Hôm nay,  

Biển Đông: Phi Nguyên Tử

9/21/201700:03:00(View: 4676)

Phi Nguyên Tử
Trần Khải

Có thể gỡ ngòi nguyên tử được hay không, trong lúc thế giới đang ngồi trên lò vũ khí nguyên tử?

Trong khi thế giới bước dần tới ước mơ gỡ ngòi nguyên tử, Thái Lan nghĩ ra độc chiêu hải hành mới: làm kênh Kra Canal để gỡ tình hình đông đúc hải hành qua eo biển Strait of Malacca -- cũng là một biến chuyển có thể ảnh hưởng tới kinh tế khu vực Biển Đông.

Bản tin từ Liên Hiệp Quốc cho biết 50 quốc gia hôm Thứ Tư 20/9/2017 đã ký hiệp ước cấm vũ khí nguyên tử, một quyết định được rất nhiều nước ca ngợi, nhưng không làm hài lòng các cường quốc nguyên tử.

Beatrice Fihn, giám đốc điều hành của tổ chức International Campaign to Abolish Nuclear Weapons, nói khi buổi lễ ký hiệp ước bắt đầu:

“Quý vị là các quốc gia bày tỏ đaọ đức lãnh đạo trong một thế giới đang cần sự lãnh đaọ đạo đức như thế.”

Có 50 quốc gia ký vào hôm Thứ Tư, các quôc gia khác có thể ký sau. Đã ký và phê chuẩn đã có: Guyana, Thái Lan và Vatican.

Hiệp ước cần chữ ký 50 quôc gia phê chuẩn mới hiệu lực.

Nghĩa là, cấm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, mua hay dự trữ vũ khí bnguyên tử “trong mọi hoàn cảnh.”

Hiện nay trên thế giới có khoảng 15,000 vũ khí nguyên tử.

Trong khi đó, đông quá cỡ, làm một dự án được hấp lại: năm 2015, năm gần nhất có dữ kiện, khoảng 81,000 tàu đi ngang qua eo biển Malacca Straits, một trong các tuyến nhiều hải tặc.

Bây giờ, dự án có tên là kênh Kra Canal trong hội nghị hôm 11 tháng 9/2017 tại Bangkok được nêu lên như giải pháp mới: đào kênh naỳ nôi  Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương...

Sáng kiến naỳ nêu ra từ mấy thế kỷ trước: thoạt tiên là năm 1677, và rồi 10 lần nữa.

Đây cũng là cổ họng kinh tế Trung Quốc: 80% nguồn dầu thô cung cấp tới TQ là đi xuyên hành lang này tới các xưởng lọc dầu TQ.

Một diễn biến mới để suy nghĩ: bản tin VOA cho biết Singapore-Trung Quốc thắt chặt quan hệ.

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong tuần này cho thấy những nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ đã có những căng thẳng trong năm qua - cả về thời điểm chuyến thăm và số cuộc họp cấp cao.

VOA ghi lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định mối quan hệ giữa hai nước khi hoan nghênh ông Lý đến Bắc Kinh hôm 20/9, đỉnh cao của chuyến thăm kéo dài ba ngày mang nặng màu sắc chính trị cho cả hai bên. Ông Lý đã gặp bốn thành viên cao nhất của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản là ông Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trương Đức Giang, và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn.

Singapore dự kiến sẽ là nước đi đầu trong mối quan hệ của khu vực với Trung Quốc vào năm sau, khi đảo quốc nhỏ bé này giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Các hội nghị thượng đỉnh của khối đôi khi trở thành nền tảng để các nước bày tỏ bất bình với Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nỗ lực của Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông.

"Chúng tôi đánh giá cao nền tảng mà các thế hệ lãnh đạo trước đây của cả hai nước đã cung cấp và đồng ý tiếp tục thúc đẩy sự phát triển lành mạnh mối quan hệ của hai nước," ông Tập nói với ông Lý tại Đại Sảnh đường Nhân dân. "Chuyến thăm của ông lần này lại phản ánh hơn nữa sự đồng thuận về tình hữu nghị của hai nước chúng ta."


Đặc biệt, Lý Thủ Tướng khều Trump Tổng Thống.

Bản tin VOA ghi rằng Ông Lý dẫn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên và một chính quyền Mỹ mới "đang phát triển các chính sách đối với Châu Á" là hai trong số những lo ngại chung của hai nước. "Đó là tất cả những sự kiện ảnh hưởng đến các nước lớn và nhỏ, nhưng chúng không gây xáo động khả năng làm việc cùng nhau và hợp tác của chúng ta," ông nói.

Chuyến thăm này làm yên ắng những đồn đoán về mối quan hệ của ông Lý với Bắc Kinh sau khi các nhà chức trách Hong Kong chặn giữ một lô hàng chứa xe thiết giáp của Singapore trở về từ đợt diễn tập phân sự với Đài Loan, đối thủ của Trung Quốc.

Kim ngạch thương mại hai chiều của Singapore và Trung Quốc đạt 66 tỉ đôla vào năm ngoái - chiếm 13 phần trăm tổng kim ngạch thương mại của Singapore - và ông Lý rất sốt sắng tham gia sáng kiến thương mại và cơ sở hạ tầng toàn cầu mang tên “Vành đai và Con đường” của ông Tập.

Trong khi đó, TT Trump nhắc tới Việt Nam thế nào?

Bản tin khác của VOA ghi rằng dù ông Donald Trump không trực tiếp nhắc tới Việt Nam trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, bóng dáng Việt Nam vẫn hiển hiện trong các vấn đề tỷ phú Mỹ nêu lên, theo giới quan sát.

Tranh chấp ở Biển Đông, mà Việt Nam là một nước tuyên bố chủ quyền, đã được ông Trump nêu lên hôm 19/9, khi nói tới các nghĩa vụ “phải bảo vệ quốc gia, các quyền lợi và tương lai của chúng ta”.

“Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền từ Ukraine cho tới Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]”, ông Trump phát biểu, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới, tôn trọng văn hóa và sự giao tiếp hòa bình”.

Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng “chúng ta phải hợp tác và cùng nhau đối phó với những ai đe dọa chúng ta bằng sự hỗn loạn và khủng bố”.

Cuối năm 2015, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Việt Nam khi ấy, cũng nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhất là việc “giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”, nhưng lần này, sau khi ông Trump đề cập tới cuộc tranh chấp lãnh hải, Bắc Kinh mới phản ứng mạnh.

Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/9 nói rằng “một số quốc gia đã sử dụng cái cớ tự do hàng hải để mang máy bay và đội tàu tới gần Biển Nam Trung Hoa”. Washington từng thực hiện các cuộc tuần tra như vậy dưới thời kỳ nắm quyền của ông Trump và của cả người tiền nhiệm Barack Obama.

Ông Khảng nói thêm rằng “thực sự thì chính đây là thái độ đe dọa tới chủ quyền của các quốc gia ở Biển Nam Trung Hoa”, và rằng tình hình ở vùng này “đã nguội bớt” nhờ các nỗ lực của Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng kêu gọi các nước liên quan thể hiện sự “tôn trọng”.

VOA ghi nhận phản ứng từ VN:

“Dù Hà Nội chưa có phản ứng về tuyên bố Biển Đông của tổng thống Mỹ, báo chí nhà nước đã đưa tin về điều gọi là “dấu ấn của Donald Trump trong lần đầu xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”....”

Hòa hay chiến? Biển Đông về đâu? Sóng chập chùng trôi ngàn năm...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.