Hôm nay,  

Time: Dân Chủ Hóa Toàn Cầu Đạt Kết Quả Sơ Khởi Tốt

12/06/200500:00:00(Xem: 5827)
Tạp chí Time cho biết chánh sách dân chủ hóa toàn cầu của TT Bush trong nhiệm kỳ hai, sơ kết 4 tháng coi mòi có ảnh hưởng tốt.
Walter Russell Mead chuyên viên hàng đầu của Hội Đồng Chánh sách Đối ngoại phân tích thấy nhiều người và nước ngoài đã bắt đầu thấy Mỹ đang trên đường thay đổi chánh sách ngoại giao. Trung Đông đã thấy đó là một sáng kiến mạnh của Mỹ.
Thủ Tướng Ai Cập Ô. Ahmed Nazief đã cảm nhận sâu sắc điều đó trong một chuyến công Mỹ du 7 ngày. Ai cập là một nước có nhiều ảnh hưởng đối với vùng Trung Đông.
Còn TT Bush và phu nhân liên tiếp vừa phê bình vừa khuyến khích Ai Cập cải thiện chế độ.
Hình ảnh không đẹp của Mỹ do Chiến Tranh Afghanistan và Iraq cũng bớt lại dưới cái nhìn của dân chúng hai nước ấy. Còn ở nước nhà cái nhìn bi quan của công chức đối với chiến tranh cũng bớt bi quan hơn sau những sáng kiến và thành quả ban đầu của chánh sách thân dân chủ của TT Bush..
Những nhà suy tư và dự thảo chánh sách trong chánh quyền tam lập Mỹ bớt bi quan hơn và dành nhiều thì giờ cho chương trình dân chủ hóa thế giới. Tại Bộ ngoại Giao Mỹ, chuyên viên hàng đầu là Ô. Krasner nói bây giờ 75% thì giờ của Ông là dành cho kế hoạch dân chủ hóa.

Ông là một đồng nghiệp thân cận của Bà Ngoại Trưởng Condi Rice ở ĐH Stanford.
Con gái của Phó TT Cheney được chỉ định phụ trách chương trình dân chủ hóa Trung Đông, là một người trẻ nhiều sáng kiến. Bộ ngoại Giao thành lập một cơ quan mới điều hợp và báo cáo cho Ngoại Trưởng chuyên về chương trình dân chủ hóa..
Usaid từng mang tiếng tốn mà không hiệu quả chánh trị ở Ai Cập cũng đổi mới đi sát với chính sách dân chủ hóa hơn.
Các tòa đại sứ Mỹ, văn phòng tùy viên chánh tri. được chỉ thị phải hoạt động sâu sát hơn với chánh quyền nơi mình làm việc.
TT Bush cũng như Bà Rice đi bất cứ nước nào, hội nghị nào cũng đạt vấn đề dân chủ hóa, một cách thẳng thắn, không cả nể, không ngoại giao như xưa. Thí dụ điển hình là chuyến đi Nga, Ông sẵn sàng và không vị nể TT Putin đến thăm các nước mà Nga không muốn nhắc đến. Bà Rice chú mục vào nước Belaru, nơi mà Âu Châu gọi là nước độc tài cuối cùng của Âu châu.
Các nhà phân tích chánh trị cho rằng việc đổi chánh sách thân dân chủ trong ngoại giao có lợi lâu dài vì một đồng minh là chế độ dân chủ sẽ lâu bền với Mỹ hơn một nước độc tài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phải nhiều tháng sau, tôi mới biết cô nàng bị bệnh ung thư. Gần như là không ý thức, tôi từng nhìn những dãy chai thuốc đủ nhãn hiệu, thuốc viên, thuốc nước, thuốc bột trong ngăn tủ phòng nàng và hoàn toàn không thắc mắc hay có ý niệm gì về sự có mặt của chúng. Cũng thường thôi, có nhiều người vẫn thích
Hắn đẩy cửa, bước ra đường. Tiếng nhạc đuổi theo sau lưng, nhỏ dần và im hẳn. Biển Long Beach trước mặt, trải dài, đen thẳm trong bóng đêm, gợn lên những đợt sóng trắng ven bờ, rì rào, chầm chậm, kiên nhẫn. Hắn ngồi lên kè đá, nhìn ra xa. Những điểm sáng trên biển như các vùng sao tụ hội. Tàu bè có vẻ hơi nhiều
Tôi ngủ quên lúc nào không hay, khi tỉnh dậy trời chưa sáng hẳn. Tôi ra đón chuyến xe lam sớm để lên quân trường. Tôi bị phạt chạy suốt buổi sáng hôm đó, cũng may không có hình phạt dã chiến cho sinh viên. Mồ hôi nhễ nhại, tay ôm súng, chân chạy không thôi nhưng lòng tràn ngập niềm vui. Hình ảnh Mai vẫn hiện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.