Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả Sàigòn Times

22/04/200000:00:00(Xem: 5530)
Chương Trình TV Tiếng Anh Của CSVN

Tôi tên là Hoàng, tỵ nạn ở Úc được 16 năm. Sống với cộng sản ngót 10 năm, tôi không dám nói là tôi biết rõ hết tảy của họ, nhưng có thể nói tôi biết đến bảy tám phần mười. Vì vậy, cuối tháng 3 vừa rồi khi đọc báo thấy quý vị nói đài truyền hình SBS sẽ nghe lời bà con mình không nhận phát hình của đài truyền hình Hà Nội, nói vậy là sai à nghe. Quý vị cũng đã biết, chủ trương của đài SBS là tạo môi trường đa văn hóa để mọi dân tộc có dịp tìm hiểu cái hay cái tốt của nhau. Chính vì chủ trương này nên đài SBS đã trình chiếu phim Việt cộng dài dài cả chục năm nay mà bà con mình đâu có phản đối gì được. Tại sao vậy nhỉ" Tại vì những phim đó có phụ đề Anh ngữ nên đài SBS bảo bà con Việt Nam mình nếu không coi thì coi đài khác. Còn họ phải chiếu để người Úc họ đọc tiếng Anh họ biết thêm về người Việt Nam mình. Họ nói cũng có lý mà cũng vô lý. Có lý là xã hội Úc là xã hội đa văn hóa. Người Úc có quyền tìm hiểu văn hóa của dân tộc khác. Nhưng vô lý ở chỗ, những phim của CS là phim tuyên truyền. Càng xem thì họ càng hiểu sai về người VN mà thôi. Biết vậy nhưng mình nói đâu có lại. Trở lại vấn đề đài truyền hình CSVN, tôi được biết là họ đang thành lập chương trình Anh ngữ để được phát hình tại hải ngoại. Đây mới là đòn chí tử đánh vào chúng ta. Nếu họ phát hình tiếng Việt, chúng ta chẳng thèm nghe, hay có nghe cũng chẳng ai ăn phải bả tuyên truyền của Việt cộng. Đó là cái chắc. Còn con cháu chúng ta, hơi sức đâu chúng ngồi nghe ba cái chuyện lẩm cẩm như vậy. Nhưng nếu đài truyền hình CS nói bằng tiếng Anh, thao túng dư luận Úc và thế giới, thử hỏi cộng đồng chúng ta phải làm gì để chống lại luận điều tuyên truyền của chúng" Tiền bạc đâu, công sức đâu, thì giờ đâu để cộng đồng chúng ta làm chuyện đó"

Người Tỵ Nạn CS - Úc Châu

*


Gẫy Súng Gẫy Viết gẫy niềm tin

Trong số báo đầu tháng 4, tôi có đọc bài viết "Gẫy súng rồi gẫy viết" của nhà văn Tưởng Năng Tiến, tôi thấy ông đã nói đúng, cả hai phe của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đã chẳng nói với nhau được một lời tử tế suốt mấy năm qua. Tôi không phải là dân cầm viết chuyên nghiệp (nghĩa là không kiếm sống bằng cây viết) nhưng cũng thỉnh thoảng viết cho một vài tờ báo bên Mỹ, bên Úc. Trong suốt cuộc đời mấy chục năm cầm viết, tôi nghiệm ra, những người có chữ nghĩa thường độc địa, tàn nhẫn và cố chấp hơn những người bình dân ít học. Người bình dân, tức giận nhau chuyện gì thì chửi vung tán tàn, nếu cần xông vô uýnh nhau, bươu đầu sứt trán. Nhưng đánh hôm trước, hôm sau là huề, lại ngồi chung bàn xì xụp húp cà phê, chia nhau điếu thuốc vê. Còn mấy ông nhà văn nhà báo, khi viết truyện làm thơ thì lý tưởng thêu dệt, đẹp đẽ đủ điều, áo thụng vái nhau bốc thơm nhau hết chỗ chê. Đến khi đụng chạm nhau thì đúng là "vẩy mực" vào mặt nhau, đào xới chuyện ba họ, bốn đời nhau một cách tàn nhẫn và dai như đỉa trâu. Tiện đây tôi cũng muốn thưa với ông Tưởng Năng Tiến, cái danh nghĩa Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại quả thực là cao quý. Nhưng nó chỉ cao quý khi nào những hội viên của nó còn xứng đáng là những người cầm viết cao quý. Đằng này, trong mấy năm qua, họ đã hiện nguyên hình là lũ du côn du kề trong trường văn trận bút thì dù cho họ có ngồi lại với nhau để "nói những lời tử tế làm ấm lòng người suốt cả mùa đông" tôi e rằng những lời tử tế đó cũng chỉ tử tế ở đầu môi chót lưỡi nhằm khôi phục lại cái hư danh của nhau thì làm sao có thể ấm lòng nhau suốt mùa đông được, thưa ông Tưởng Năng Tiến. Và như vậy, tôi nghĩ ông Tưởng Năng Tiến, một người cầm viết chống cộng rất có lòng và rất tử tế, không nên cố gắng níu kéo vá víu cái hữu danh vô thực "Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" làm chi cho mệt.

Vũ Trung Cô Hàn - Adelaide SA

*


Ghét Nhau Giúp Cộng Sản Phá Chơi!

Tôi viết thư này xin có vài lời thưa cùng ông Chế Bồng Dzợ ở Bankstown. Chả là
sau khi đọc bài viết Phá thế cờ của ông, thấy ông viết trong cộng đồng người Việt của mình có một số người chỉ vì ghét nhau mà quay ra giúp cộng sản phá chơi. Tôi thấy ông nói vậy rất đúng. Họ chính là những kẻ "hold the candle for evil" đó Chế huynh. Ghét nhau, chơi nhau không được, hoặc thua kém nhau về tài, đức, khả năng, vốn liếng, nên làm ăn không cạnh tranh được là quay ra ôm chân cộng sản để đánh phá cộng đồng. Tôi lấy thí dụ như có người vốn khoái làm ông bầu tổ chức văn nghệ văn gừng, nhảy nhót kiếm tiền. Nhưng vì bất tài, không quen biết rộng nên không được văn nghệ sĩ bên Mỹ tin tưởng. Thế là quay ra xin phép cộng sản tổ chức văn nghệ theo đơn đặt hàng của bộ văn hóa thông tin Việt cộng, mời văn nghệ sĩ từ Hà Nội sang hát, chơi chội hẳn nghệ sĩ từ Mỹ. Chuyện này sờ sờ ra, ai cũng biết đó Chế huynh...

V.D.Thông - Cabramatta NSW

*


Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Đi Về Đâu"

Đọc bài viết "Gẫy Súng Rồi Gẫy Viết" của ông Tưởng Năng Tiến, tôi có một ý tưởng hoàn toàn khác với nội dung bài viết của ông. Tôi tự hỏi: Văn bút VN hải ngoại rồi sẽ đi về đâu" Thế hệ những người cầm viết hôm nay đang ngày càng già nua, nay nghe tin nhà văn này qua đời, mai nghe tin nhà thơ khác vĩnh biệt, trong khi nhà văn nhà thơ mới xuất hiện thật hiếm hoi. Cứ xem những bản nhạc do nhạc sĩ Việt hải ngoại sáng tác càng ngày càng ít, ca sĩ hát nhạc trong nước mới sáng tác càng ngày càng nhiều ta đủ thấy tiềm lực văn hóa văn nghệ của người Việt hải ngoại sẽ yếu dần, yếu dần. Cứ đà này trong tương lai vài chục năm nữa, tôi nghĩ văn học văn hóa văn nghệ hải ngoại sẽ trở thành một chi lưu của dòng văn học Việt Nam trong nước, khó có thể giữ ngôi vị một dòng văn học biệt lập như 25 năm qua.

Trần Đình Qúy - Villawood NSW

Nên Có Cái Nhìn Đúng Về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

Tôi không biết tại sao từ xưa đến nay, bà con cứ khăng khăng bảo Trịnh Công Sơn là cộng sản nằm vùng. Tôi trước ở Xóm Lách, quận 3, nơi đó còn gọi là Bến Tắm Ngựa, nằm ngay trên đường Yên Đổ (sau đổi tên là đường Lý Chính Thắng). Thời gian ở đó, tôi có dịp trò chuyện cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nên tôi biết, ông không ưa gì cộng sản. Ông là người có tài, lại không chịu buông mình trong vòng kiềm tỏa của thời cuộc nên chung thân bất mãn. Vì thế, ông luôn luôn là cái gai của bất cứ chế độ nào. Tôi đồng ý, khi cộng sản xua quân chiếm Miền Nam, thái độ và những bản nhạc phản chiến của ông đã giúp cộng sản khá nhiều. Nhưng căn cứ vào đó mà bảo ông là cộng sản nằm vùng, tôi thấy không đúng. Trò chuyện với ông tôi hiểu, nếu như Trịnh Công Sơn sống ở Miền Bắc suốt từ 1954 đến 1975, tôi dám chắc ông cũng sẽ trở thành một người chống cộng thứ thiệt giống như ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện vậy.

Trịnh Công Tử - Foodcray VIC

*


Cảnh Chia Cơm Tù Thật Tàn Nhẫn!

Hoan hô nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Chả là tôi đọc "Chuyện Kể Năm 2000", tôi thấy
ông Bùi Ngọc Tấn đã mô tả cảnh chia cơm tù thật là sống động và tàn nhẫn. Ông viết cảnh những người tù khi chia cơm bằng chiếc cân tự chế: "Ai chẳng biết được chia cuối cùng bao giờ cũng nhiều hơn một tí vì cơm đã nguội đã bốc khói". Quan sát kỹ lưỡng như vậy là số dách, không từng sống trong tù không tài nào viết nổi. Chính bản thân tôi từng sống trong trại cải tạo của cộng sản 6 năm trước khi tôi vượt ngục. Vì vậy, tôi có thể nói, mỗi khi người tù gặp cảnh chia cơm tù là một lần thấy mình bị giảm tư cách. Tôi đã từng thấy có những người tù khi đối diện với vệ binh quản giáo, rất yêng hùng, dũng cảm có tư cách. Vậy mà lúc chia cơm, anh ta lại dùng cái yêng hùng của mình để giành giật phần lợi trong miếng ăn miếng uống. Anh chàng yêng hùng này hiện đang sống ở Úc. Khi ở trại Kàtum, tôi có quen Cha Lợi. Ông này có cái hay là không bao giờ bước vô chỗ tù chia cơm. Chia cho ông bao nhiêu, cứ để đó, mọi người lấy xong hết phần cơm nước của họ, còn lại có mình chiếc cóng gỗ của ông, ông mới thong thả ra lấy đem về chỗ của ông. Ông nói một câu rất chí lý: Cộng sản cố tình bỏ đói để mình mất tư cách. Chính mình cảm thấy nhục nhã với mình thì làm sao dám nghĩ đến chuyện đối đầu với chúng. Qúy vị nghĩ sao về câu nói của Cha"

Trương Công Thắng - Darra QLD

*


Tại Sao lại để ông Bob bị giết hở ông TSLXNhị"

Là người thường xuyên say mê theo dõi truyện dài Phát Súng Ân Tình tôi phải khâm phục tác giả Trường Sơn Lê Xuân Nhị đã viết được một truyện dài tuyệt vời, đáng đồng tiền bát gạo nhất so với tất cả tiểu thuyết Việt Nam sáng tác từ xưa đến nay. Một cựu phi công, chưa từng cầm viết ở Việt Nam, vậy mà sang Mỹ viết được một tác phẩm để đời như vậy quả là vinh quang. Nhân vật Trường sẽ sống mãi trong lòng chúng ta, và tôi xin chân thành chúc mừng tác giả Lê Xuân Nhị. Tuy nhiên, tôi xin mạo muội thưa với tác giả, tôi không đồng ý với ông khi ông để ông Bob chết quá sớm, chết một cách lãng xẹt. Một cựu thủy quân lục chiến lừng danh, từng xông pha hòm tên mũi đạn tại chiến trường Việt Nam, từng chơi xả láng với tụi Việt cộng, khiến tụi chúng kinh hoàng, thì không thể nào để một người lính dày dạn kinh nghiệm chiến trường lại có thể chết một cách lãng xẹt bởi một tay súng vô danh trong một cuộc đọ súng tầm thường như vậy. Tôi không biết các bạn đọc khác nghĩ sao, riêng tôi, tôi nghĩ Bob phải tiếp tục sống và sánh vai cùng Mr Lê để trở thành một cặp bài trùng tuyệt vời xứng đáng tình đồng minh Việt Mỹ, tiêu diệt hết những thế lực hắc ám trong xã hội Mỹ.

Võ Tòng Đả Miêu Tại Gia

*


Tìm Đâu Ra Phong Cách Tản Đà"!

Tôi năm nay tuổi xấp xỉ bảy chục. Ở cái tuổi đó đáng lẽ phải biết an phận, sống cảnh ẩn dật, chơi non bộ, ngó cây cảnh, xem trăng lên chờ hoa nở mới phải. Nhưng thú thiệt, khi sống và đọc sách báo hải ngoại, tôi không khỏi thấy buồn trước tư cách lụn bại, phong hóa suy đồi của một số nhà văn nhà báo Việt Nam tại hải ngoại. Ông Tưởng Năng Tiến nói thậm chí phải, mấy ông cầm viết lo vẩy mực vào mặt nhau hơn là lo làm văn hóa. Nhưng thôi chuyện đó ông Tưởng Năng Tiến đã nói tôi không muốn nói thêm làm gì cho đau lòng nhau, thay vì "ấm lòng nhau suốt một mùa đông". Tôi nói thêm một điểm này, đó là điểm nhà văn, nhà báo phải có phong cách cây tùng cây bách trước thế quyền, chứ ai lại thấy mấy ông chủ tịch, thủ tướng, thủ hiến, bộ trưởng là mình vội vàng khúm núm, lăng xăng đòi chụp hình chung như mấy vị làm báo viết văn người Việt mình tại hải ngoại thì thật là tệ hại đến vô cùng. Tôi thấy mấy vị chụp hình cạnh mấy ông tây bà đầm, miệng cười toe toét, điệu bộ bợ đỡ điếu đóm, đã vậy dưới bức hình đăng báo lại còn kê ba cái tên nửa Anh nửa Việt đọc thấy xốn mắt vô cùng.

Tôi nhớ trước đây, ông cụ thân sinh ra tôi có kể phong cách sống của cụ Tản Đà đáng nể lắm. Quan lại xúm xít nịnh cụ không à. Chả vậy mà cụ Nguyễn Tuân ngang tàng coi trời bằng vung mà cũng nể trọng Tản Đà một phép thì đủ hiểu. Tôi nghe nói cụ Tản Đà xếp khách làm ba loại, sang tục khác nhau. Quan lại, dù to đến mấy cụ cũng chỉ tiếp ở ngoài ngõ. Hàng xóm láng giềng thì tiếp ở ngoại sảnh. Còn bạn cầm viết, tri kỷ, cụ mới tiếp trong phòng khách của cụ. Có lần tổng đốc tỉnh Hà Đông là nơi cụ sống vào thời đó, cho người vào bẩm xin được hầu chuyện cụ, cụ bèn cho người kiếu khách, không thèm tiếp. Nhân cách như vậy mới xứng đáng là người viết văn làm thơ, sáng tạo những đứa con tinh thần cho muôn đời hậu thế, có phải không thưa qúy vị.

Vũ Đức Thông - Brisbane QLD

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.