Hôm nay,  

Các Hãng Than Trời: VN Cấm Nhập Lúa Mì

10/15/201800:00:00(View: 2492)
SAIGON -- Cấm nhập cảng lúa mì... vì sao? Chuyện lạ.

Nghĩa là, tập trung ăn cơm thay vì bánh mì?

Báo Doanh Nghiệp VN nêu câu hỏi đang làm nhiều công ty nhức nhối, kể cả những người đang bán ở các xe bánh mì ngoài hè phố.

Bản tin nêu câu hỏi: Doanh nghiệp lao đao với lệnh cấm nhập khẩu lúa mỳ vì lý do...chưa ai biết?

Trước quyết định của Cục Bảo vệ thực vật không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì vì có chứa cây ké đồng. Hội Lương thực Thực phẩm TP.SG đã có hội thảo để lấy ý kiến về vấn đề này.

Lý do vì cỏ độc...

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong 7 tháng vừa qua, khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì của nước ta gần 3,13 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 750 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.Những nguồn cung cấp lúa mì lớn của nước ta làNga, Mỹ, Úc, Canada...Ngoài việc nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ trong thị trường nội địa thì chúng ta còn xuất bột mì trở lại thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, gần đây nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì Việt Nam đã gặp không ít khó khăn do có thông tin Cục Bảo vệ thực vật phát hiệntrong lúa mì nhập khẩu từ Nga, Mỹ, Canada, Úc… có chứa cây ké đồng (tên khoa học là cirsium arvense)và Cục phát công văn số 99-5/9/2018 với quyết định cấm nhập khẩu lúa mì từ ngày 01/11/2018, đồng thời, sẽ tái xuất lại những lô lúa mì đã nhập theo diện kiểm dịch thực vật. Trước quyết định này của Cục Bảo vệ thực vật, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Theo TS Trần Duy Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APECcho biết, trong quy trình kiểm dịch thực vật thì có hai loại cấm, một là sinh vật gây hại (các loại sâu bệnh); hai là sinh vật cạnh tranh (như cây ké đồng) và trên thực tế thì cây ké đồng chỉ phù hợp với những cánh đồng lúa mì, chỉ cạnh trạnh về mặt dinh dưỡng và hoàn toàn không có độc tố gây hại cho người, còn nó có gây hại cho cây lúa nước hay các cây trồng khác ở Việt Nam hay không thì chưa ai biết.


“Chúng ta nên nhận ra rằng, Việt Nam không sản xuất được lúa mì, nếu có trồng được thì không có năng suất và lệnh cấm nhập khẩu lúa mì sẽ làm đảo lộn nền kinh tế. Vì thế, cần phải có một cách xử lý linh hoạt, nhập về làm giống thì cấm, còn nếu phục vụ dân sinh mà cấm không chỉ ảnh hưởng đến mấy trăm doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nhiều thứ”, TS Trần Duy Khanh bày tỏ quan điểm.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng lại cho rằng: “Trước hết chúng ta nên xác định được cây ké đồng độc ở mức độ nào? Và việc tái xuất ngược trở lại là không khả thi, thay vì tái xuất ngược lại thì có thể dùng để làm thức ăn cho gia súc. Hơn nữa nếu không nhập lúa mì của họ thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ gặp rào cản tương tự”.

Ở góc độ quản lý bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố SG đồng tình với các doanh nghiệp cho rằng: tỷ lệ hạt ké đồng trong hạt lúa mì không phải là nhiều và với một lượng này thì về mặt an toàn thực chưa đủ để gây hại. Trước khi đưa ra một quyết định cấm nhập hay cấm xuất thì cần phải có quá trình nghiên cứu định lượng, định tính và khi nghiên cứu xong thì mới đưa ra một văn bản hay một chính sách áp để áp dụng, chứ chưa rõ gì về độ độc hại mà cấm thì nó mông lung và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Báo Doanh Nghiệp VN ghi nhận:

“Trước quyết định như vậy của Cục bảo vệ thực vật, nhiều doanh nghiệptỏ ra lo lắng vì sẽ không thể tìm được nguồn nguyên liệu đểkịp thời thay thế, vì nhu cầu bột mì đang rất cao nên việc thực hiện lệnh cấm ngay chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu.”

Phải chăng nhà nước Trung Quốc áp lực VN ngưng nhập lúa mì Hoa Kỳ để tiếp tay TQ gây khó dễ nông dân Mỹ?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ Berlin, Hiếu Bá Linh vừa trân trọng cho hay một tin vui … đã cũ: “40 năm trước, tổng thống Ý cử 3 tàu chiến đến Biển Đông cứu vớt thuyền nhân tị nạn Việt Nam … Hoạt động gần 1 tháng, 907 thuyền nhân đã được cứu sống và đưa về Ý. Ngày 21/8/1979, tại lối vào cảng Venice, thủy thủ đoàn và các thuyền nhân được dân chúng hân hoan chào đón.”
VENUS GINSENG đang được phái đẹp trong và ngoài nước tìm đến và truyền tay nhau bởi công dụng tuyệt vời trắng sáng, làn da, chăm sóc sức khỏe tòan diện và cải thiện một đời sống chăn gối viên mãn.
Tin tức trên mạng đang sôi nổi về một lời phát biểu mới đây của Trần Long Ẩn rằng “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết”.
Dòng sông Lan Thương–Mekong đang bị tàn phá bởi hàng trăm dự án thủy điện trên dòng chính và các phụ lưu của nó từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc tới hạ lưu sông Sê san ở Campuchia. Riêng trên dòng chính Mekong, Chính phủ Lào đóng vai trò chính trong việc xây dựng những dự án này và thậm chí đang có kế hoạch xây thêm
Những trận bạo động kéo dài qua cả sau những ngày cuối tuần… Hồng Kông như thế là liênt ục ba ngày gián đoạn giao thông công cộng. Bạo lực xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát tới cả sáng hôm Thứ Tư 13/11/2019.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Hongjin Tan, người Trung Quốc, thừa nhận đánh cắp những bí mật thương mại của công ty dầu khí Phillips 66, bang Oklahoma, Mỹ, khi làm việc tại đây.
VENICE - Thành phố du lịch nổi tiếng tại châu Âu chứng kiến nước ngập gần kỷ lục.
SEOUL - Vào ngày 13/11 Ủy Ban nhà nước Bắc Hàn phát tuyên cáo phản đối cuộc tập trận Mỹ- Hàn đã dự liệu, và cảnh báo: Mỹ sẽ phải chịu tổn thương nghiêm trọng nếu bỏ qua kỳ hạn đối thoại phi nguyên tử do lãnh tụ Kim đề ra.
BEIJING - Trong lúc bạo động tiếp tục và leo thang tại đặc khu Hong Kong, phát ngôn viên Geng Shuang của Bộ ngoại giao Trung Cộng khuyến cáo Hoa Kỳ “thẩm định tình hình và lui lại trươc khi quá muộn”.
RIO DE JANEIRO - Vào ngày 13/11, tại Brazil, sứ quán của chế độ Maduro bị dân Venezuela ủng hộ lãnh tụ đối luận Juan Guaido lập đại sứ mới cho Venezuela.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.