Hôm nay,  

Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước

04/10/201800:00:00(Xem: 2307)
HANOI -- Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nước... và có vẻ như việc nhất thể hóa, gom 2 chức vụ làm một ở tầng cao nhất, sẽ trở thành một định chế mới.

Bản tin RFI kể rằng, theo tin từ báo chí trong nước, chiều Thứ Tư 03/10/2018, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa thông báo là Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương với tỷ lệ phiếu thuận 100% đã quyết định «giới thiệu» tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng để Quốc Hội Việt Nam bầu vào chức chủ tịch nước.

Quốc Hội Việt Nam sẽ chính thức bầu chủ tịch nước mới thay thế ông Trần Đại Quang trong kỳ họp tới, sẽ khai mạc ngày 22/10. Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã được phân công giữ quyền chủ tịch nước cho đến khi Quốc Hội bầu ra chủ tịch nước mới. Nhưng trong thời gian qua đã có nhiều lời đồn đoán về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chủ tịch nước, chức vụ lãnh đạo quan trọng hàng thứ hai ở Việt Nam.

Khác với Trung Quốc, cho tới nay chức tổng bí thư đảng và chức chủ tịch nước do hai người nắm giữ (trước đây ông Hồ Chí Minh đã từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, nhưng lúc đó ông là chủ tịch đảng). Theo Nikkei Asian Review ngày 02/10, những người ủng hộ việc tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước lập luận rằng làm như vậy sẽ tránh những rối rắm về ngoại giao và giúp cắt giảm chi phí của Nhà nước. Nhưng những người chống thì cho rằng một người mà kiêm nhiệm hai chức vụ này sẽ nắm quá nhiều quyền lực trong tay.

Kể từ khi tái đắc cử tổng bí thư đảng năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngừng củng cố vị thế trong và ngoài nước. Trong chuyến viếng thăm Pháp năm nay, ông đã hội kiến tổng thống Emmanuel Macron, như là với tư cách một vị nguyên thủ quốc gia.

Bản tin RFA ghi n hận rằng Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 74 tuổi, là một viên chức Đảng thuần túy, với những bằng cấp về chính trị. Ông đã từng giữ chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội trước khi làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bản tin VOA ghi nhận rằng theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ý kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.

“Tôi thấy chưa có trưng cầu dân ý thì chưa thể nói là lòng dân như thế nào cả,” Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết và nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội.”


Theo quan sát của VOA, có những bình luận của độc giả trên các trang báo mạng trong nước ủng hộ việc ông Trọng kiêm chức chủ tịch nước.

Một bạn đọc của Dân Trí có tên Nguyễn Huy Hoàng viết: “Nếu kỳ họp Quốc hội lần này thống nhất bầu tổng bí thư đảm nhiệm luôn vai trò chủ tịch nước, chắc chắn nhân dân ta sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ tư tưởng, đạo đức và cái tâm, cái tầm của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Nhà báo Tạo cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ chiến dịch “đốt lò” – tức cuộc chiến chống tham nhũng – của ông Trọng nên vị Tổng bí thư này đã gây được cảm tình đối với họ khi đưa những đảng viên ‘có cỡ’ như cựu Ủy viên TƯ Đảng Đinh La Thăng ra tòa xử.

“Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý.” Ông Tạo, cũng là một cựu binh, gọi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng là “chống tham nhũng có định hướng.”

Bản tin BBC ghi rằng theo nhận định của TS Phạm Quý Thọ từ Hà Nội bình luận:

"Người dân suy nghĩ đơn giản rằng họ đóng thuế để nuôi bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tham nhũng và 'hành là chính', như hiện nay, thì cần cắt giảm đi để họ bớt khổ, để có hy vọng cơ hội làm ăn. Sức nóng này khiến tạo nên các bình luận rằng đây là 'thời cơ' để gộp hai chức danh cao nhất, sau đó là đến các ban, bệ ở trung ương và bộ máy chính quyền địa phương."

BBC ghi rằng từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, một nhà vận động cho dân chủ nhân quyền của Việt Nam nêu quan điểm:

"Việc hợp nhất hai chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước không đồng nghĩa với việc hợp nhất hai hệ thống đảng và chính quyền, nên không giải quyết được vấn đề chồng chéo và chồng lấn giữa đảng và nhà nước.

"Vấn đề gây tốn kém cho ngân sách và kém hiệu quả hệ thống nhà nước là bởi hệ thống đảng lấn áp và chồng lên chính quyền các cấp. Vì thế Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hợp nhất vào một nhân vật chỉ mang tính tượng trưng mà không giải quyết phần gốc rễ của vấn đề thể chế."

Hôm 02/10, trong một bình luận thêm với BBC, Luật sư Định viết tiếp:

"Thật ra đó không phải là cải cách thể chế gì cả, mà chỉ là 'thâu tóm quyền hành cá nhân'. Do vậy, ảnh hưởng của "nhất thể hoá" theo cách đó không có ý nghĩa cho đất nước.

"Tam quyền phân lập mới là điều cần thiết cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, nếu chuyển 'độc tài đảng trị' sang 'độc tài cá nhân thì cơ hội 'xoá bỏ độc tài chính trị' sẽ dễ dàng hơn cho phong trào dân chủ," ông Lê Công Định nêu quan điểm cá nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.