những đưa con thơ vào lòng. Xa là hình ảnh những chiến hạm, phi cơ chờ đưa họ ra chiến trận, theo lịnh gọi thượng khẩn của đơn vị trừ bị số 1, và đáp lới của Tổ Quốc Mỹ thiêng liêng. Một Tổ quốc lý tưởng khiến những tiền nhân của Mỹ để lại phiá sau quê cha đất tổ đến đây biến thành sự thật trong suốt dòng lịch sử. Một Tổ Quốc hùng mạnh nhứt hoàn cầu nhờ những giá trị và niềm tin vào tư do, dân chủ được viết thành văn trong Hiến Pháp, luật tối cao để nhân dân và thế giới soi chung. Và chính những giá trị đó giúp cho những người PC ăn không ngồi rồi được công khai biễu tình, phát biễu ý kiến chống lại chánh quyền dân cử, một chánh quyền được thành lập vì dân, do dân, của dân.
Chánh quyền Mỹ, TT Bush hiện tại có thể sai, có thể đúng. Cho đến bây giờ nếu thăm dò xã hội học đáng tin, vẫn còn là chánh quyền được 6 hay 7 người trên 10 ủng hộ. Nhưng có một điểm đạo lý, chân lý, lương tâm con người Mỹù không thể phủ nhận được. Đó là không có một lý do gì, không một ai có quyền phản bội lại sự hy sinh của những người con yêu của Tổ quốc Mỹ. Không ai có quyền đâm sau lưng chiến sĩ đang xả thân nơi chiến trường vì quyền lợi của đất nước và nhân dân Mỹ. Quân nhân Mỹ ngoài chiến trường cần một hậu phương ổn định để yên tâm xông pha với quân thù của Mỹ nơi trận mạc. Không có quyền nối giáo cho giặc làm lên tinh thần cho Quân của Saddam Hussein và làm nhụt chí khí chiến đấu của TT Bush, tư lịnh tối cao quân lực và hàng hai trăm ngàn quân nhân Mỹ ở Trung Đông. Bất đồng ý, tranh giành quyền lực cứ bàn bạc, cãi nhau rung môi đi, nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. Quân áo dơ giặt trong nhà, không đem ra đường mà giặt.
Trong bầu không khí linh thiêng tưởng niệm Mục sư Luther Luther King ngã xuống để tư do dân chủ được vươn lên, trong cảnh bồi hồi cảm động những người con yêu đang lên đường phục vụ cho Tổ Quốc, những người Mỹ thầm lặng, những quân dân cán chính Mỹ đang lao động miệt mài, những chủ gia đình lương hảo của xã hội Mỹ, những nhà dân cử có trách nhiệm với nước và dân Mỹ sẽ là người có hành động quyết định: ủng hộ triệt để hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ. Đó là những người chồng con, anh em của của hàng ngàn, hàng triệu nhân dân Mỹï đang trên đường đi giải phóng nhân dân Iraq ra khỏi ách độc tài của Hussein và giải giới vũ khí giết người hàng loạt của Ông ta đang đe doạ an ninh thế giới và văn minh nhân loại. Hành động đó là đạo lý của của con người và xã hội chân chính Mỹ. Tiếng của đạo lý có ý nghĩa hơn sự ồn ào ngoài phố.
Tuy nhiên, cũng có điều cần lắng nghe những tiếng nói của lương tâm. Đây là chỗ nên suy nghĩ trước khi khởi nghiệp sát: vì sao Đức Giáo Hoàng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đều kêu gọi đừng tấn công Iraq" Họ không phải những tay PC nhà nghề hay là các em sinh viên ngây thơ. Và vì sao các vị nguyên thủ Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc đồng loạt kêu gọi Mỹ hãy dùng giải pháp LHQ" Có thật Iraq nguy hiểm cho 4 nước này hay không" Và vì sao Mỹ chưa thuyết phục nổi các nước bạn" Mà Iraq có nguy hiểm hơn Bắc Hàn không" Đây sẽ là 1 lựa chọn khó cho TT Bush vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.