Hôm nay,  

Biển Đông: Quá Trễ?

02/02/201700:00:00(Xem: 10431)

Có phải đã quá trễ để cứu Biển Đông? Có phải các chính phủ trong vùng đông Nam Á đang rủ nhau sang triều cống Bắc Kinh? Có phải Tổng Thống Trump không chỉ đang dựng tường biên giới Mỹ-Mexico, mà cũng đang dựng bức tường đại dương ngăn cách Hoa Kỳ với các quốc gia đang lo sợ Trung Quốc thôn tính?

Hãy hình dung rằng, trong khi Trump dẹp bỏ thương ước xuyên Thái Bình Dương TPP, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) trong dịp Tết vừa qua đón du khách từ TQ tới, đông hơn 70%.

Đồng tiền yuan không mạnh bằng đồng đôla Mỹ. hiển nhiên. Nhưng khi vắng bớt đồng Mỹ Kim, lại tràn ngập thêm đồng Yuan...

Và chúng ta biết tham nhũng ở VN nhiều tới cỡ nào: hãy hình dung tiền phương Bắc tung ra mua chuộc các ủy viên chính trị CSVN... Đó là chưa kể tới những mưu mô của những quỷ kế Điêu Thuyền với Tây Thi, khi rượu Mao Đài mời “anh giai răng đen mã tấu Ba Đình” với bóng sắc lẳng lơ... thế nào lại chẳng xảy ra những màn bán nước, buôn dân.

Trước tiên, có bán đảo chưa? Hay là chưa, có trễ chăng?

Có vẻ trễ rồi. Chuyên gia Úc châu nói là trễ rồi.

Trong khi Bắc Kinh nói sẽ đưa tàu hàng không mẫu hạm thứ nhì vào trấn Biển Đông.

Và Tổng Thống Philippines chính thức mời Hải quân TQ vào Biển Đông để trị an...

Ngài Angus Houston, cựu Tư Lệnh Quân Lực Úc Châu, nói rằng ông nhìn hình vệ tinh, nhìn các cơ sở quân sự TQ xây kiên cố ở các đảo Biển Đông... và biết rằng quân lực TQ sẽ đóng quân thường trú ở Biển Đông, “quá trễ để cản TQ ở Biển Đông.”

Có thể hy vọng vào Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chăng? Có thể.

Rex Tillerson được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, bỏ phiếu với tỷ lệ 56-43 để sẽ nắm chức vụ quyền lực nhất ngành ngoại giao Hoa Kỳ.

Rex Tillerson từng tuyên bố rằng TQ cần phải ngưng xây các đảỏ nhân tạo ở Biển Đông... Đó là lời ông nói khi điều trần ở Thượng Viện.

Cũng nên nhớ là, sau khi Tillerson nói cứng rắn về Biển đông, Đại sứ TQ tại Hoa kỳ là Cui Tiankai, thúc giục “một số người” (ám chỉ Tillerson) hãy cẩn thận và hãy hành động có trách nhiệm hơn khi nói về tranh chấp vùng biển của nước khác...

Trump có thể cứng rắn hơn chăng?

Nhưng cứng rắn sao được, trong khi Philippines mở cửa đón Hải quân TQ vào trấn giữ giùm Biển Đông...

Bản tin RFI kể chuyện Philippines nhờ Trung Quốc chống hải tặc...

Tổng thống Philippines Duterte tối hôm 31/01/2017, cho biết là đã nhờ Trung Quốc tham gia tuần tra trên biển phía nam Philipppines để chống nạn cướp biển mà thủ phạm là các nhóm vũ trang Hồi Giáo.

Phát biểu trước các sĩ quan vừa được thăng chức tướng, ông Duterte hy vọng Trung Quốc sẽ cử tàu đến vùng biển nói trên, như đã từng làm vào năm 2009 ở Vịnh Aden, để bảo vệ tàu Trung Quốc chống lại hải tặc Somalia.

"Tôi đã yêu cầu Trung Quốc là nếu có thể, thì gởi tàu đến tuần tra ở vùng biển quốc tế, không nhất thiết phải vào vùng biển các quốc gia trong khu vực". Tuy nhiên ông Duterte đã nói ngay rằng ông không cần Trung Quốc gởi tàu Hải Quân mà chỉ cần tàu Hải Cảnh mà thôi, như trong trường hợp ở Vịnh Aden.

RFI nhắc rằng Manila thường xuyên tố cáo các lực lượng Hồi Giáo cực đoan là tác giả các vụ tấn công thương thuyền, bắt cóc người ở vùng biển Sulu phía nam Philippines, giáp giới với phía đông Malaysia. Đây là vùng có nhóm Abu Sayyaf hoành hành.


Số vụ tấn công và bắt cóc thủy thủ đã tăng vọt trong năm 2016 và Văn Phòng Hàng Hải Quốc Tế đã khuyên các tàu buôn tránh vùng biển này mà đi vòng qua ngả phía tây Borneo (Indonesia).

Theo nhận định giới quan sát, việc ông Duterte kêu gọi đến Trung Quốc trợ giúp, thay vì đồng minh Mỹ, đã lại càng xác nhận sự thay đổi hẳn hướng ngoại giao của Manila.

Than ôi, cờ TQ phất cao ở vùng biển này hợp pháp... sao lại thế nhỉ?

Trong khi đó, RFA cho biết hàng không mẫu hạm Trung Quốc sẽ neo đậu gần Biển Đông.

Bản tin nói rằng hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc và cũng là chiếc do nước này tự đóng đầu tiên sẽ được neo đậu ở một vị trí gần Biển Đông.

Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn nguồn từ một tài khoản mạng xã hội thuộc Nhân dân Nhật báo ấn phẩm ở nước ngoài cho biết như vừa nêu.

Theo đó chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc dự kiến mang tên Sơn Đông sẽ được neo đậu tại một tỉnh ở miền nam Hoa Lục. Mục đích được nói nhằm giải quyết tình trạng mà Bắc Kinh cho là phức tạp ở Biển Đông, và Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Cũng theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng thì chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc đã định hình sau hai năm chín tháng gấp rút xây dựng.

RFA cũng ghi rằng theo một số nguồn tin báo chí Hoa Lục lại loan tin có thể chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm nay và chính thức được đưa vào biên chế của hải quân Hoa lục vào năm 2019.

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên đường công du châu Á hôm 1/2/2017, để trấn an các quốc gia ở châu lục này, sau khi có nhiều quan ngại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tập trung “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như khẩu hiệu tranh cử của ông, mà bỏ rơi châu Á.

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Mattis trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, và ông cũng là thành viên nội các đầu tiên của ông Trump đi công du ngoài Hoa Kỳ.

Một quan chức trong chính quyền của ông Trump được Reuters dẫn lời nói rằng chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản lần này nhằm mục đích trấn an những ai “quan ngại về chuyện ông Trump sẽ rút lui khỏi vai trò lãnh đạo mang tính truyền thống ở khu vực”.

VOA ghi lời Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định rằng chuyến đi cho thấy Mỹ “vẫn xem trọng”, “không bỏ rơi các đồng minh ở châu Á”, trong khi châu lục này đối mặt với “các thách thức”.

Theo ông Trường, chuyến công du của ông Mattis cũng “làm cho người ta yên tâm” rằng “ở vùng này không phải ai cũng có thể múa gậy vườn hoang được”.

VOA nhận định: Dù Việt Nam không có trong lịch trình của ông Mattis, theo các nhà quan sát, chuyến đi này cũng sẽ khiến Hà Nội an tâm hơn về vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á.

VOA ghi nhận:

“Sau khi ông Trump đắc cử hồi tháng 11 năm ngoái, giới quan sát cho rằng Việt Nam vẫn tiếp tục theo dõi các động thái của Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu chính sách sắp tới của chính quyền Trump đối với Hà Nội.”

Đầy lo lắng vậy... Biển Đông, có trễ chưa?

Ý kiến bạn đọc
06/02/201713:03:50
Khách
Những người con của Tổ quốc Việt nam trên hành tinh Trái đất hãy cứu tổ quốc trước hoạ mất tất cả. Sự tồn vong của người Việt sắp chấm hết rồi sao ôi...những vị anh hùng dân tộc... Trần hưng đạo, Lý thường kiệt, Quang trung. Công lao của tiền nhân bị đổ xuống sông rồi
05/02/201705:08:52
Khách
Thật ra không phải là Mỹ và đồng minh hành động trễ. Họ chỉ muốn TQ bỏ thêm tiền ra xây dựng đảo biển, mua sắm trang bị vũ khí để làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến. Bây giờ TQ muốn có rút lại cũng không thể được, trong khi đó Mỹ và đồng minh cũng ̣đã dàn xong thế trận cho biển Đông, chỉ cần có lý do vào thời ̣điề̉m phù hợp là cuộc đại chiến trên biển sẽ diễn ra.

Nhìn chung, hiện tại thì vẫn trong thời gian build-up, Mỹ chỉ gây đủ sức ép với TQ ở biển Đông để TQ tiếp tục đổ tiền vô canh bạc và cũng cho thế giới biết là Mỹ có quan tâm.

Sân khấu đã dàn dựng xong. Putin cảm ơn Mỹ vì tuy cấm vận kinh tế nhưng giúp Nga bán vũ khí cho TQ, VN...
03/02/201717:38:06
Khách
Theo tôi thì cứ thường tQ xơi hết biển Đông ,nhất là phần của VN trước khi Mỹ hành động !
Chỉ khi nào TQ xơi xong VN khi đó TQ mới đủ mạnh, coi Biển Đông là của mình, xách nhiễu bước đi là lộ trình của Mỹ .... mới là lúc TQ biết tay Trump, nói là làm !
Lúc này Trump còn đang nhiều việc, nhất là với Isis va Trung Đông, chưa cấu kết được với đồng minh nhiều, nên TQ cứ thoải mái xâm lấn và củng cố !
csvn không theo Mỹ tất nhiên Trump coi chỉ là cánh tay phươg Nam của Tập Cận Bình !
Không là bạn thì cứ thường là kẻ thù, VN không có khả năng đứng Trung Lập như Anh Quốc !
02/02/201721:07:37
Khách
Hỏi Obama thì biết ngay
02/02/201717:25:51
Khách
Trễ rồi, học bài học đau thương năm 1975, sang Mỹ 43 năm mà vẫn không khôn hơn
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.