Hôm nay,  

157 Tổ Chức Dân Việt Tị Nạn Thúc Đẩy Tự Do Dân Chủ Vn

18/12/200400:00:00(Xem: 5212)
Một số người thay mặt cho 157 tổ chức ngừời Việt tị nạn toàn cầu đã ký tên trên một Kiến Nghị Thư để “Kêu gọi Việt Nam và Cộng Đồng Quốc Tế làm một đồ án dẫn đến một nền dân chủ tân tiến,” trong đó sớm thúc đẩy các tự do căn bản như tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do thông tin, tự do ứng và bầu cử. Bản văn được ký tại The Hague viết như sau.
Kiến Nghị Thư cho hội thảo về Luật Pháp Quốc Tế và Nhân Quyền.
Kêu gọi Việt Nam và Cộng Đồng Quốc Tế làm một đồ án dẫn đến một nền dân chủ tân tiến
Den Haag (The Hague), ngày 10 tháng 12 năm 2004
Trong bản báo cáo thường niên của Chính Phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới, Việt Nam đã lần đầu bị nêu tên như là một trong những nước đàn áp tôn giáo nhiều nhất trên thế giới, vì lý do những sự vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo. Do đó, điều quan trọng là cần phải lợi dụng mọi cơ hội để đòi hỏi Việt Nam phải cải tiến gấp rút tình trạng nhân quyền. Nhất là Châu Âu nên đòi Việt Nam thực hiện những điều khoản ghi trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, bắt đầu bằng cách bảo đảm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do phát biểu, cũng như phải chấm dứt những trò kết án người dân bằng những màn kịch xử án. Những bước tiến này phải nằm trong một biểu đồ dẫn dắt Việt Nam tiến dẫn đến một chế độ dân chủ tân tiến, với sự giúp đỡ của cộng đồng dân chủ trên toàn thế giới.
Tự do thông tin, tự do phát biểu và tụ họp rất cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia. Vì thế, chúng tôi muốn kêu gọi mạnh mẽ chính phủ Hòa Lan và Âu Châu hãy tạo áp lực lên những người đang cầm quyền tại Việt Nam, bằng cách đòi hỏi họ, với giọng điệu lễ độ, nhưng mạnh mẽ, rằng họ sẽ có đồ án như thế nào để thực hiện những quyền tự do của người dân, trong một khoảng thời gian nhất định, theo những bước tiến rõ rệt. Trong trường hợp nhà cầm quyền Hà Nội không làm được một chương trình như vậy, thì họ phải hiểu rằng điều đó đã gây trở ngại cho những sự viện trợ và giao thương với Âu Châu. Tuy nhiên, nếu họ mang ra được một chương trình đúng đắn, thì sẽ có nhiều triển vọng hơn về viện trợ và những điều kiện tốt hơn về giao thương.
Vì chúng ta đã thấy những sự vi phạm tự do tôn giáo trong những ngày gần đây tại Việt Nam, và với phản ứng của Quốc Hội Âu Châu trong tháng 11 năm 2004, thì sự phát ngôn bộc trực hơn của các nước Âu Châu là điều chính đáng. Trong quá khứ, chúng ta đã thấy được rằng những áp lực mà cộng đồng Âu Châu áp đặt lên nhà cầm quyền Việt Nam để đòi hỏi phải có tiến triển khả quan hơn về tình trạng nhân quyền đã có một số thành quả, và đã làm tăng trưởng thêm sự chú tâm của thế giới về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi hy vọng rằng Hòa Lan, một trong những nước đã giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất, sẽ giúp đỡ cộng đồng Âu Châu để đóng một vai trò hướng dẫn và giải phóng, để có thể bảo vệ và giúp đỡ cho dân chúng Việt Nam được phồn thịnh.
Để có được viện trợ và được làm thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, nhà cầm quyền Việt Nam phải tiến lên trước ngày nhóm họp của Quốc Hội vào giữa năm 2006 (cùng trùng hợp với kỷ niệm 10 năm hợp tác với Cộng đồng Âu Châu và 5 năm với Hoa Kỳ) - làm sao để cho thấy sẽ thực hiện được:
- hoàn toàn tự do tôn giáo
- tự do phát biểu và hội họp
- một nền tư pháp độc lập
- tự do bầu cử và ứng cử, và điều 4 hiến pháp cần phải được thay đổi để cho phép các đảng phái khác được tham chính;
- tha tất cả các chính trị phạm
- ra những đạo luật ngăn chận việc dùng các thiếu nữ dưới tuổi thành niên cho kỹ nghệ mãi dâm tại Cam Bốt, Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan;
- tự do thông tin và tự do trao đổi với báo chí ngoại quốc và phim ảnh của người Việt hải ngoại;
- chấm dứt những sự bạo hành đối với dân tộc thiểu số có đạo, ví dụ như người Thượng trên cao nguyên.
Thay mặt cho 157 tổ chức người Việt tị nạn trên khắp thế giới, chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy ngưng ngay những sự vi phạm nhân quyền. Một ví dụ của sự vi phạm này là tình trạng của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế (62 tuổi), một người bất đồng chính kiến và cây bút nổi tiếng. Năm 1978 ông đã bị bắt giam tù, và năm 1990 lại bị bắt giam thêm lần nữa. Tổng cộng ông đã trải qua 18 năm trong tù chỉ vì đấu tranh cho nhân quyền. Ngày 17 tháng 3 năm 2003 ông đã bị bắt lần thứ ba tại Thành phố Hồ Chí Minh, rõ ràng chỉ vì ông đã phê bình nhà cầm quyền đã ngăn cấm tự do thông tin, và vì ông đã kêu gọi sự cải tiến chính trị.

Năm 1998 và ngay lúc này, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã được đề nghị được trả tự do với điều kiện ông phải rời bỏ Việt Nam và sống lưu đày ở nơi xa. Một lần trước ông đã từ chối không chịu xa quê hương, và nói rằng: "lưu đày không phải là tự do!" Ông đã chọn lựa con đường chịu đựng đau khổ và bạo hành. Vừa mới đây, ông phải ra tòa, và bị kết án là "lợi dụng quyền dân chủ để làm phương hại đến quyền lợi tổ quốc". Gần như cùng một lúc, anh của BS Quế nhận được dùm cho BS Quế một giải thưởng của Hàn Lâm Viện Khoa Học tại Nữu Ước về những hành động can đảm để đấu tranh cho nhân quyền của ông. Vài tháng trước đây, ông Nguyễn Đan Quế lại bị kết án 30 tháng tù, cộng thêm với 18 năm tù mà ông đã trải qua trước đây, từ năm 1978. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế bị mang tới một vùng tại tỉnh Thanh Hóa, Bắc Việt, 60km phía Nam của Hà Nội.
Giáo Sư Nguyễn Đình Huy chỉ sống được có 21 tháng ngoài nhà tù, từ năm 1975 cho đến nay. Ông là sáng lập viên của Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (1992). Sau 17 năm trong tù, ông đã được phóng thích. Tháng 11 năm 1993 ông lại bị bắt vào tù. Tháng 8 năm 1995 ông bị kết án 15 năm tù (tin từ Hội Ân Xá Quốc Tế) trong một vụ xử án bất công. Bây giờ ông đã 73 tuổi và sức khỏe rất kém.
Còn những tù nhân lương tâm khác như là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang (ngày 12 tháng 11 năm 2004 bị kết án 3 năm tù), Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Ký Giả Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Khắc Toàn. Họ đều có một điểm giống nhau là họ chỉ muốn sinh hoạt quyền dân chủ của họ, dựa trên Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà Việt Nam đã ký tên. Trong một phong trào của Hội Văn Bút Quốc Tế (PEN) mới đây tại Oslo, người ta đã đòi hỏi Việt Nam phải phóng thích tất cả các nhà bất đồng chính kiến.
Ví dụ như Phạm Hồng Sơn, đã bị kết án tù 5 năm và 3 năm quản chế, chỉ vì ông đã dịch sang tiếng Việt bài viết "Dân Chủ Là Gì "" trên trang Web của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội. Nguyễn Vũ Bình, ký giả 10 năm của một tạp chí Cộng Sản, trong năm 2000 đã bắt đầu cổ vũ cho dân chủ đa nguyên và tham gia hội chống tham nhũng. Chẳng bao lâu sau đó thì ông đã bị xem như là một tên gián điệp và bất đồng chính kiến, và bị bắt giam. Ông bị kết án 7 năm tù cộng với 3 năm quản chế, và án này vẫn bị giữ nguyên sau khi đã được xử lại ở tòa trên. Tại hải ngoại, người ta đã chú ý đến ông. Năm 2002, ông nhận được giải thưởng nổi tiếng Hellmann/Hammett dành cho những cây bút là nạn nhân của bạo hành chính trị.
May thay có những áp lực tăng lên từ Hoa Kỳ và Âu Châu đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền hơn. Cho phép hai lãnh đạo Phật Giáo nổi tiếng là đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ được tự do hơn chút đỉnh, điều này cho thấy những áp lực đã có kết quả chút ít. Tuy nhiên, họ vẫn bị "quản chế tại Chùa", cũng giống như Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ (2 năm).
Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các nước dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ hãy khuyến khích và làm áp lực lên nhà cầm quyền đương thời tại Việt Nam để họ phải cải tổ cách nào để thực sự có tự do và dân chủ tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy cho phép những sự thay đổi trong hòa bình đó được thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng qua những cuộc đối thoại và các phương tiện truyền thông, những đại diện của nhà cầm quyền Hà Nội sẽ ý thức được sự cần thiết của việc cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Hơn nữa, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt lên sự tự do phát triển, và sự phồn vinh của đất nước.
Thay mặt cho SOV và những tổ chức cộng tác trên khắp thế giới
(Dịch thuật ra tiếng Việt: Gs. Đỗ Thị Thuấn)
(Ghi chú: Bản tin này không đưa ra Danh Sách các Tổ Chức đã ủng hộ và đồng ý.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.