Hôm nay,  

Time: Dân Chủ Hóa Toàn Cầu Đạt Kết Quả Sơ Khởi Tốt

6/12/200500:00:00(View: 5826)
Tạp chí Time cho biết chánh sách dân chủ hóa toàn cầu của TT Bush trong nhiệm kỳ hai, sơ kết 4 tháng coi mòi có ảnh hưởng tốt.
Walter Russell Mead chuyên viên hàng đầu của Hội Đồng Chánh sách Đối ngoại phân tích thấy nhiều người và nước ngoài đã bắt đầu thấy Mỹ đang trên đường thay đổi chánh sách ngoại giao. Trung Đông đã thấy đó là một sáng kiến mạnh của Mỹ.
Thủ Tướng Ai Cập Ô. Ahmed Nazief đã cảm nhận sâu sắc điều đó trong một chuyến công Mỹ du 7 ngày. Ai cập là một nước có nhiều ảnh hưởng đối với vùng Trung Đông.
Còn TT Bush và phu nhân liên tiếp vừa phê bình vừa khuyến khích Ai Cập cải thiện chế độ.
Hình ảnh không đẹp của Mỹ do Chiến Tranh Afghanistan và Iraq cũng bớt lại dưới cái nhìn của dân chúng hai nước ấy. Còn ở nước nhà cái nhìn bi quan của công chức đối với chiến tranh cũng bớt bi quan hơn sau những sáng kiến và thành quả ban đầu của chánh sách thân dân chủ của TT Bush..
Những nhà suy tư và dự thảo chánh sách trong chánh quyền tam lập Mỹ bớt bi quan hơn và dành nhiều thì giờ cho chương trình dân chủ hóa thế giới. Tại Bộ ngoại Giao Mỹ, chuyên viên hàng đầu là Ô. Krasner nói bây giờ 75% thì giờ của Ông là dành cho kế hoạch dân chủ hóa.

Ông là một đồng nghiệp thân cận của Bà Ngoại Trưởng Condi Rice ở ĐH Stanford.
Con gái của Phó TT Cheney được chỉ định phụ trách chương trình dân chủ hóa Trung Đông, là một người trẻ nhiều sáng kiến. Bộ ngoại Giao thành lập một cơ quan mới điều hợp và báo cáo cho Ngoại Trưởng chuyên về chương trình dân chủ hóa..
Usaid từng mang tiếng tốn mà không hiệu quả chánh trị ở Ai Cập cũng đổi mới đi sát với chính sách dân chủ hóa hơn.
Các tòa đại sứ Mỹ, văn phòng tùy viên chánh tri. được chỉ thị phải hoạt động sâu sát hơn với chánh quyền nơi mình làm việc.
TT Bush cũng như Bà Rice đi bất cứ nước nào, hội nghị nào cũng đạt vấn đề dân chủ hóa, một cách thẳng thắn, không cả nể, không ngoại giao như xưa. Thí dụ điển hình là chuyến đi Nga, Ông sẵn sàng và không vị nể TT Putin đến thăm các nước mà Nga không muốn nhắc đến. Bà Rice chú mục vào nước Belaru, nơi mà Âu Châu gọi là nước độc tài cuối cùng của Âu châu.
Các nhà phân tích chánh trị cho rằng việc đổi chánh sách thân dân chủ trong ngoại giao có lợi lâu dài vì một đồng minh là chế độ dân chủ sẽ lâu bền với Mỹ hơn một nước độc tài.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một trong những lời tôi được học và đã nhập tâm ngay từ lần đầu nghe tới là Thâm Tín Nhân Quả, nghĩa là Phải Tin Sâu Vào Nhân Quả. Hình như luôn luôn có cái gì đáng sợ trong cuộc đời mà tôi lúc nào cũng cảm nhận được. Không phải là những điều cụ thể như sợ thất bại trong đời, mà là một nỗi lo mơ hồ không rời,
Nơi tôi ngồi, bên kia khung kính là biển. Cát chạy dài, nước liếm từng lượn nhỏ xuống và lên. Cầu tàu đi từng nhịp khẳng khiu. Dăm người đi tới lui dưới ánh đèn vàng tỏa trên vai cầu. Tôi nhìn. Sóng vỗ sủi tăm. Phía trong, người ca sĩ Mỹ đứng nhịp chân hát; mặt nàng thật tươi. Người nhạc
Tôi cầm thư Hòa, và thật chậm, rọc mép thư, đọc từng dòng chữ một. Nhiều năm rồi, tôi mới được thư anh. Hàng tem in ở góc với con số hơn tám ngàn đồng Việt Nam , tôi biết đây là một hy sinh lớn; anh không nhiều tiền. Anh thuộc loại người xông xáo làm đủ mọi chuyện để kiếm sống và nuôi gia đình, nhưng định mệnh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.