Hôm nay,  

Như Đã Dấu Yêu

13/01/200100:00:00(Xem: 4929)
Trên đường ta nếu trở lại vài lần
Chắc đã yêu nhau rồi, hẳn chứ"!
Huy Cận

Tôi dẫn chiếc xe đạp đưa Trâm ra tận cổng với những bước đi chầm chậm như muốn níu kéo thời gian dài thêm ra. Trời đã xế chiều, cái nắng chói chang và oi bức của buổi trưa đã trở thành dịu mát hơn, vài ngọn gió hiu hiu thổi lướt qua hai bên vườn gây ra những tiếng động xào xạc như vỗ về, làm cho một buổi chiều nhiệt đới thật thú vị và thanh bình. Cả tôi và Trâm đều im lặng. Lúc nãy, tôi dự định nói cám ơn Trâm đã đến dự buổi tiệc tiễn đưa tôi về lại Mỹ. Tôi muốn nói nhiều, rất nhiều, với Trâm những tâm tư mà tôi đã ấp ủ mấy ngày qua kể từ khi gặp lại nàng sau hơn hai mươi năm biền biệt. Thế mà bây giờ đi bên cạnh nàng, tôi lại lúng túng, chẳng biết bắt đầu từ đâu và nói gì...

"Ngày mai anh về bên ấy rồi! Em chúc anh thượng lộ bình an nhá!" Giọng nói của Trâm vẫn trong trẻo, chầm chậm, êm đềm như ngày nào. Tôi cảm thấy tim mình như nghẹn đi sau câu nói "Ngày mai anh về bên ấy rồi." Tôi chỉ nói được hai chữ "Cám ơn Trâm" và lại lúng túng, không biết nói gì thêm. Mà biết nói gì đây khi dư vị của những ngày về thăm quê nhà lần đầu tiên vẫn còn chồng chất, đậm nét trong tôi. Bốn tuần lễ đi qua như một tia chớp. Bốn tuần trong cái làng quê tĩnh lặng này đã làm cho tôi sống lại với kỷ niệm của hơn hai mươi năm về trước...

Tôi không bao giờ nghĩ chuyện đi về Việt Nam là một kỳ đi nghỉ mát, nhưng là cơ hội để sống lại thời của tuổi thơ, để được gặp lại bà con, bạn bè, hàng xóm. Thế mà trong chuyến đi này, tôi chưa có dịp gặp nhiều bà con ruột thịt, láng giềng xa gần để có dịp hàn huyên về cuộc sống. Thế rồi ngày về lại Mỹ cận kề, em tôi làm một buổi tiệc như là tiễn đưa và cũng là dịp để tôi gặp lại những bà con họ hàng mà tôi chưa có dịp gặp. Tôi đã mệt nhừ cả ngày để tiếp khách, để trả lời những câu hỏi giống nhau, được lập đi lập lại cả trăm lần: "mày làm gì bên ấy", "lương lậu có khá không"", "có gia đình gì chưa"" v.v. và v.v. Tôi kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi cho từng cho người, như một cậu bé đang trả bài học thuộc lòng thuở nào. Tôi cố nói một cách rành mạch về cuộc sống khó khăn ở nước ngoài, về những công việc làm vất vả mà ít ai có thể tưởng tượng là tôi đã kinh qua. Trong sự ồn ào, huyên náo của buổi tiệc, tôi để ý thấy Trâm trong cùng bàn với em gái tôi và mấy đứa bạn cùng trường của nó, nhưng tôi chưa muốn đến đó nói chuyện, vì tôi muốn dành cho Trâm một chút thời gian đặc biệt hơn. Thế mà, bây giờ, khi đi bên nàng, tôi lại không thốt nên lời.

Đang miên man suy nghĩ, hai đứa đã tới đầu cổng. Tôi vẫn chưa nhường chiếc xe đạp lại cho Trâm. Bỗng nhiên, tôi quyết định đưa Trâm về tận nhà nàng, mà tôi nhẫm tính chắc chỉ mười phút đi bộ là cùng. Tôi bước đi chậm chạp bên nàng, thỉnh thoảng chào hỏi bà con láng giềng đang đi ngược chiều về phía nhà thờ. Phía dưới sông, mặt nước trong xanh, bập bềnh những đám lục bình có hoa màu tím nhạt, lững lờ trôi theo dòng nước. Hai bên đường là cây cỏ nguyên sơ, gần như hoang dã, muốn lấn ra ngoài đường đi. Nhìn những bông hoa dại li ti cứ đong đưa theo ngọn gió chiều; những vườn chuối, đu đủ, hàng dừa cao vút như vô tư với thời tiết tháng năm, tôi bỗng thấy mình lãng mạn vô cùng, tôi ước muốn được cùng Trâm nằm lên cái thảm cỏ có mùi đất ẩm nồng này để ngửa mặt hưởng cái bao la ngợp thở, để thấy mình vô cùng nhỏ nhoi và đầy tự tin đến có thể giang tay ôm gọn cả bầu trời ...

Ngày đó, gia đình tôi và nàng có tình thâm giao như bà con ruột thịt. Cha nàng, chú Trình, là em kết nghĩa với cha tôi. Ngày xưa, hai người cùng đi kháng chiến chống Pháp trong Nam và phục vụ chung đơn vị. Sau khi bị thương, Cha tôi được giải ngũ. Chú Trình cũng trở về đời sống dân sự sau hơn mười năm đi đánh đấm với Tây. Hai người không có nghề dân sự gì, nên đã quyết định cùng ở lại miền Nam tìm ruộng đất để lập nghiệp. Mẹ nàng là dược sĩ, là bạn học cùng trường với Mẹ tôi ngày xưa. Trâm chỉ có một người anh duy nhất, Hiền, và cũng là bạn học cùng lớp với tôi. Lúc đó tôi và Hiền đang học thi tú tài hai, tôi thường hay lui tới nhà nàng để cùng Hiền ôn bài và thỉnh thoảng cũng tập đàn, tập hát, tán gẫu. Có nhiều khi tôi ở lại ăn cơm chiều, ngủ lại nhà nàng qua đêm. Cha mẹ nàng coi tôi như một đứa con trong nhà. Mỗi lần như thế, Mẹ tôi nói với em gái tôi như than thở, trách móc: "Chắc thằng anh của tụi bây mai mốt sẽ ở rể cho nhà chú Trình quá! "Tôi nhăn nhó khó chịu trước cái cười khoái trá của hai đứa em gái tôi. Thật tình, tôi không hề để ý đến Trâm, vì những mối quan hệ giữa gia đình tôi và nàng rất gần gũi như bà con. Tôi chỉ coi nàng như Trang, đứa em họ của tôi, và cũng là bạn học cùng lớp với Trâm, lúc đó còn đang theo học đệ tứ. Trang thường dẫn Trâm sang nhà tôi chơi và dẫn mấy em tôi đi ăn hàng ở chợ.

Sau kỳ thi tú tài, tôi lên Saigon để theo học đại học, Hiền vào quân trường Thủ Đức. Tôi không liên lạc thường xuyên với Hiền từ đó. Tuy nhiên, mỗi lần về quê nghỉ hè, tôi đều có ghé qua thăm nhà chú Trình, và hỏi thăm tin tức về Hiền. Tôi vẫn chưa hề để ý đến Trâm, ngoài một vài lần nhìn trộm mái tóc mượt mà óng ả, đôi mắt to, và nhất là khuôn mặt lúc nào cũng như muốn mỉm cười của nàng. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ đến và muốn sửa lại lời của một bản nhạc "Đôi khi trộm nhìn em, xem dung nhan đó bây giờ ra sao..."


Hai năm sau, Trâm và Trang cùng vào đại học sư phạm và cùng ở chung phòng trong một ký túc xá ở Saigon. Thế là hai anh em chúng tôi và Trâm cùng sống xa nhà trong cái thành phố xô bồ này. Với vai trò anh lớn và người đi trước, tôi được má Trang và cũng là Mợ tôi giao cho nhiệm vụ coi chừng và "giữ con Trang". Cũng vì cái "nhiệm vụ" đó mà tôi có lý do khá "chính đáng" để lui tới gặp Trâm nhiều hơn. Ngược lại, Trang cũng có "mật lệnh" từ Mẹ tôi để theo dõi xem tôi "có lo đi học hay chỉ lo nhảy đầm". Và thế là nó cũng có lý do để dẫn Trâm đến chung cư nơi tôi ở để tán dóc, ca hát, ăn uống... Tôi để ý thấy Trâm lúc này đẹp hẳn ra, mái tóc đen huyền hình như óng ả hơn, cử chỉ nàng cũng thùy mị hơn, nhưng rất ít nói. Mặc cho hai anh em tôi nói tếu lâm và đùa giỡn, Trâm chỉ mỉm cười và nụ cười lúc nào cũng có duyên. Có lần Trang và nàng đến rủ tôi đi chơi, nàng mặc chiếc áo dài màu vàng nhạt, đơn sơ, nhưng đủ khoe được những đường nét tuyệt mỹ của một người con gái đang trưởng thành. Tôi đứng ngây người cả vài phút để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà tôi cho là lộng lẫy, nhưng dịu dàng của Trâm trong chiếc dài ấy. Trang hình như thấy tôi đang bị thôi miên, bèn đến bên tôi nói nhỏ "Nhìn gì dữ vậy" Bị nàng hốt hồn hả"" Tôi giật mình và chối: "Bậy nè! Chờ tao thay đồ chút!" Trang mỉm cười và ngâm thơ bí hiểm: "Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa cúc", làm cho Trâm thẹn đỏ mặt. Chiều hôm đó đi dạo phố, Trang cứ tìm cách cho tôi đi bên cạnh Trâm, và thừa lúc thuận tiện, nói vào những câu có ngụ ý ghép cho tôi và nàng. Tối hôm đó, tôi về phòng với tâm trạng thẫn thờ. Tôi không còn xem Trâm như một đứa em hàng xóm nữa.

Tôi đã bắt đầu để ý đến Trâm. Thậm chí có lần tôi còn nhờ Trang:

- Mày để ý xem Trâm có học hành không nghe, chú Trình dặn tao coi chừng nó đó!

Trang ranh mãnh, như đoán được tôi muốn nói gì, nó lên giọng như chị tôi không bằng:

- Sợ mất nàng hả" Anh khỏi phải lo, tui nhận lời Dượng Hai là lo cho anh mà!

Trang còn bắt tôi phải "hối lộ" nữa:

- Nhưng không ai làm gián điệp chùa đâu à, anh phải cho tui cái gì mới được đó.

Tôi nói đùa:

- Tao còn nghèo cháy túi, tiền đâu cho mày"

Hai anh em lại cười trừ. Tôi nghĩ thầm cái cô em cô cậu này quả là lém lỉnh và có vẻ khôn trước tuổi.

Những lần sau đó, tôi và Trâm "trốn" Trang đi chơi đây đó, lúc thì trong thư viện, lúc ở các hàng quán cà phê. Mỗi lần gặp nhau ở thư viện, gương mặt đáng yêu của Trâm lúc nào cũng biểu lộ một nỗi thẹn thùng, với đôi mắt ngó lơ làm như ai sắp bắt gặp một sự hẹn hò không chính đáng. Sau khi đọc sách ở thư viện xong, tôi thường rủ Trâm "chuồn" ra ngoài xem chiếu bóng ở rạp hát Eden hay ngồi uống cà phê và nghe nhạc ở quán nước. Cả tôi và Trâm đều thích những bài nhạc buồn, nói về sự ngăn cách, chia ly. Những lần như thế, tôi có linh cảm như mình sắp chia tay nàng. Mặc dù vậy, tôi và nàng vẫn chưa nói chuyện riêng tư, yêu đương gì với nhau, nhưng dường như đã quen thân nhau lắm, chỉ qua thứ ngôn ngữ ánh mắt. Thỉnh thoảng, chúng tôi nhìn nhau một cách ngờ nghệch...

Trong một lần đi chơi picnic tại một vườn ổi ở Long An, Trâm bất ngờ bị trượt chân té; như một phản xạ tự nhiên, tôi vội chụp giữ nàng. Nhưng sức nặng làm cả tôi và nàng mất thăng bằng, té ngửa trên cỏ, và nàng đã sa vào ngực tôi. Mặc dù bị đau điếng ở ngực và lưng, tôi không dám thốt lên một lời than thở. Ngược lại, tôi cảm thấy một cái gì hạnh phúc lắm, mà tôi không biết gọi là gì... Những sợi tóc dài bay phủ cả mặt tôi một cách ngẫu nhiên, mang theo mùi nước hoa nhẹ nhàng mà tôi không bao giờ quên được trong đời. Tôi lâng lâng mơ màng trong mùi hương như người say rượu ... Trang nhìn tôi và Trâm vừa nheo mắt một cách hóm hỉnh, vừa cười nói: "Hai người làm trò gì vậy" Ngẫu nhiên hay là thiên định đấy"" Trâm lòm còm ngồi dậy, đỏ cả mặt, lí nhí nói cám ơn tôi...

Đêm đó về phòng riêng, tôi không tắm và lên giường ngủ với nguyên bộ đồ vừa đi picnic hồi chiều. Tôi không tài nào nhắm mắt được, vì những cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng của sự cọ xát, của mùi nước hoa còn thoang thoảng trên áo, của tóc đen phủ lên mặt, của nét bẽn lẽn mà bây giờ tôi thấy đáng yêu làm sao, của đôi mắt buồn như muốn nói với tôi một điều gì thầm kín...

Một hôm, tôi nghe hung tin từ chú Trình là Hiền đã bị tử trận ngoài Trung. Tôi bàng hoàng chết đứng trong giây lát. Tôi phóng xe đạp như bay đến khu ký túc xá của Trâm, chạy ào vào phòng một cách đột ngột như cảnh sát bố ráp. Tôi xúc động đến nghẹn thở khi thấy Trâm đang ngất xỉu từng cơn, còn Trang thì đang lúng túng chạy đi chạy lại chẳng biết làm gì, nhưng nước mắt cũng tràn đầy khóe mắt. Tôi đến bên cạnh nàng, nắm tay nàng và chẳng biết nói năng gì. Quả thật, tôi như mất một phần thân thể khi nghe tin Hiền đã qua đời. Hiền và tôi là đôi bạn thân, học chung với nhau từ lúc tiểu học cho hết trung học. Trước ngày nhập ngũ, tôi ngủ ở nhà Hiền và hai đứa đã tâm sự trọn cả đêm. Tôi còn nhớ đêm ấy, nó nói một ngày nào đó, hy vọng nó còn sống, về lại nhà và sẽ tìm cách cho tôi và Trâm "kết tóc xe tơ". Tôi không để ý đến lời nó nói mà chỉ cười nói "Biết em này có ưng tao không"" Bây giờ cái mộng ước đó đã không thành. Hiền đã trở thành người thiên cổ. Ai sẽ là người tìm cách "kết tóc xe tơ tôi và Trâm đây"

Thế rồi, theo thời gian đưa đẩy, sau năm 75, Trâm và Trang cùng tốt nghiệp đại học; cả hai cùng được bổ nhiệm về dạy ở thị xã nhà. Còn tôi, bị cơn bão của lịch sử cuốn đi và trôi giạt qua xứ người, bỏ lại sau lưng cái làng quê nghèo khổ bên cạnh con sông lững lờ mang đầy phù sa, dễ thương, mơ mộng, bỏ lại ba má tôi, em gái tôi, cô em họ lém lỉnh Trang, và Trâm. Ngày ra đi, tôi không kịp nói lời từ giã bất cứ ai, kể cả cha mẹ tôi. Ngày đó, tôi không bao giờ nghĩ đến ngày mình sẽ về thăm lại quê cha đất tổ. Thế mà, hôm nay tôi có mặt ngay nơi đây, nơi sinh ra tôi mà tôi đã trốn bỏ đi, nơi đã cho tôi biết bao kỷ niệm thời tuổi thơ ... Tôi giống như một nhân vật tiểu thuyết nào đó đã đi xa lập nghiệp và mới về thăm nhà. Hai mươi năm đã làm thay đổi nhiều cái làng quê nhỏ bé này. Cha mẹ tôi đã già yếu đi nhiều. Hai đứa em gái của tôi ngày nào còn theo tôi vòi vĩnh xin tiền để ăn xôi, bây giờ đã thành hai cô giáo duyên dáng, và ngạc nhiên hơn nữa là cùng dạy học ở trường mà Trâm bây giờ đang là hiệu trưởng. Cô em họ Trang của tôi bây giờ không còn dạy học nữa, đã yên phận với gia đình, và tôi đã trở thành cậu với hai đứa cháu lém lỉnh cũng không thua gì mẹ của chúng hơn hai mươi năm về trước. Cha mẹ của Trâm đã qua đời hơn ba năm qua, bỏ lại nàng một mình đơn chiếc. Còn tôi, hai mươi năm sống nơi xứ người đã làm cuộc đời có nhiều sự đảo ngược, nhưng trong tôi, mọi sự vật có thể đã thay đổi, nhưng những kỷ niệm của tôi và Trâm như là kỷ niệm của mối tình đầu, rất khó đổi thay, như con đường mà tôi đang đi, như những hàng dừa cao vút như muốn thách thức cùng thời gian...

Tiếng chuông chiều nhà thờ như làm tôi tỉnh giấc mơ và nhận ra là đã gần tới nhà Trâm. Tôi lại trách thầm sao thời gian đi quá nhanh. Tôi xin phép Trâm được vào nhà để thắp nén nhang cho cha mẹ nàng. Bây giờ, tôi mới có dịp nhìn nàng rõ hơn. Trâm bây giờ, có lẽ vì cái công việc hiệu trưởng đã làm cho nàng có phần già giặn, trầm tĩnh hơn xưa. Tôi thấy đau đau khi nhận ra những dấu nhăn đã hiện ra trên khóe mắt nàng. Đôi má kia không còn mịn màng và mướt như tơ lụa ngày xưa nữa... Tôi thở dài. Tôi đến bên Trâm và đưa vòng tay ngang lưng muốn ôm lấy nàng, nhưng nàng đã nhẹ gỡ tay tôi ra. Trâm nắm lấy bàn tay tôi một hồi lâu rồi nói: "Em sắp đi xa, anh có buồn không"". Tôi không buồn hỏi Trâm sẽ đi đâu và tại sao. Tôi đang nghĩ về những kỷ niệm thời còn đi học. Trâm nói thêm "Em chúc anh về bên ấy bình an!" Tôi đột ngột ghì chặt lấy Trâm vào lòng và hôn lên tóc nàng. Tôi nhận ra mái tóc không còn mượt mà như ngày xưa, và không còn mùi thơm của nước hoa đã làm tôi đê mê, ngây ngất năm nào cảm thấy mình đã đánh mất một cái gì đó lớn lắm mà tôi chưa có đủ thời gian để đặt tên. Tôi nói trong run rẩy: "Trâm ở lại bình an, anh đi". Tôi vội vã đứng lên và quay lưng đi, không dám quay lại nhìn nàng, dù chỉ là một thoáng...

Tôi lặng lẽ đi về nhà. Buổi tiệc đã tàn. Hai đứa em tôi đang lúi húi dọn dẹp và tán gẫu với nhau. Hoa, đứa em lớn, đưa mắt nhìn tôi dò xét hỏi: "Anh đi đâu với chị Trâm mà lâu dữ vậy"" Tôi không trả lời, vì còn đang suy nghĩ về câu nói của Trâm lúc nãy. Hoa nhìn tôi áy náy nói: "Chị Trâm nhắc anh hoài, chị ấy nói anh tử tế lắm... À! mà anh có biết là chị ấy sắp lấy chồng chưa" Chị ấy sẽ theo chồng đi Pháp năm tới." Tôi lặng người đi trong giây lát về cái tin này, và thấy lời nói "Em sắp đi xa" của Trâm lúc nãy như một mũi dao nhọn đâm vào tim tôi.

Tôi lên giường mà không cách gì dỗ được giấc ngủ. Mọi người hình như đã an giấc ngủ, con thằn lằn đang tắc lưỡi trên trần nhà là sinh vật duy nhất với tôi trong phòng. Không khí trong nhà trở nên yên lặng. Cái yên tĩnh lại làm cho tôi nhớ Trâm da diết. Mặc dù Trâm chưa một lần nói yêu tôi và tôi chưa một lần hôn nàng như một tình nhân, nhưng chúng tôi "như đã dấu yêu" từ thuở nào. Những ánh mắt trìu mến, những cử chỉ dịu dàng, những lá thư hỏi thăm nhau, những cái nắm tay ấm êm đã nói nhiều và đầy đủ hơn những sáo ngữ của tình yêu. Tôi cảm thấy dường như mình đang yêu. Nhưng tôi lại cảm thấy mình như vừa đánh mất một tình yêu... Có lẽ trong đời, tôi cũng đánh mất nhiều điều mà ngay cả chính tôi cũng không biết. Có những người chỉ dành riêng cho tôi yêu mà tôi lại không hay. Cũng có thể tôi yêu người mà người ta lại không biết. Cuộc đời là cả một hệ thống của bất công, trong đó có những người yêu nhau nhưng rốt cuộc chẳng bao giờ có thể đến với nhau được. Nhưng biết làm sao đây khi cuộc sống là một chu kỳ của làm lụng, ghanh đua, mệt mỏi và quên lãng. Thời gian và công việc có thể sẽ làm cho tôi quên Trâm đi trong một phút giây bận bịu nào đó, nhưng sẽ không làm mất đi ý nghĩa của sự rung động của trái tim tôi đã dành cho nàng, vì nói cho cùng, tình yêu xuất phát từ trái tim, vì rung cảm là tiếng nói của trái tim.

Tôi mở cửa sổ, đưa mắt nhìn ra phía bên ngoài, trong hoàng hôn hoang dã, một nỗi buồn len lén vào trong tâm tư. Những bông hoa trắng cứ nhạt nhoà và lẫn dần vào bóng đêm mờ ảo, như mách cho tôi biết cuộc hành trình ngày mai về lại Mỹ sẽ rất trống vắng, vô định...

Nguyễn Thị Minh Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.