Hôm nay,  

Những Lá Thư Gửi Mẹ

23/12/200000:00:00(Xem: 4981)
Melbourne, ngày...tháng...năm...

Mum thương,

Con qua đây được hai tháng rồi mà chưa viết thư về mẹ, xin thông cảm cho con. Mẹ ạ, con cứ tưởng qua đây đoàn tụ với Đông tình vợ chồng sẽ lại thắm thiết như xưa. Nhưng không, mẹ ạ, mẹ có thể tưởng tượng nổi khi con gặp lại Đông đón ở phi trường Melbourne, vợ chồng nhìn nhau xa lạ không một nụ cười!

Những ngày tháng sống bên gia đình chồng ở Việt Nam dù sao cũng gần nhà mình mẹ nhỉ" Cho nên con không cảm thấy bơ vơ. Chỉ tiếc một điều là ngày đó con quá ỷ y không nghe lời mẹ học bếp núc. Về bên chồng má của Đông ngọt ngào rằng:

- Con ơi hôm nay nhà muốn ăn món Beef Steak, con đi chợ làm cho mẹ dùng nha con.

Mẹ còn nhớ không, con đã từ chợ tạt thẳng về nhà mình cuống quýt nhờ mẹ ướp thịt bò cho con, hỏi vội hỏi vàng là chiên thịt bò làm sao... Mẹ vừa làm vừa lắc đầu nói:

- Rõ ràng con hư tại bố, mỗi lần dậy con gái làm thức ăn dưới bếp thì y như rằng ông ấy xuống lôi con lên, rằng mẹ mày nói nhiều quá.

Xui xẻo cho con hôm ấy chiên quá lửa nên thịt bò dai nhách, mẹ chồng cười cười nhẹ nhàng rằng:

- Có lẽ nhà con chưa ăn thịt bò bao giờ, cho nên con không biết chiên thịt bò beef steak.

Con nghe mà chua xót trong lòng, nhà mình mà chưa ăn thịt bò bao giờ" Cũng lỗi tại con mà thôi, cứ tưởng nhà chồng kẻ làm đầy trong nhà thì dâu không cần xuống bếp nữa. Mẹ la đúng mẹ há, cá không ăn muối cá sình.

Bây giờ thì tiếc cách mấy, nhớ bao nhiêu đi nữa con cũng ở xa mẹ trùng trùng điệp điệp rồi mẹ ơi. Ở bên này con chỉ có một mình Đông là tình yêu, hạnh phúc. Thế mà ngọn nến đó giờ đây leo lét quá, con biết trông cậy vào ai nơi xứ lạ quê người này"

Con cũng biết càng viết nhiều về tình trạng hiện giờ chỉ làm mẹ thêm xót xa mà thôi. Không còn trong tầm tay mẹ nữa rồi, nhưng con biết than thở cùng ai bây giờ" Vài hàng con kính thăm mẹ hẹn thư sau con viết nhiều hơn, ngày mai con phải đi học lớp bổ túc Anh văn của những người di dân. Mẹ nhớ giữ gìm sức khỏe nha mẹ.

Con của mẹ - Tuyết Anh

Melbourne, ngày...tháng... năm

Mẹ ơi,

Những ngày con đến lớp học là những giờ phút riêng tư sướng nhất của con mẹ ạ. Con nhớ lại ngày nào mới bảy tuổi mẹ và chị người làm phải khiêng con vào lớp học, vì con bé ngồi cạnh nó hay đánh ngầm cho nên con sợ không dám tới trường là vậy.

Nay ba mươi tuổi đầu rồi lại cắp sách đến trường con nhớ đến ngày đi học ở "Thánh Thomas" áo dài trắng ngày nào. Thời gian thấm thoát nhanh quá mẹ ạ. Ngày đó mỗi lần nhìn mẹ nghiêng đầu ký tên vào sổ học bạ, tóc mẹ còn đen mượt. Ngày mẹ tiễn con ra phi trường TSN con thấy tóc mai của mẹ nhiều sợi bạc, con muốn nói nhiều với mẹ nhưng nước mắt cứ tuôn, lời nghẹn lại.

Con kể về lớp học của con mẹ nghe: Trong lớp học sinh có nhiều màu da, đủ mọi loại tuổi, rất nhiều nước như Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp... Thày dạy học của con tên là Peggy dễ thương lắm mẹ ạ. Ông ấy có một giọng giảng bài trầm ấm, nụ cười hiền hòa, học sinh ai cũng mến. Ông là người Úc gốc Anh, con người đạo đức như thế, đẹp như thế mà cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Ông ấy vừa bị bà vợ ly hôn mà vẫn cho hẳn bà vợ Mã Lai ấy một căn nhà, còn mình thì ra đi hai bàn tay trắng, thuê nhà ở một mình chơi vậy à.

Mẹ ơi, hôm qua Trung Thu ở nhà mẹ có ra sân ngắm trăng ăn bánh không mẹ" Ở đây những ngày Trung Thu, tết Nguyên Đán, mùng năm tháng năm không là gì cả, mất gốc hết rồi mẹ ơi...

Cuộc sống tình cảm giữa con và Đông ngày càng lạnh lẽo, con không biết phải làm cách nào cho ấm lại. Thời gian cứ thế trôi đi. Mẹ ơi con phải ngừng bút để đi đón Cu Bo đây mẹ ạ. Càng ngày nó càng đẹp, học rất thông minh, cô giáo gặp con khen về nó hoài, mẹ có hãnh diện về cháu ngoại mẹ không"

Con của mẹ - Tuyết Anh

Melbourne, ngày... tháng... năm.,..

Mum thương,

Con nhớ ngày xưa mẹ có kể cho con nghe chuyện "Vòng tay học trò" của Nguyễn Thị Hoàng. Nhưng bây giờ mẹ có tin rằng ở Úc này cũng có "Vòng tay học trò" mẹ ạ. Nhưng con phải kể chuyện của Đông với con trước đã rồi mẹ sẽ hiểu. Con hy vọng mẹ không quá khắt khe với con như bố!

Cách đây một tuần Đông có nói với con rất nghiêm chỉnh rằng:

- Anh nghĩ có lẽ chúng mình nên ly hôn với nhau là hơn hết, Tuyết nghĩ sao"

Như một gáo nước lạnh dội vào người con buốt giá, con không rõ lúc ấy vẻ mặt mình ra sao. Chỉ biết hai bàn tay con run run, tận cùng trong thâm tâm con cũng đã nghĩ rằng, con và Đông khó bền vững. Nhưng không ngờ việc này đến quá sớm và đột ngột làm sao.

- Em biết trước sau gì anh cũng sẽ nói với em như vậy!

Đông hỏi lại con tại sao biết trước" Lúc đó cơn giận trong con mới như ào ào thác đổ, không còn gì có thể ngăn cản được nữa. Con phải nói một hơi như thế nếu không sẽ chẳng bao giờ nói được nữa:

- Đông tưởng em không biết sao" Đã từ lâu Đông yêu con Thùy, cả gia đình Đông ai cũng biết, trừ một mình em chưa biết. Nhưng em nghĩ chẳng qua Đông yêu nó qua ngày lúc vợ con chưa sang mà thôi, không ngờ...

Đông bình tĩnh rút chiếc khăn tay trong túi đưa cho con lau nước mắt, giọng nói vẫn bình thản như đang đóng kịch vậy:

- Tuyết khóc đã có anh dỗ, chỉ tội nghiệp cho Thùy ở bên đó, nếu có khóc cũng không ai dỗ cả.

Câu nói làm cho nước mắt của con như đông lại trên má không lăn xuống được nữa. Một khi tình yêu đã hết lời nói phũ phàng làm sao. Đêm đó nằm nhớ đến mẹ và hình dung ra ngày xưa có lần mẹ kể rằng:

- Mẹ đem trầu cau đến nhà Trần Lương biếu ông ấy là mối tình nữ sinh của mẹ. Con nghĩ chắc lúc ấy Trần Lương cũng đau như nỗi đau của con hiện giờ mà thôi mẹ nhỉ"

Con tính kể mẹ nghe chuyện "Vòng tay học trò" ở Úc này, nhưng nhắc đến chuyện của Đông làm con buồn quá, không còn hứng thú gì kể chuyện vui nữa. Con xin hẹn mẹ thư sau vậy nhé.

Con - Tuyết Anh

Melbourne, ngày... tháng... năm...

Mẹ ơi ời...

Hôm nay ông thày dạy Anh văn của con cho cả lớp xuống trang trại của ông ấy ở Emerald. Trang trại của thày Peggy đẹp lắm mẹ ạ. Hai bên trồng toàn cây hạt dẻ đã có trái. Phía tay mặt là một vườn nho, đi xuống dốc một chút nữa có một con sông chảy qua êm đềm làm sao, trên mặt hồ trôi nổi loài hoa súng màu trắng, tím nổi bật trên mặt nước đầy rong rêu. Có những cây bông lau vi vút thậm thượt không sao nói hết được vẻ đẹp của trang trại này.

Con ước ao một ngày nào đó có tiền con sẽ bảo lãnh mẹ qua du lịch sáu tháng để mẹ thảnh thơi tâm trí, để mẹ tưởng tượng đang lùi về Đà Lạt dĩ vãng của mẹ. Người dân Úc ở đây hiền hòa, lịch thiệp, nói sao cho hết những gì con yêu thích đất nước này"

Ngồi lặng nhìn cánh bướm lượn lờ trên mặt hồ xanh biếc, thời gian trôi đi bao lâu con cũng không nhớ. Tiếng cười nói lao xao của đám học sinh đa chủng tộc như xa dần, xa dần. COn có cảm tưởng nhột nhạt một bên má, nhìn lại thì ra ông thày Peggy đang ngồi trên gốc cây hạt dẻ để nhìn mình. Ông lên tiếng hỏi con:

- Có điều gì buồn thế" Kể cho thày nghe được không"

Con bối rối vì hình như đám học sinh cùng lớp đứng rải rác trong vườn. Họ đều đang nhìn lén về phía con và thày Peggy một cách kín đáo. Con đem hình ảnh đó về đến nhà mà vẫn không sao xua đuổi đi được. Khuôn mặt nghiêm nghị của thày với vần trán cao rộng, ánh mắt thật ấm, với hàm râu quai nón hung hung bạc. Thày Peggy hơn con 14 tuổi mẹ ạ. Mẹ ơi, hãy giữ kín chuyện này nha mẹ, sở dĩ con dám tâm sự với mẹ, vì ngày xưa thời nữ sinh mẹ cũng biết yêu nên mẹ thông cảm cho con phải không mẹ"

Con của mẹ - Tuyết Anh

Melbourne, ngày....tháng...năm...

Mum thương,

Ngày xưa hai mẹ con mình vẫn hát đùa với nhau trong nhà 37 rằng:

- Đời việc gì đến sẽ đến...

Thế mà nay nó đến với con thật mẹ ạ. Con đang ngồi viết thư cho mẹ không phải trong không khí nhà chồng nữa, mà đang ở phòng khách căn flat của con. Mẹ ngạc nhiên là phải. Con kể mẹ nghe nha:

- Tuần trước đọc thư mẹ xong, con để quên trên bàn phấn, không ngờ Đông đọc được. Thế là anh ta làm ầm ĩ lên trong nhà. Thực ra câu chuyện không có gì quan trọng, nhưng Đông cố tình chuyện bé xé ra to mà mẹ. Con chưa biết giải thích thế nào với Đông, thì chuông reo ngoài cửa. Con quẹt khô nước mắt ra mở cửa, Đông thì bước vào phòng ngủ, mẹ chồng đang bận tay trong bếp. Mẹ có biết chuyện gì đến với con không mẹ" Cửa mở, một cây thông thù lù tiến vào con không hiểu gì cả, tính nói là lộn nhà rồi, ở đây đâu có dặn mua cây thông" Nhưng một khuôn mặt thật sáng, đẹp hiện lên trên nền lá thông xanh biếc đó. Thày Peggy mỉm cười với con:

- Tặng Tuyết Anh, quà Noel.

Cùng với một hộp quà thắt nơ màu hồng rất đẹp. Con chợt nhớ và thảng thốt hỏi:

- Hình như hôm nay thang máy hư, làm sao thày...

Peggy ngắt lờiZ:

- Đúng vậy, tôi đã bê cây thông này lên 4 tầng lầu cầu thang thường mới tới được đây.

Mẹ ơi, con nghẹn thở vì Đông đang đứng lắng nghe trong phòng ngủ, mẹ chồng đang ghé mắt nhìn qua khe cửa bếp, con biết giải thích sao đây"

Sau khi Peggy về rồi con đứng như trời trồng ở phòng khách, không dám xuống bếp phụ với mẹ chồng, cũng không dám vào phòng ngủ vì nơi ấy đang có hỏa diệm sơn ở trong. Tiếng nói lạnh lẽo của Đông sau lưng con:

- Sức mạnh tình yêu có khác, vác cây thông to gấp hai lần mình đi lên lầu 4 tặng người yêu, còn gì đẹp bằng"

Rồi Đông đóng sầm cánh cửa lại, ra xe lao vút ra đường, con nghe có tiếng thở dài của mẹ chồng dưới bếp.

Con của mẹ - Tuyết Anh

Melbourne, ngày... tháng... năm....

Mum thương nhớ,

Nếu con nói bây giờ con hạnh phúc thật là thừa, nhưng đúng như vậy mẹ ạ. Con đang bơi lặn trong hạnh phúc thật sự. Con cám ơn mẹ đã sinh ra hình hài con ngày hôm nay, để con được cảm nhận thấy điều đó, hạnh phúc làm sao. Peggy nâng niu con như trứng mỏng, ngắm nhìn con như thể con là báu vật của ông ấy vậy. Càng hạnh phúc bao nhiêu, con càng thương mẹ bấy nhiêu. Con nhớ ngày xưa mẹ sống cảnh chồng chúa vợ tôi, bố đôi khi đối xử quá tệ với mẹ, có thể mẹ đã quên, nhưng con vẫn còn nhớ như in trong tâm trí ngày nhà mình còn ở Ông Tạ, bác Quyến y tá sang nhậu với bố. Chợt người nhà bác Quyên sang gọi về, vì có người đau nặng cần tìm bác ấy, lúc đó đã ngà ngà say, bác Quyên nói:

- Kệ nó, bảo rằng không tìm thấy tao đâu hết.

Tối đến tàn bữa nhậu bác Quyến về rồi, mẹ nói:

- Cái ông này chỉ vì một bữa nhậu mà không đếm xỉa gì đến người đang đau nặng, rủi người ta chết thì sao" Vô lương tâm.

Con cũng không ngờ, mẹ lại càng không ngờ hơn, sau câu nó đó bố thình lình tát cho mẹ một cái tát đau điếng:

- Cô không được nói xấu bạn tôi nghe chưa"

Con nhớ như in ánh mắt sững sờ của mẹ, nước mắt mẹ trào ra oan ức. Con đến ôm mẹ nói:

- Mẹ ôi, mẹ đừng khóc con sợ lắm.

Con xin lỗi vì đã nhắc đến chuyện không vui trong lúc này.

Mẹ ơi, hiện giờ con đang có thai hai tháng, con và Peggy mừng lắm mẹ ạ, ước gì mẹ có ở đây cùng chia sẻ với con hạnh phúc này nhỉ"

Con của mẹ - Tuyết Anh

Melbourne, ngày.... tháng.... năm....

Mẹ ơi,

Con gửi kèm theo đây tấm hình ba mẹ con của con, đang quỳ trước linh cửu của Peggy. Mẹ ơi, con thèm được khóc thật nhiều trong vòng tay của mẹ. Con muốn khóc thật lớn vọng đến tận trời xanh nỗi đau này của con. Me ơi... mẹ ơi...

Tuyết Anh

Ngọc Hà

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.