Hôm nay,  

Gìn Vàng Giữ Ngọc!

14/06/200400:00:00(Xem: 4901)
HIỆP HỘI TRUYỀN THÔNG!

Trong thời gian gần đây, qua VTV4, Nghị Quyết 36, "Vùng Trời Bình Yên",... cộng đồng người Việt tự do tại Úc đều nhận thức được rõ ràng hơn những âm mưu nham hiểm, cùng các kế hoạch đánh phá cộng đồng của cộng sản Việt Nam. Từ lẽ đó, những người có tâm huyết trong BCHCĐ liên bang, tiểu bang, cũng như trong các cơ quan truyền thông Việt ngữ, đều nhận thấy nhu cầu thành lập một hiệp hội truyền thông để cùng đoàn kết và thống nhất theo đuổi 2 mục tiêu then chốt, như lời Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch BCHCĐ NVTDLB/UC, đã nói: 1. Chống lại mọi hình thức tuyên truyền, văn hoá vận của cộng sản; tảy chay không quảng cáo văn nghệ, văn công, cải lương do CS giật dây, cũng như những quảng cáo của các công ty của nhà nước CS, trong đó có Hàng Không Việt Nam. 2. Tích cực và thường xuyên đi sát các sinh hoạt của cộng đồng, để xây dựng cộng đồng vững mạnh, ngỏ hầu bảo vệ chính nghĩa của người Việt tỵ nạn cộng sản, và góp phần trong công cuộc đấu giành tự do dân chủ tại quê nhà.
Để bảo đảm sinh hoạt của một hiệp hội truyền thông được tự do dân chủ, đồng thời thực hiện được 2 mục tiêu, bắt buộc các thành viên trong hiệp hội phải có trách nhiệm soạn thảo và thông qua một bản hiến chương (constitution) có những điều khoản thể hiện minh bạch 2 mục tiêu then chốt trên. Ngoài ra, trong bản hiến chương cũng cần phải có những điều khoản ràng buộc, để: 1. Khi tiếp nhận hội viên mới, hội viên đó phải có lập trường quan điểm phù hợp 2 mục tiêu trên; 2. Bảo đảm mọi quyết định, một khi thông qua với đa số dân chủ, không bao giờ đi ngược lại 2 mục tiêu trên. Trong trường hợp đi ngược lại 2 mục tiêu then chốt trên, cho dù có được thông qua với đa số, quyết định đó cũng sẽ vô hiệu vì vi hiến.
Đồng ý, việc thành lập một hội đoàn, đoàn thể, hay một hiệp hội quy tụ những người cùng nghề nghiệp, cùng hoàn cảnh, hay cùng sở nguyện hoài bão... là để giúp đỡ nhau nâng cao tay nghề, an ủi nhau những khi hoạn nạn, hoặc tạo điều kiện để cùng đạt được những phúc lợi chung. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay của cộng đồng người Việt tại Úc, cụ thể, sau chiến thắng VTV 4, và sau khi CS công bố Nghị Quyết 36, cùng chiến dịch CS đưa văn công ra hải ngoại tuyên truyền, chúng ta phải đồng ý, mọi ước nguyện, toan tính thành lập hiệp hội truyền thông của người Viêät tự do tại Úc, đều phải nhằm 2 mục tiêu then chốt trên.
Hiện tại, CSVN với tiềm năng kinh tế, tài chánh, cùng khả năng phung phí tài nguyên quốc gia cho ngoại bang, cộng với tư thế ngoại giao trên chính trường quốc tế, chúng dễ dàng thâm nhập vô các công ty của chính phủ cũng như tư nhân tại Úc, để rồi qua đó, chúng lũng đoạn một số công ty quảng cáo, gây những ảnh hưởng bất lợi cho các cơ quan truyền thông có lập trường đấu tranh chống CS.
Bằng tiền bạc bỏ ra đầu tư, hoặc bảo trợ các sinh hoạt thiện nguyện bất vụ lợi, CSVN dần dần tạo uy tín qua các cơ quan công và tư của Úc. Từ chỗ dựa chắc chắn đó, CS sẽ tìm cách dùng tiền quảng cáo, dùng tiền bảo trợ trá hình để khuynh đảo các hiệp hội truyền thông. Khi đó, nếu hiệp hội truyền thông nào không có những điều khoản then chốt thể hiện minh bạch 2 mục tiêu nêu trên, hiệp hội đó sẽ dễ bị CS thâm nhập và khuynh đảo.
Hy vọng, quý vị lãnh đạo cộng đồng liên bang, tiểu bang, quý vị chủ nhiệm, chủ bút có tâm huyết, có lập trường, cùng quan tâm để những hiệp hội truyền thông của người Việt tự do tại Úc xứng đáng là cơ cấu đại diện cho ước nguyện của người Việt tỵ nạn CS.

THE IRAQ & VN WARS

Được biết, ngày Thứ Bảy, 31-7 sắp tới, tại Đại Học Sydney có một buổi hội thảo về những điểm đồng & dị giữa chiến tranh Iraq và chiến tranh Việt Nam (The Iraq & Vietnam Wars: Differences and Similarities). Buổi hội thảo do viện GAPRI (The Griffith Asia Pacific Research Institute) và Cộng Đồng NVTD Liên Bang UC tổ chức. Ngoài ra, CĐNVTDLB/UC và đài SBS Radio cũng là hai cơ quan bảo trợ cho buổi hội thảo.


Buổi hội thảo quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng Úc, Việt, trình bầy về 5 đề tài chính: 1. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam 2. Mỹ và Úc trong chiến tranh Việt Nam 3. Chiến tranh Việt Nam và truyền thông 4. Nguyên nhân, và hiện trạng của chiến tranh Iraq. 5. Hậu quả của cuộc chiến tranh Iraq trong hiện tại và tương lai.

Nhìn vào nội dung và thành phần diễn giả của buổi hội thảo, ai cũng phải công nhận, đây là một buổi hội thảo quan trọng, có tầm cỡ quốc gia và khá tốn kém. Chỉ riêng sự hiện diện của thành phần diễn giả gồm toàn giáo sư, tiến sĩ, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích từ Hoa Kỳ, cũng đủ thấy sự tốn kém lên đến cả chục ngàn đô la. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là, ban tổ chức (CĐNVTDLB/UC & GAPRI) đã nhằm mục gì khi tổ chức một buổi hội thảo tốn kém như vậy" Đối tượng của buổi hội thảo này là ai, khi người tham dự phải trả lệ phí $80"
Ban tổ chức buổi hội thảo cho biết, buổi hội thảo nhằm mục đích: Tìm hiểu và rút tỉa kinh nghiệm từ những đồng và dị giữa hai cuộc chiến tranh (To explore and learn from differences and similarities between the two wars). Nhưng nếu căn cứ vào kết quả của cuộc chiến tranh Việt Nam cách đây ngót 30 năm, và những gì đang xảy ra tại Iraq, chúng ta liệu có hy vọng, những diễn giả của buổi hội thảo sẽ nhìn thấy những điểm tích cực, đáng ca ngợi, cùng lý tưởng cao cả của cuộc chiến tranh Việt Nam, và tội ác man rợ của CS hay không"
Kinh nghiệm suốt nửa thế kỷ qua đã cho người Việt yêu tự do chúng ta thấy rõ, đại đa số giới khoa bảng ngoại quốc đều thiếu khách quan, thiếu trung thực, và thiếu hiểu biết khi tìm hiểu và đánh giá về cuộc chiến tranh Việt Nam. Phần do quyền lợi, phần do ảnh hưởng tư tưởng phản chiến, phần không trực tiếp tham gia cuộc chiến,... giới khoa bảng ngoại quốc dễ có cái nhìn thiên lệch về cuộc chiến tranh chống xâm lặng của chúng ta. Thêm vào đó, vì Mỹ là một siêu cường kinh tế, quân sự, nên khuynh hướng bài Mỹ, ghét Mỹ, đã trở thành một khuynh hướng thời thượng, ái quốc giả hình trong hàng ngũ trí thức khoa bảng các quốc gia Âu, Úc.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi CS Việt Nam đang dùng tiền của, tài nguyên phong phú của quốc gia cùng hàng chục triệu nhân công rẻ mạt của đất nước làm miếng mồi chiêu dụ trí thức, tư bản ngoại quốc, thì chắc chắn, thái độ khách quan, trung thực của thành phần trí thức, khoa bảng ngoại quốc khó có thể không bị ảnh hưởng, hay bị lèo lái.
Theo dõi truyền thông báo chí của ngoại quốc trong thời gian mấy tháng gần đây, ta thấy sự khốc liệt tàn nhẫn của cuộc chiến tranh Việt Nam, cùng sự thất bại của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn làn sóng đỏ cách đây 30 năm đã và đang được khai thác tối đa để so sánh với sự tham chiến của Mỹ tại Iraq hiện nay.
Trong bối cảnh đó, chúng ta khó có hy vọng, nghe được những ý kiến chân chính, những nhận xét sâu sắc, trung thực về cuộc chiến tranh Việt Nam, phù hợp với lý tưởng và chính nghĩa của người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta.
Đồng ý, khi tổ chức buổi hội thảo, BCHCĐNVTDLB/UC đã tha thiết có ý muốn tạo một diễn đàn có uy tín, khiến dư luận trí thức, khoa bảng và chính giới Úc có cơ hội hiểu rõ hơn những hy sinh thiêng liêng của quân dân Miền Nam trong cuộc chiến tranh chống CS xâm lăng; cùng những đóng góp cao quý của Mỹ, Úc,... đã giúp dân tộc Việt Nam bảo vệ được tiền đồn của thế giới tự do trong suốt 20 năm trời.
Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận của các diễn gỉa, thái độ bài Mỹ và tư tưởng phản chiến triền miên trong tư tưởng của trí thức khoa bảng Âu, Úc suốt nửa thế kỷ qua, cùng kết quả của chiến tranh Việt Nam và những gì đang diễn ra tại Iraq, e rằng, kết quả của buổi hội thảo sẽ không được như sự kỳ vọng của chúng ta.
Thêm vào đó, hiện tại cộng đồng chúng ta có quá nhiều việc cần thiết phải làm. Trong đó, việc tổ chức những buổi hội thảo quy tụ giới trí thức khoa bảng ngoại quốc am tường những tội ác CS, những hành động CS vi phạm nhân quyền, CS đàn áp tôn giáo, CS xuất cảng lao động, nô lệ tình dục... luôn luôn hợp tình, hợp lý hơn và kết quả chắc chắn phù hợp với sự kỳ vọng của ban tổ chức hơn, so với một buổi hội thảo về chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.