Hôm nay,  

Biển Đông Họp Ở Cam Bốt

30/03/201700:00:00(Xem: 4104)

Vậy là bắt đầu họp về Biển Đông... Có thể hy vọng gì chăng?

Báo The Phnom Penh Post hôm 30/3/2017 kể rằng các đại diện Trung Quốc và ASEAN đang họp ở Siem Reap, thành phố du lịch Cam Bốt, để thảo luận về quy định ứng xử trong vùng Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Cam Bốt là Chum Sounry nói rằng Cam Bốt đang tổ chức họp cấp tổng giám đốc hôm Thứ Tư và Thứ Năm.

TQ đã công khai bác bỏ rằng chớ dùng một quyết định của tòa quốc tế làm căn bản thảo luận.

TQ nói rõ, đây là chuyện phải bàn thảo giữa TQ và các nước láng giềng, để tìm ra quy tắc ứng xử.

Truyền thống Cam Bốt trước giờ vốn ủng hộ TQ, nhưng bây giờ trong vị trí chủ nhà, sẽ có thêm thế lực quốc gia chủ trì hội nghị thảo luận Biển Đông, củng cố vị trí ngoaị giao quan trọng của Cam Bốt.

Chưa rõ kết thúc hội nghị sẽ có lợi gì cho Việt Nam và Philippines chăng...

Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận tình hình Trung Quốc sẽ tự đóng hàng không mẫu hạm.

Bản tin RFA nói rằng khi trích dẫn những nguồn tin khác nhau, tờ South China Morning Post đưa tin nói Trung Quốc đang đóng khu trục hạm chở trực thăng, đồng thời lên kế hoạch tự đóng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Bản tin đăng tải trên số báo mới nhất cho hay những hoạt động này được Trung Quốc thực hiện với mục đích tăng cường sức mạnh và khả năng chiến đấu của hải quân.

Tờ South China Morning Post cho biết chiếc khu trục hạm chở trực thăng đầu tiên sẽ được hạ thủy vào năm 2019, và đi vào hoạt động một năm sau đó.

Tờ báo cũng nói vào ngày 23 tháng Tư tới đây, nhân dịp kỷ niệm 68 năm thành lập quân chủng hải quân, Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ loan báo kế hoạch đóng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

Bản tin cũng cho biết song song với nỗ lực hiện đại hóa quân sự, hải quân Trung Quốc còn gia tăng hoạt động tuần tra ở Biển Đông và tại vùng biển nằm sát Đài Loan.

RFA cũng nhắc rằng vài tuần trước đây bản báo cáo quốc phòng do chính phủ Đài Bắc soạn thảo cũng nói tới vấn đề này, cho hay mức đe dọa đến từ Trung Quốc ngày càng cao, đặc biệt sau khi nữ Tổng thống Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức.

Mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang ở trong giai đoạn đầy khó khăn, vì Trung Quốc cho rằng bà Thái Anh Văn chủ trương tuyên bố độc lập, tách rời khỏi Hoa Lục.

Trong quá khứ, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng cảnh báo Đài Loan, kể cả đe dọa sẽ sử dụng võ lực để thống nhất đất nước.

Một diễn biến quan trọng khác cũng được tờ South China Morning Post nói tới là việc Trung Quốc sẽ cắt giảm số binh sĩ bộ binh, nhưng tuyển thêm binh sĩ cho hải quân và thủy quân lục chiến.

Bài báo viết rằng hiện giờ, số binh sĩ thủy quân lục chiến của Trung Quốc là 20,000 người, trong tương lai sẽ tăng lên thành 100,000 người; số binh sĩ hải quân cũng sẽ tăng khoảng 15%, lên thành 235,000 người.

Tờ báo trích dẫn lời một cựu chính ủy hải quân Trung Quốc nói rằng là một nước nằm sát bờ biển, hải quân giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền lợi của quốc gia.


Viên cựu chính ủy hải quân Trung Quốc cũng nói rõ là ngoài trách nhiệm phải sẵn sàng để đối phó với cuộc chiến có thể xảy ra với Đài Loan, hải quân Trung Quốc còn phải chu toàn trách nhiệm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời trong tương lai hải quân Trung Quốc sẽ có mặt để bảo vệ quyền lợi quốc gia ở bán đảo Triều Tiên và tại Nam Á.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng các quốc gia đang tranh chấp trong Biển Đông đang biến những hòn đảo tí hon, các bãi cạn trước đây vô cùng nhỏ bé, thành các địa điểm du lịch như một cách để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình, tuy nhiên xu hướng này theo dự kiến sẽ bị chững lại trong dài hạn vì thiếu hiệu quả kinh tế.

Vào đầu tháng 3, một tàu du lịch Trung Quốc đã đưa 300 người đến quần đảo Hoàng Sa, làm Việt Nam giận dữ phản đối. Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu du lịch ra quần đảo này vào năm 2013, và tháng 12 năm ngoái, một hãng hàng không Trung Quốc mở các chuyến bay dân sự thuê trọn chuyến từ thành phố Hải Khẩu của Trung Quốc đến đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất tại quần đảo Hoàng Sa.

Nhiều người đã bắt đầu đến tham quan các đảo đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông.

Ông Frederick Burke thuộc công ty luật quốc tế Baker & McKenzie tại thành phố Sài Gòn, nói du khách Việt Nam tới thăm các địa điểm du lịch trên quần đảo Trường Sa với mục đích khẳng định lập trường và bênh vực tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.

Bản tin cũng ghi rằng Việt Nam chính thức mời khách du lịch đến quần đảo Trường Sa vào năm 2015. Ông Burke nói hình như chỉ có giới bày tỏ lòng yêu nước mới thật quan tâm và có động cơ thực hiện các chuyến du lịch như thế.

Malaysia đã cho khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm Pulau Layang Layang trong quần đảo Trường Sa từ năm 1989. Nơi này được gọi là rặng Swallow Reef (Đá Hoa Lau) và được lực lượng hải quân Malaysia sử dụng làm một khu nghỉ mát có 53 phòng cho du khách thích bơi lặn. Du khách có thể đáp các chuyến bay thuê bao từ Borneo, Malaysia cách đó 300 km.

Vào năm 2015, một tướng lãnh Philippines nói với báo chí rằng nước ông sẽ phát triển đảo Pagasa, một trong 9 đảo của Philippines ở quần đảo Trường Sa, thành một đảo du lịch và cho phà chạy từ một hòn đảo lớn hơn, không có tranh chấp, ra đến đảo này.

Trung Quốc năm ngoái cho biết các tàu du lịch của nước này cũng sẽ đưa khách du lịch tới các hòn đảo do họ kiểm soát tại quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó, RFI cho biết chính quyền Manila, hôm 29/03/2017 xác nhận: Trung Quốc và Philippines sẽ mở đàm phán trực tiếp về tranh chấp trên Biển Đông vào tháng Năm tới đây.

Theo bộ Ngoại Giao Philippines, trong tuần này, Trung Quốc đã đề nghị mở cuộc họp của một «cơ chế tham vấn song phương» với Philippines nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp hàng hải. Đối với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose, «đây là một đề xuất mới, một cơ chế tham vấn song phương đặc biệt về Biển Đông».

Biển Đông chập chùng... đầy nỗi lo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.