Hôm nay,  

Biển Đông Thêm Sôi Động

3/24/201800:00:00(View: 4580)
Vi Anh
 

Nhiều lý do cho thấy những tháng ngày sắp tới, Mỹ và các nước trong vùng Á châu Thái Bình dương sẽ dấn thân hoạt động mạnh hơn trong công cuộc chống TC bành trướng, xâm lấn, chiếm cứ, quân sự hoá biển, đảo trong vùng này.

Mỹ xông tới, làm mạnh hơn ở Biển Đông sau khi Ngoại Trưởng Tillerson bị ngưng chức vốn là nhân vật ít chủ động và nhiều thận trọng hơn ông Pompeo, người thay thế Ô. Tillerson. Tân ngoại trưởng Pompeo thân cận, cùng quan điểm với TT Trump sẽ  dấn thân mạnh vào Biển Đông. Mỹ không tham vọng đất đai nhưng Mỹ quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực rộng 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông, vốn là quyền lợi Mỹ coi là cốt lõi như quyền lợi quốc gia của Mỹ. Ngay trong năm đầu của nhiệm kỳ TT Trump, hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện hơn một chục chuyến hải hành đi ngang và tuần tra vào bên trong vùng 12 hải lý các đảo và bãi đá TC đã chiếm và quân sự hoá. Và lần đầu tiên Mỹ cho hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đi ngang qua Biển Đông tới thăm Việt Nam hồi đầu tháng 3 này. Những hành động cứng rắn ấy ở Biển Đông là do bộ Quốc Phòng lãnh đạo chỉ huy, chớ không phải do Bộ Ngoại Giao của Ô Tillerson. Hầu hết những vấn đề ngoại giao cốt lõi, cấp bách thời Ngoại Trưởng Tillerson Ông ấy đưa qua Toà Bạch Ốc vì Bộ Ngoại Giao thiếu người và ngân sách bị cắt giảm nhiều.

Ngoại trưởng mới được chỉ định là ông Mike Pompeo, đang nắm chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA, sẽ lên đảm nhiệm chức vụ mới với nhiều kinh nghiệm về ngoại giao, tình báo quốc ngoại hơn người tiền nhiệm. Ông Pompeo trước đây là sĩ quan thủ khoa của West Point rồi dân biểu thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ.

Chắc chắn Ô. Pompeo có “kiến thức cụ thể” và nhiều mối liên hệ trong giới tình báo chính trị. Ô rất thân cận và cùng quan điểm “diều hâu” về chính sách đối ngoại với TT Trump. Ông ắt chú trọng vấn đề TQ và Biển Đông trong đường lối ngoại giao. Ngoại Trưởng Pompeo có thể sẽ tiếp cận được nhiều hơn và có ảnh hưởng nhiều hơn tới quan điểm của ông Trump.

Đối ngoại vùng Đông Nam Á, Nam dương (Indonesia) một nước đông dân Hồi giáo nhứt thế giới lần đầu tiên vận động các nước ASEAN tuần tra ở Biển Đông. Ngày 16/03 trước cuộc họp thượng đỉnh Úc – ASEAN khai mạc ngày 17/03,  Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố với các phóng viên tại Sydney, cho biết «Về Biển Đông, tôi đã đi một vòng gặp các đồng nhiệm ASEAN để đề nghị là toàn bộ những nước ở khu vực Biển Đông tiến hành tuần tra trong phạm vi 200 hải lý.» Riêng đối với Indonesia, nước này sẽ tập trung tuần tra ở ba khu vực: Biển Sulu, Eo biển Malacca và vùng biển chung quanh các bờ biển của Thái Lan.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nam dương thông báo như trên trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia với hai đồng nhiệm Úc Julie Bishop và Marise Payne.

Indonesia không phải là một quốc gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng có căng thẳng với Trung Quốc trên vấn đề quyền đánh cá ở khu vực quần đảo Natuna và đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở đây. Đồng thời Jakarta đã đặt tên mới cho khu vực phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của mình, để khẳng định chủ quyền của Indonesia.

Về phần nước Úc, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng Canberra vẫn ủng hộ các hoạt động của hải quân Mỹ nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở vùng này. Úc hiện chưa có kế hoạch tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ tại đây. Nhưng Úc từ lâu đã cho Mỹ sử dụng căn cứ Darwin, Mỹ hiện có một trung đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ trú đóng, ngó thẳng ra Biển Đông.

Đặc biệt nhơn cuộc họp ASEAN ở Úc, hôm 15/3, tại Canberra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của VNCS đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Hai Thủ tướng đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam và Australia. Úc là đồng minh cùng văn minh,  thân cận, bền bĩ của Mỹ ở Á châu Thái binh dương. Úc cũng là thành viên cốt lõi của liên minh Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn thể hiện chiến lược Ấn độ Thái bình dương  Tự do Mở rộng, mở rộng vòng bao vây TC.

Nếu Mỹ và các nước Đông Nam Á đang tăng cường dấn thân nhập cuộc và tuần tra chung vùng Biển Đông trên không gian thực, thì trên không gian ảo TC cho tin tặc xâm nhập các công ty quốc phòng Mỹ liên hệ với Biển Đông.

Tin RFI của Pháp ngày 16 tháng 3, 2018 trích dẫn tin Reuters, loan tải “FireEye, công ty an ninh điện tóan Mỹ hôm nay 16/03/2018 thông báo «Nhiều xí nghiệp trong lãnh vực kỹ thuật phòng thủ có liên quan đến Biển Đông, nhất là của Mỹ, đang bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong thời gian gần đây».

«Mục đích của nhóm tin tặc Trung Quốc có bí danh là TEMP Periscop dường như là tìm thông tin có lợi cho chính phủ Trung Quốc. Họ tấn công vào các công ty công nghiệp hàng hải Mỹ hoạt động tại Biển Đông hoặc cung cấp dịch vụ cho đối tác hoạt động trong khu vực này».

 “Công ty bảo vệ an ninh mạng FireEye (Mắt lửa) ở Los Angeles, được báo chí Hồng Kông đăng tải, nhóm tin tặc Trung Quốc tìm kiếm những dữ kiện có giá trị chiến lược phục vụ mục tiêu tình báo quốc gia như là tầm ra-đa hay làm thế nào để một hệ thống dò tìm có thể phát hiện ra một hoạt động trên biển.”

“Sở dĩ Mỹ và các nước Á châu Thái bình dương, nhứt là các nước ở Đông Nam Á  rất  lo ngại TC. Báo Pháp Le Figaro có bài viết đáng chú ý: «Hoàng đế đỏ» làm dấy lên «vòng cung lo âu» khắp châu Á.

Thế cho nên tin cho biết Mỹ, Nhựt, Úc, Ấn đang kết hợp mở cửa Biển Đông cho quốc tế sử dụng, bất chấp sự kiểm soát ngày càng tăng của TC. Liên minh này do Mỹ  thúc đẩy và chủ động. Mục đích là muốn giữ khu vực biển giàu tài nguyên, rộng 3,5 triệu cây số vuông, với con đường hàng hải huyết mạch của thế giới được mở rộng, ổn định, thông suốt. Liên minh này có thể đưa ra các tuyên bố cứng rắn đối với TC và giúp cho các đối thủ hàng hải của TC. Liên minh cũng tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung gần trong vùng Biển Đông TC tranh chấp của các nước và dọc theo con đường hàng hải huyết mạch TC muốn khống chế.

Mỹ và các nước trong liên minh chống TC kiên trì lôi kéo VN gần Mỹ. Thủ Tương Úc và Thủ Tướng VNCS đã ký hiệp ước phát triễn đối tác chiến lược. Úc là đồng minh chung thuỷ lâu đời với Mỹ, mà Úc đã ký phát triễn chiến lược thì coi như VNCS hầu như cung đi với liên minh của Mỹ rồi. Mỹ là đầu tàu của liên minh. Mỹ đã cho hàng không mẩu hạm vào Đà nẵng viếng VN. Và có tin sau Hàng Không Mẫu Hàm Carl Vinson viếng VN, Tư Linh Hạm đội 7 đang dàn xếp cho cho tàu lặn nguyên tử vào viếng VN./.(VA)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.