Hôm nay,  

Không Thể Dân Chủ Hóa Với CS

16/09/201600:00:00(Xem: 4810)

Cuộc bầu cử ở Hồng Kông cho thấy không thể chuyển biến hoà bình giá trị và niềm tin dân chủ, không thể dân chủ hoá trong chế độ CS. Ai nghĩ hoà giải, hoà hợp với CS để chuyển hoá dân chủ một cách hoà bình bất bạo động với CS là chuyện không tưởng, là mắc mưu CS mà thôi. Cuộc bầu cử ở Hồng Kông là một đặc khu được chính CS Trung Quốc thừa nhận khi nhận giao từ Anh quốc với qui chế một quốc gia hai chế độ với TC có hiệp ước, có qui chế đàng hoàng, mà số dân cử vận động cho tự do, dân chủ Hồng Kông ngày càng bị CS chống đối, triệt hạ, càng ngày càng ít lại. Còn số dân cử chạy theo TC để được hưởng đặc quyền đặc lợi ngày càng tăng trong Hội đồng Lập pháp - cơ quan Quốc hội của đặc khu.

Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông mới đây là cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ khi chiến dịch biểu tình xa luân chiến nhân dân và sinh viên Hồng Kông đòi tự do ứng cử, tự do bầu cử, chống lại kiểu “đảng cử dân bầu”, ứng cử viên do TC đề cử hay chuẩn nhận. Cuộc đấu tranh ấy có máu, nước mắt, mồ hôi, đánh đập, tù đày mà dân Hồng Kông phải chịu nhưng nhà cầm quyền tay sai của TC ở Hồng Kông vẫn nghe lời quan thầy TC ở Bắc Kinh dập tắt năm 2014.

Nhưng những người trẻ nhứt là sinh viên kiên trì ra ứng cử, cố bám thắt lưng địch” mà đấu tranh. Nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu. Những nhà hoạt động trẻ tuổi của Hồng Kông kêu gọi người dân bỏ phiếu để loại bỏ hoàn toàn sự điều hành của Trung Quốc trong chính quyền của đặc khu. TC cáo buộc những nhà hoạt động độc lập này đã "hành động bất hợp pháp" khi thúc đẩy sự ly khai với Trung Quốc. Hành động cấm đoán trên của Bắc Kinh càng gây thêm sự bất bình đối với kiểu kiểm duyệt chính trị tại đặc khu.

Ước tính có khoảng 3.8 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu. Đây là cuộc bầu cử có số lượng cử tri đi bỏ phiếu cao nhất và quan trọng nhất kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Kết quả sơ bộ với hơn 90% số phiếu bầu được kiểm cho thấy 3 ứng cử viên ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Legco. Trong số đó có Nathan Law 23 tuổi, lãnh đạo phong trào biểu tình "Dù" năm 2014. Law và đảng Demosisto của anh đang kêu gọi mở một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập của Hồng Kông. Anh Law sẽ trở thành nghị sĩ trẻ nhất của Hồng Kông.

Cố gắng thì nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu. Hội đồng Lập pháp có hơn 70 ghế trong đó có 35 ghế do cử tri bầu ra, dựa theo khu vực bầu cử. 30 ghế kia sẽ do các đại diện của các ngành kinh doanh và thương mại như kế toán, tài chính, bảo hiểm, y tế và ngư nghiệp... lựa chọn. Những cử tri không tham gia bầu 30 ghế trên sẽ tham gia bỏ phiếu để lựa chọn 5 ghế còn lại.

Trong kỳ bầu cử này, các chính trị gia ủng hộ dân chủ mất 4 ghế trong Legco, họ sẽ không đạt đủ số 1/3 thành viên trong Hội đồng và sẽ mất đi quyền phủ quyết các dự luật quan trọng mà cơ quan lập pháp Hồng Kông đã đề ra theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.

Như vậy phe thân TC nắm đa số áp đảo. 30 ghế sẽ do các đại diện của các ngành kinh doanh và thương mại lựa chọn, phần chắc là bị ảnh hưởng của Đặc khu Trưởng do TC chỉ định và do tương quan làm ăn của những doanh gia Hồng Kông với TC.

Phe thân dân chủ càng ngày càng giảm, mất 4 ghế trong kỳ bầu cử này. 3 ứng cử viên ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Legco, khó có thể ảnh hưởng trong qui trình lập pháp của Hồng Kông.

Nhưng có thể có tiếng nói trong Quốc Hội dù rất nhỏ và ít. TC biết rõ nên đã ra lịnh đặc khu trưởng đương nhiệm cấm các hoạt động độc lập như "hành động bất hợp pháp", thúc đẩy sự ly khai với Trung Quốc.

Không phải TC chỉ muốn khống chế sinh hoạt dân chủ trong Quốc Hội và các đoàn thể, mà TC còn định nhồi sọ học sinh Hồng Kông nữa. CS Bắc Kinh áp đặt chương trình giáo dục gọi là “yêu nước” đối với các trung tiểu học ở Hồng Kông. Hồi tháng Chín năm 2012 hàng chục ngàn học sinh, phụ huynh học sinh, và dân chúng Hồng Kông đã biểu tình tuần hành để chống đối gần suốt một tuần lễ. Trước đó hồi tháng 07, có tới 90,000 người tham gia, kiên quyết phản đối kế hoạch của nhà cầm quyền CS Bắc Kinh đưa những bài học theo chữ dùng của CS trong kỹ thuật tuyên truyền dụng danh đạt quả, gọi là “tinh thần yêu nước Trung Quốc vào chương trình giáo khoa” cho học sinh Hồng Kông.

Chương trình giáo dục gọi là “yêu nước” của CS Bắc Kinh áp đặt cho học sinh Hồng Kông hoàn toàn có tính tuyên truyền, chớ không phải giáo dục. Trong khi văn minh Nhân Loại, giáo dục tiên tiến không chấp nhận đem tuyên truyền chánh trị đảng phái vào học đường, nhứt là đối với học sinh trung tiểu học. Người ta nhận thấy chương trình bài học “yêu nước” do CS Bắc Kinh áp đặt không trung thực và vô tư. Những sự kiện lịch sử như vụ thảm sát Thiên An Môn, hay là những tin liên quan đến nghệ sĩ Ngãi Vị Vị hoàn toàn không có một chữ nào.

Trong kỳ biểu tình lần đầu, giới chức công quyền tay sai của CS Bắc Kinh ở Hồng Kông, tỏ ra cứng rắn với những người biểu tình. Nhà cầm quyền tay sai của CS Bắc Kinh phản bác mọi cáo buộc của người biểu tình và tuyên bố không hoãn ngày cải tổ chương trình giáo dục đã dự trù. Nên ngày 1 tháng 9 năm 2012, dân chúng và phụ huynh học sinh Hồng Kông lại biểu tình lần thứ hai chống đối chương trình giáo dục “yêu nước” của CS Bắc Kinh áp đặt cho học sinh Hồng Kông. Dưới trời mưa nhiệt đới, mà cả 40,000 học sinh, sinh viên Hồng Kông và phụ huynh biểu tình trước cửa trụ sở chính quyền Hồng Kông. Một số sinh viên tuyên bố tuyệt thực. Tố cáo, lên án ý đồ của CS Bắc Kinh ra sức tẩy não, nhồi sọ, cải tạo học sinh, tại một khu vực chính CS Bắc Kinh thừa nhận là «đặc biệt tự trị» mà TC đã ký với Anh khi trao trả vào năm 1997.

Trước khí thế và lòng kiên quyết của dân chúng Hồng Kông, Bộ Giáo dục của TC từ lục địa phải lên tiếng. Kỳ này phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu tất cả các quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Nhưng phát ngôn viên của Bộ không nói có bỏ môn học này hay không ở Hồng Kông./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.