Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Bé Xuân, Thiên Thần Bé Nhỏ

11/02/201700:00:00(Xem: 2190)
TT Thành, WA

Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ… là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức …. của bạn, hay chia xẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài… Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia xẻ của bạn.

Tuần này là bài viết của chú Thành Trương. Cám ơn chú đã chia xẻ nhiều bài viết hay đến với độc giả của trang Gia Đình Việt Báo.

BÉ XUÂN, THIÊN THẦN BÉ NHỎ

TT Thành, WA

Tôi tin rằng tôi đã gặp được thiên thần bé nhỏ ở cõi đời này.

Sau khi ra được khỏi trại cải tạo vào cuối năm tám sáu, tôi sống cuộc đời lang thang không có chỗ ở cố định. Hồi còn ở trong trại tôi được biết là ba má tôi không còn ở Phú nhuận nữa. Căn nhà mà chúng tôi ở trước bảy lăm bị lấy và giờ bán lại cho người khác. Ba má tôi phải dọn về ở trên mảnh vườn mà ba tôi mua trước kia để dưỡng già trên vùng An Phú Đông. Vì đã quyết chí là khi về tôi sẽ vượt biển chớ không sống dưới một chế độ gian xảo nên tôi không về khai báo nơi điạ phương nơi ba má tôi đang ở mà sống lang thang hết nơi này tới nhà nọ để tìm dịp ra đi. Thời gian đó cũng may cho tôi là sự kiểm soát nhân sự ở Saì gòn có phần lỏng lẻo. Công an khu vực được bà con miền Nam “cải hóa” nên chỉ lo an thân hưởng thụ sự đãi ngộ của dân trong này. Nhờ vậy mà tôi được an ổn ở nhờ nhà người quen trong xóm hay những nơi khác để tìm đường vượt biển.

Nhà đầu tiên cho tôi ở nhờ là nhà hàng xóm của gìa đình dì Mười. Dì Mười goá chồng ở với bốn con, một trai ba gái, với hai người em gái và bà mẹ chồng mà tôi thường gọi là Bà Cố. Trước năm 75, tôi thường hay qua nhà Dì Mười chơi với mấy đứa em. Đứa trai lớn nhứt tên là Nhựt sau đó là Liên, Thu và Bích. Tôi thường hay chở ba đứa gái đi chơi hết nơi này đến nơi nọ trên chiếc xe Honda kiểu đàn ông của mình. Vì là con một nên tôi coi mấy đứa như em của mình và chúng cũng mến tôi như người anh ruột. Dì Mười cũng rất vui vì có người chơi đùa và chở mấy em đi chơi. Sau năm 75 tôi bị đi cải tạo hơn sáu năm. Khi về xóm cũ thì vật đổi sao dời nhưng đa số người xưa vẫn còn đó trong đó có gia đình Dì Mười. Vì mối cảm tình ngày xưa dì cho tôi tá túc trong nhà vô điều kiện vì thương cho thân phận kẻ bị sa cơ thất thế. Mấy em bây giờ đã lớn cả và có đứa có việc làm. Tôi ngủ ở từng trên với Nhựt. Hằng ngày đi dọ dẫm đầu mối để tìm đường ra đi. Gia đình Dì Mười đều biết như vậy nhưng vẫn chứa chấp tôi mà không ngại bị phiền phức bởi công an địa phương. Sau chuyến đi thất bại tôi không thể tiếp tục ở nữa và tìm nơi khác để dung thân.

Phát là bạn nối khố của tôi, con cả của chú Hai, bạn thân của ba tôi. Nhà Phát ở ngã Tư Phú Nhuận ở mé bên trong cách xa mặt đường. Phát là sĩ quan Hải quân có vợ và ba con nhỏ. Phát cải tạo về trước tôi và kiếm ăn bằng việc mua bán thuốc tây ở chợ Tân Định. Phát sống ở căn nhà nhỏ xây ở phía sau nhà sau khi bị đi cải tạo về, còn chú thím Hai và hai con sống ở khu nhà phía trước. Thím Hai đi buôn chuyến theo xe lửa nên tôi thường cùng với Tài, con trai thứ của thím, phụ tải hàng lên ga Bình Triệu thật sớm vào buổi sáng. Sống được một thời gian tôi lại lên đường vượt biển tiếp. Chẳng may chuyến đi lại bị thất bại, tôi lại phải trở về nhưng không thể nào ở tiếp trong nhà chú thím Hai nữa được.

Đối diện với nhà chú thím là căn nhà của Dì Bảy. Trước năm 75, chị Hải, hiện giờ định cư ở Cali với đứa con lai, con gái của dì và gia đình rất mến tôi. Nay không còn chỗ nào dung thân nên tôi tìm nơi tá túc ở nhà Dì Bảy. Năm đó Dì Baỷ phải hơn sáu mươi. Trong cảnh đổi đời bát nháo, nhà chỉ còn Dì là người lớn và phải nuôi một đàn cháu bốn đứa. Căn nhà dì nằm trong góc của một khu đất, phía sau có cây lá um tùm rất tiện cho tôi ẩn trú. Dì Bảy đã ra ơn đùm bọc tôi với tình thương bằng “bát cơm Phiếu Mẫu”. Mỗi sáng sớm dì ra Chợ Nhỏ mua đi bán lại rau cải, trái cây để mua gạo và thức ăn về cho mấy cháu bé. Bé Xuân, lúc đó sáu bảy tuổi gì đó thức dậy theo dì để đem gạo và thức ăn về nấu cho mấy em ăn trưa vì thường xế trưa dì mới về tới nhà.

Bé xuân, đầu hớt tóc bom bê, mắt to tròn, mũi xẹp, không có gì là đẹp gái. Không biết cha cháu là ai. Còn mẹ cháu thì chết vì bạo bịnh nên cháu được bà là dì Bảy cưu mang nuôi nấng. Bé thường mặc áo bà ba bạc màu, và quần vải màu đen nhăn nhúm. Bé thường đi chưn không lẻo đẻo theo bà ra chợ mỗi sáng sớm. Chừng mười giờ sáng thì bé về mang theo bịt gạo, bó rau, khúc cá hay miếng thịt gì đó để nấu bửa trưa cho hai em mình. Sau khi vo gạo xong, bé lựa rau, cắt thịt hay rữa cá rồi bắt đầu thổi lửa nấu cơm. Nhìn bé khom cúi mình thổi lửa phù phù cho than hừng lên để bắt nồi cơm tôi thấy thương bé quá! Ở cái tuổi mà thân mình lo chưa xong bé phải đóng vai người lớn lo cơm lo nước cho mấy em mình. Cái cảnh này tôi nghỉ chỉ có ở nơi thôn quê xa xăm của thời xa xưa, khi cha mẹ sáng sớm đã ra đồng. Cái cảnh mà tôi thường đọc trong các truyện cổ tích về đứa bé mồ côi cùng cực. Không ngờ nó đang diển ra trước mắt tôi sau khi miền Nam bị giải phóng.

Vì không có đứa nào được đi học nên bé Xuân phải trông chừng em chờ cơm chín trong khi chờ bà về. Một đứa bé ở lứa tuổi chỉ biết ăn ngủ, chơi đùa lại phải đóng vai ngươì chị cả hay nó đứng hơn là vai một bà mẹ từ ngày này qua ngày nọ. Ôi thật là cay đắng, xót xa cho bé qúa!

Khi cơm chín, bé gọi mấy đứa em đang chơi đùa đi rữa tay rồi ngồi xuống sàn gạch để ăn cơm. Bé bới cho mỗi đứa một tô có luôn thức ăn trong đó xong rồi mới tới tô của mình. Khi ăn, bé vừa la rầy mấy em khi chúng vừa ăn vừa nghịch hay cải nhau; lúc nào cũng bằng câu:

- Mấy đứa bây không chịu ăn bà về tao mét cho coi!

Ăn xong bé phải lo quét dọn rồi rữa chén trước khi bà về tơí. Có nhiều khi dì Bảy về nhà mệt mỏi lại thấy chén đủa chưa rữa còn nằm trong thau hay sàn nhà chưa được quét sạch hột cơm vươn vải liền bực dọc hét la:

- Con Xuân ở nhà lo chơi không chịu quét dọn gì hết hả?!

Lúc đó trông bé thật là vô cùng tội nghiêp vì bị bà la có khi lại bị cả đòn roi.

Điều làm cho tôi cảm động nhứt là bất cứ khi nào tôi có mặt ở bửa cơm đều được bé Xuân lễ phép mời hỏi:

- Bác Thành ăn cơm chưa? Mời bác Thành ăn cơm đi mấy đứa!

Tôi nghe mà đứt cả ruột. Tôi bổng thấy mình vô tích sự quá khi không làm gì để giúp được dì Bảy và mấy em. Tôi chỉ còn biết tự hứa là một ngày nào đó khi mình đi thoát được mình phải làm một điều gì để đền đáp lại những tấm lòng cao rộng như trời biển này.

Tôi thường đọc và thấy hình ảnh những thiên thần dịu hiền và đẹp đẽ ở trên cao ngoài trần thế. Giờ đây trong cảnh ngộ bi đát này tôi mới thấy được một thiên thần bằng xương bằng thịt. Hình hài không đẹp như tranh vẽ, tuổi chưa trưởng thành nhưng thiên thần bé nhỏ của tôi đã làm được những việc khó có ai làm được ở trên trần đời. Thì ra những bài học dạy cho tôi ở đời này không phải chỉ ở các thầy cô nơi trường học hay từ những bậc cao tuổi mà còn ở cả những em bé chỉ bằng tuổi cháu của mình.

Bé Xuân ơi bây giờ cháu ở đâu và cuộc sống ra sao? Bác hy vọng rằng cháu có được một cuộc sống tương đối để đền bù lại những năm tháng cháu đã qúa khổ cực, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tình thương. Mỗi lần bác nhìn những đứa bé bên này, ở tuổi cháu khi xưa được ăn ngon mặt đẹp, được cha mẹ chăm lo, đuợc chánh phủ lưu tâm ở nhiều mặt cho đến tuổi lớn khôn thì bác lại nhớ đến bé mà lòng thấy xót xa và thương cảm bé vô cùng. Mong rằng trong cuộc đời của cháu sẽ có lúc gặp được dịp may để thoát khỏi được chốn đoạ đày để đươc sống và thở ở một nước Tự Do nào đó để bé còn có dịp ngẩng mặt lên nhìn đời vì bé vô cùng xứng đáng được như vậy. Cầu xin Ơn Trên./.

TT Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.