Hôm nay,  

Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước

04/10/201800:00:00(Xem: 2737)
HANOI -- Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nước... và có vẻ như việc nhất thể hóa, gom 2 chức vụ làm một ở tầng cao nhất, sẽ trở thành một định chế mới.

Bản tin RFI kể rằng, theo tin từ báo chí trong nước, chiều Thứ Tư 03/10/2018, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa thông báo là Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương với tỷ lệ phiếu thuận 100% đã quyết định «giới thiệu» tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng để Quốc Hội Việt Nam bầu vào chức chủ tịch nước.

Quốc Hội Việt Nam sẽ chính thức bầu chủ tịch nước mới thay thế ông Trần Đại Quang trong kỳ họp tới, sẽ khai mạc ngày 22/10. Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã được phân công giữ quyền chủ tịch nước cho đến khi Quốc Hội bầu ra chủ tịch nước mới. Nhưng trong thời gian qua đã có nhiều lời đồn đoán về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chủ tịch nước, chức vụ lãnh đạo quan trọng hàng thứ hai ở Việt Nam.

Khác với Trung Quốc, cho tới nay chức tổng bí thư đảng và chức chủ tịch nước do hai người nắm giữ (trước đây ông Hồ Chí Minh đã từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, nhưng lúc đó ông là chủ tịch đảng). Theo Nikkei Asian Review ngày 02/10, những người ủng hộ việc tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước lập luận rằng làm như vậy sẽ tránh những rối rắm về ngoại giao và giúp cắt giảm chi phí của Nhà nước. Nhưng những người chống thì cho rằng một người mà kiêm nhiệm hai chức vụ này sẽ nắm quá nhiều quyền lực trong tay.

Kể từ khi tái đắc cử tổng bí thư đảng năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngừng củng cố vị thế trong và ngoài nước. Trong chuyến viếng thăm Pháp năm nay, ông đã hội kiến tổng thống Emmanuel Macron, như là với tư cách một vị nguyên thủ quốc gia.

Bản tin RFA ghi n hận rằng Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 74 tuổi, là một viên chức Đảng thuần túy, với những bằng cấp về chính trị. Ông đã từng giữ chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội trước khi làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản tin VOA ghi nhận rằng theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ý kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.

“Tôi thấy chưa có trưng cầu dân ý thì chưa thể nói là lòng dân như thế nào cả,” Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết và nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội.”


Theo quan sát của VOA, có những bình luận của độc giả trên các trang báo mạng trong nước ủng hộ việc ông Trọng kiêm chức chủ tịch nước.

Một bạn đọc của Dân Trí có tên Nguyễn Huy Hoàng viết: “Nếu kỳ họp Quốc hội lần này thống nhất bầu tổng bí thư đảm nhiệm luôn vai trò chủ tịch nước, chắc chắn nhân dân ta sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ tư tưởng, đạo đức và cái tâm, cái tầm của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Nhà báo Tạo cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ chiến dịch “đốt lò” – tức cuộc chiến chống tham nhũng – của ông Trọng nên vị Tổng bí thư này đã gây được cảm tình đối với họ khi đưa những đảng viên ‘có cỡ’ như cựu Ủy viên TƯ Đảng Đinh La Thăng ra tòa xử.

“Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý.” Ông Tạo, cũng là một cựu binh, gọi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng là “chống tham nhũng có định hướng.”

Bản tin BBC ghi rằng theo nhận định của TS Phạm Quý Thọ từ Hà Nội bình luận:

"Người dân suy nghĩ đơn giản rằng họ đóng thuế để nuôi bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tham nhũng và 'hành là chính', như hiện nay, thì cần cắt giảm đi để họ bớt khổ, để có hy vọng cơ hội làm ăn. Sức nóng này khiến tạo nên các bình luận rằng đây là 'thời cơ' để gộp hai chức danh cao nhất, sau đó là đến các ban, bệ ở trung ương và bộ máy chính quyền địa phương."

BBC ghi rằng từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, một nhà vận động cho dân chủ nhân quyền của Việt Nam nêu quan điểm:

"Việc hợp nhất hai chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước không đồng nghĩa với việc hợp nhất hai hệ thống đảng và chính quyền, nên không giải quyết được vấn đề chồng chéo và chồng lấn giữa đảng và nhà nước.

"Vấn đề gây tốn kém cho ngân sách và kém hiệu quả hệ thống nhà nước là bởi hệ thống đảng lấn áp và chồng lên chính quyền các cấp. Vì thế Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hợp nhất vào một nhân vật chỉ mang tính tượng trưng mà không giải quyết phần gốc rễ của vấn đề thể chế."

Hôm 02/10, trong một bình luận thêm với BBC, Luật sư Định viết tiếp:

"Thật ra đó không phải là cải cách thể chế gì cả, mà chỉ là 'thâu tóm quyền hành cá nhân'. Do vậy, ảnh hưởng của "nhất thể hoá" theo cách đó không có ý nghĩa cho đất nước.

"Tam quyền phân lập mới là điều cần thiết cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, nếu chuyển 'độc tài đảng trị' sang 'độc tài cá nhân thì cơ hội 'xoá bỏ độc tài chính trị' sẽ dễ dàng hơn cho phong trào dân chủ," ông Lê Công Định nêu quan điểm cá nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo CNN, một người đàn ông Đức 63 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng hiếm thấy, sau khi được chú chó của mình “liếm yêu”.
NEW YORK (VB) -- Diễn hành mừng Lễ Tạ Ơn do Macy's thực hiện đã tổ chức hôm Thứ Năm 28/11/2019 tại New York, bất kể quan ngại thời tiết
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Bộ trưỏng hải quân Richard Spencer bị ép từ chức khi định cưỡng lại lệnh khoan hồng của TT Trump dành cho 1 trung đội trưởng SEAL, là đơn vị ưu tú của hải quân
ĐS Hoa Kỳ tại tổ chức Liên Âu bị 3 phụ nữ tố cáo tấn công tình dục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.