Hôm nay,  

Hỏi Đáp Luật Pháp

22/04/200000:00:00(Xem: 5951)
Hỏi (Ông Võ Thanh Tuấn): Cách đây gần một tháng, tôi cùng người bạn vào uống bia tại Pub, sau đó chúng tôi quyết định đánh bi da lỗ. Trong lúc đang chơi nửa chừng thì hai thanh niên người Úc cho chúng tôi biết là họ muốn chơi sau khi chúng tôi đánh hết game này. Đối với chúng tôi việc này cũng chỉ là chuyện thường tình thôi, vì đây chỉ có một bàn bi da nên vấn đề nhường cho người khác chơi sau khi mình chơi xong một game là vấn đề tế nhị cần phải làm. Tuy nhiên thái độ của hai thanh niên có vẻ phách lối nên tôi đã nói với bạn tôi rằng mình sẽ đánh thêm một game nữa xem chúng làm gì được mình.

Thế là sau khi xong game đó, chúng tôi tiếp tục bỏ tiền vào để đánh game thứ hai. Khi nghe tiếng banh đổ xuống cho một game mới. Hai thanh niên này bèn tiến lại và yêu cầu chúng tôi nhường bàn. Chúng tôi từ chối, thế là hai thanh niên này tự động lấy cơ và tiến lại bàn như chổ không người. Tôi đẩy họ ra và yêu cầu để cho chúng tôi yên, nhưng họ vẫn khăng khăng đòi chúng tôi phải nhường cho họ. Tôi không chịu nhượng bộ, thế là chúng tôi bắt đầu lời qua tiếng lại. Cuối cùng vì một trong hai thanh niên đó xô đẩy tôi nên cuộc ẩu đả đã xảy ra. Một thanh niên khác đến can thiệp nhưng đương sự có vẻ để bênh vực cho hai thanh niên ngoại quốc đó, nên tôi đã xô đương sự ra và yêu cầu đừng xen vào chuyện của chúng tôi. Đương sự bèn cho biết rằng ông ta là cảnh sát và yêu cầu chúng tôi không được rời khỏi tiệm rượu. Sau đó không lâu chúng tôi bị mời về cảnh sát cuộc để lấy khẩu cung. Hiện chúng tôi nhận được giấy đòi ra tòa và bị cáo buộc về tội hành hung nhân viên công lực trong lúc thi hành nhiệm vụ.

Xin luật sư cho biết là cảnh sát có thể cáo buộc chúng tôi về tội trạng vừa nêu hay không" Chúng tôi hoàn toàn không biết người thanh niên thứ ba đã can thiệp vào chuyện của chúng tôi là một cảnh sát.

Trả lời: "Tội hành hung nhân viên công lực trong lúc thi hành nhiệm vụ" (the offence of assaulting a police officer in the execution of his or her duty" là một tội trạng được quy định bằng văn bản trong luật pháp của mọi tiểu bang.

Vấn đề trước tiên cần được đặt ra ở đây là trong trường hợp ông không biết đương sự là nhân viên công lực khi ông hành hung họ thì việc hành hung đó có cấu thành tội trạng vừa nêu hay không" Vấn đề thứ hai cần được nêu ra là khi nào thì nhân viên công lực được xem là đang thi hành nhiệm vụ"

Tại Úc, luật pháp của tất cả các tiểu bang [ngoại trừ Victoria] quy định rằng "bị cáo" (the accused) không cần thiết phải biết người bị hành hung (the person assaulted) là nhân viên công lực, vì thế "nhân viên công lực không cần phải mặc sắc phục vào lúc đó" (the officer does not have to be in uniform at the time). Tuy nhiên, luật pháp đã quy định rằng nhân viên công lực phải là người đang thi hành nhiệm vụ vào lúc bị hành hung.

Vì thế vấn đề được dặt ra ở đây là trong điều kiện nào thì nhân viên công lực được xem là đang thi hành nhiệm vụ" Trước khi đề cập đến vấn đề này, thiết tưởng chúng ta cần phải biết ai là người được luật pháp xem là nhân viên công lực"

Nhân viên công lực là cảnh sát và các viên chức khác như "cảnh sát đặc biệt, nhân viên quan thuế, nhân viên cải huấn, nhân viên của văn phòng sheriff, thừa phát lại, hoặc bất cứ ai giữ nhiệm vụ trợ giúp cho các viên chức đó" (special constables, customs officers, prison officers, sheriff's officers, bailiffs or any person acting in aid of such officers).

Trong vụ "Chính Quyền truy tố K" [R v K (1993)] xét xử về việc K hành hung 2 nhân viên công lực trong lúc họ đang thi hành nhiệm vụ. Vị thẩm phán tọa xử đã xử là bằng chứng không hội đủ để cho rằng vào lúc bị hành hung các nhân viên công lực này đang thi hành nhiệm vụ, vì thế ông ta đã tha bổng cho bị cáo. Công tố viện bèn kháng án dựa trên luận điểm pháp lý cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc yêu cầu bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết vô tội.

Tòa Án Liên Bang Úc (Federal Court of Australia) quyết định là vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm trong việc yêu cầu bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết đó. Các Thẩm Phán Gallop, Spender và Burchett của Tòa Án Liên Bang đã cho rằng "... nhân viên công lực được xem là đang thi hành nhiệm vụ từ lúc họ bắt tay vào công việc hợp pháp liên hệ đến nhiệm vụ với tư cách là một cảnh sát viên, và tiếp tục thi hành nhiệm vụ đó cho đến lúc nào nhiệm vụ đó hoàn tất, với điều kiện là đương sự không được [trong tiến trình thi hành nhiệm vụ đó] thi hành những công việc ngoài phạm vi được giao phó làm cho việc thi hành nhiệm vụ của đương sự bị ngừng chỉ".

Tòa Án Liên Bang trong vụ kiện đó cũng đã lưu ý rằng việc đang thi hành nhiệm vụ của một cảnh sát viên phải được giải thích một cách rộng rãi để bảo vệ cho nhân viên cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ của đương sự. Điều này bao gồm việc thi hành các nhiệm vụ cảnh sát bởi cảnh sát viên ngoài giờ làm việc [của đương sự] (This includes the execution of police duties by an off-duty officer).

Tại Victoria, luật pháp quy định tội hành hung hoặc đe dọa hành hung nhân viên công lực trong lúc thi hành nhiệm vụ chỉ bị cáo buộc khi bị cáo biết được rằng người mà đương sự hành hung hoặc sẽ hành hung là nhân viên công lực.

Trong vụ Noordhof truy tố Bartlett (1986). Trong vụ này bị cáo bị cáo buộc về tội hành hung nhân viên công lực trong lúc thi hành nhiệm vụ, khi bị cáo bị câu thúc thân thể bị cáo đã được đưa cho xem các bản phóng ảnh của trát tòa. Nguyên cáo cho rằng đương sự đã bị hành hung tại cảnh sát cuộc khi đang đưa bản chính trát tòa cho bị cáo xem. Bị cáo đã kháng án lên Tối Cao Pháp Viện của ACT trước đây nhưng bị bác bỏ, nay kháng án lên Tòa Án Liên Bang.

Tòa Án Liên Bang đã chấp thuận việc kháng án của bị cáo khi đưa ra lý do là công tố viện đã không chứng minh được trước Tối Cao Pháp Viện ACT rằng nguyên cáo đã xuất trình bản chính các trát tòa, và rằng vào lúc nguyên cáo bị hành hung đương sự đang thi hành nhiệm vụ của đương sự. Việc xuất trình các phó bản của trát tòa không chứng minh được thẩm quyền của nguyên cáo là nguyên cáo đang thi hành nhiệm vụ. Vào lúc bị cáo bị câu thúc thân thể các bản chính của trát tòa vẫn còn lưu giữ tại cảnh sát cuộc, vì thế việc câu thúc thân thể trở thành bất hợp pháp và nguyên cáo không thể cho rằng mình đang thi hành nhiệm vụ.

Dựa trên các phán quyết vừa nêu tôi có thể cho ông biết rằng hành động ẩu đả tại quán rượu mà ông nêu trong thư đã đủ yếu tố để cảnh sát cáo buộc ông về tội hành hung nhân viên công lực trong lúc họ đang thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc ông có bị tòa kết tội hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tôi đề nghị ông nên đến gặp luật sư của ông để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.